Những bản bằng tiếng Việt

Một phần của tài liệu thơ tú xương trong tiến trình hiện đại hóa văn học việt nam (Trang 51 - 59)

CHƯƠNG 1. NHŨNG VẤN ĐỀ CƠ SỞ CỦA LUẬN ÁN

1.2. Vấn đề văn bản thơ Tú Xương

1.2.1. Tình hình văn bản tác phẩm của Tú Xương

1.2.1.2. Những bản bằng tiếng Việt

Trong quá trình gần một thế kỉ nghiên cứu về văn bản thơ Tú Xương đã có khoảng 40 ấn phẩm về thơ Tú Xương. Phần lớn các ấn phẩm đều không nêu nguồn gốc, xuất xứ những tài liệu mà tác giả công trình dùng làm căn cứ để tuyển lựa. Chỉ có một vài ấn phẩm có ghi rõ nguồn góc các tài liệu đƣợc sử dụng. Loại bỏ những ấn phẩm xét thấy đơn thuần chỉ là sao lục lại từ một văn bản khác, chúng tôi nêu ra đây những ấn phẩm xét thấy có cơ sở khoa học và giá trị về mặt cứ liệu cho công việc nghiên cứu về văn bản thơ Tú Xương.

* Thời kì trước 1954:

1. Theo Nguyễn Văn Huyền [98, tr. 48] thơ Tú Xương được lưu hành bằng ấn phẩm đầu tiên là trên Nam phong tạp chí (1918) [37, tr. 48]. Thực ra, trước đó, thơ Tú Xương đã đƣợc giới thiệu trong Cổ xúy nguyên âm do Nguyễn Đông Châu sao lục, sách ấn hành vào năm 1916 [7].

Cổ xúy nguyên âm (VI) của Nguyễn Đông Châu gồm 2 tập do Đông Kinh ấn quán xuất bản năm 1916 tại Hà Nội. Đây là ấn phẩm sớm nhất đƣợc tìm thấy cho đến nay giới thiệu về thơ Tú Xương. Sách giới thiệu 39 bài thơ luật Đường. Trong đó chỉ có 4 bài "Làm ruộng" có ghi rõ là của Tú Xương. Các bài còn lại chỉ thấy ghi là "Thơ của các nhà danh sĩ".

Nhƣng sau đó tất cả các bài này đều xuất hiện trong các ấn phẩm khác và đều đƣợc xem là của Tú Xương. Đến nay có 22 bài được xem là của Tú Xương.

2. Cảo thơm toàn tập (V2) của Đoàn Nhƣ Khuê xuất bản tại Hà Nội năm 1917, có 29 bài gồm: 26 bài luật Đường, 2 bài phú và 1 bài lục bát gián thất.

Theo Trần Nghĩa [xem thêm 133, tr. 81 - 95] và Nguyễn Văn Huyền [xem thêm 98, tr.

47 - 56], các bài "Cô Tây đi tu" của Phạm Ứng Thuần, "Chiều hôm" của Từ Diễn Đồng, "Lạc đường" của Đinh Chương Dương. Do vậy hiện còn 23 bài được xem là của Tú Xương.

3. Nam phong tạp chí (V3) từ số 7/1918, 8/1918, 19/1919, 30/ 1919, 31/1920, 32/1920, 33/1920, 34/1920, 35/1920, 41/1920, 42/1920, 43/1921, 103/ 1926, 108/1926 lần lượt giới thiệu 105 bài thơ, phú, văn tế của Tú Xương một số bài không đề tên người sao lục, một số có ghi rô là do Vũ Xuân Trác và Đào Thiện Ngôn sao lục.

Trong đó, theo Trần Nghĩa [xem 133, tr. 81 - 95] và Nguyễn Văn Huyền [xem 98, tr.

47 - 56], nhiều bài nhầm lẫn của các tác giả khác như: "Đi lạc đường" của Đinh Chương Dương, 3 bài "Than nghèo" của Nguyễn Công Trứ, "Tiến sĩ trung thu" của Từ Diễn Đồng. Cũng có nhiều bài đã giới thiệu ở các số báo trước lại giới thiệu ở số báo sau. So với nhiều ấn phẩm trong thời kì đầu, mức độ nhầm lẫn của Nam phong tạp chí là rất ít.

Đến nay số bài còn được xem của Tú Xương là 95 bài.

4. Văn đàn bảo giám (V4) do Trần Trung Viên sao lục, Nam Kí thƣ quán xuất bản lần đầu năm 1926, tái bản lần 3 năm 1934, gồm 4 quyển, có sự tham gia chỉnh lí của Tản Đà, Trần Tuấn Khải và Trần Trọng Kim.

Phần thơ Tú Xương quyển 1: 8 bài, quyển II: 10 bài, quyển HI: 156 bài, quyển IV: 3 bài (2 bài: Ngẫu chiếm, Cảnh tết nhà cô đầu đã giới thiệu ở quyển II); tất cả là 175 bài thơ, phú, văn tế, câu đối, ca trù, sắp xếp theo thể loại. Hầu hết những văn

phẩm này đã đƣợc giới thiệu trên Nam phong tạp chí. Tác giả không cho biết nguồn tài liệu để sao lục.

Trong tổng số 175 bài này, con số bài nhẫm lẫn của các tác giả khác là 31 bài. Theo khảo sát của chúng tôi các bài: Kim tiền, Than nghèo 3 bài là của Nguyễn Công Trứ. Theo công bố của ông Trần Nghĩa [xem 133, tr. 81 - 95] và tác giả bản VI 1 và VI4: Chơi ả đào là của Vũ Thanh Đàm; Than nghèo, Trời hôm, Bảo học trò đi thi, Lo xa, Ông nghè giấy là của Tù Diễn Đồng; Tự trào, Xuân hứng, Rượu say, Nhắn sĩ tử của Nguyễn Khuyến; Lạc đường của Đinh Chương Dương; Cô Tây đi tu của Phạm Ưng Thuần; Xuân tình của Nguyễn Tử;

Hỏi trăng hỏi nước, Chinh phụ, Dạ hoài, Đi đò gặp bạn, Muốn tới thăm hoa của Vũ Tích cống; Chúc tết, Đọc sách đêm xuân, Hỏi xuân, Thưởng xuân của Nguyễn Mạnh Bổng; Đêm xuân trời mua (4 bài) của Châu Nguyễn) và bài Cái nợ là của Vũ Đình Khôi.

Lƣợc bỏ những bài đã xác định là nhầm lẫn và những bài các sách đã xếp sang tồn nghi, đến nay còn 124 bài được xem là của Tú Xương.

5. Nam thi hợp tuyển (V5) do Nguyễn Văn Ngọc sao lục, Vĩnh Hƣng Long thƣ quán Hà Nội phát hành năm 1927, giới thiệu 25 tác phẩm: 24 bài thơ Đường luật và 1 bài lục bát gián thất.

Trong số đó theo Trần Nghĩa các bài: Tiến sĩ trung thu của Từ Diễn Đồng, Giữa đường của Đinh Chương Dương và Rượu say của Nguyễn Khuyến, [xem thêm 133, tr. 81 - 95] Đến nay có 15 bài được xem là của Tú Xương.

6. Đào nương ca (V6) do Nguyễn Văn Ngọc sao lục, Vĩnh Hưng Long thư quán Hà Nội xuất bản năm 1931, có 3 bài hát nói. Cả 3 bài nay đều được xem là của Tú Xương.

7. Trong mục Nam âm thi thoại (V7) Phan Khôi đã khéo léo sử dụng hình

thức trao đổi để lần lượt giỏi thiệu tác phẩm của Tú Xương trên các báo Đông Pháp thời báo, Sài Gòn 1928 (2 bài); Thần chung, Sài Gòn 1929 (7 bài); Phụ nữ tân văn, Sài Gòn 1929 (10 bài).

Về sau, mục này được tập hợp lại in thành sách lấy tên là Chương Dân thi thoại, xuất bản ở Huế năm 1936 [20]. Sách đã giới thiệu cả thảy 28 bài. Có 2 bài đến nay đƣợc xác định là của Từ Diễn Đồng và Phạm Ứng Thuần, [xem thêm 133, tr. 81 - 95] Các bài còn lại đều được chấp nhận là của Tú Xương.

8. Vị Xuyên thi văn tập (V8) của Sở Cuồng Lê Dƣ, Nam Kí thƣ quán xuất bản năm 1931.

Ngoài phần tiểu sử tác giả, sách chia làm 2 phần: Vị Xuyên thi tập gồm 169 bài thơ luật Đường (112 bài thất ngôn bát cú và 57 bài ngũ ngôn và thất ngôn tuyệt cú); phần Vị Xuyên văn tập giới thiệu 21 bài: thơ lục bát (7), lục bát gián thất (1), hát nói (9), phú (2), văn tế (2). Tổng cộng 190 bài.

Đến nay, theo Trần Nghĩa [xem 133, tr. 81 - 95] và Nguyễn Văn Huyền [xem 98, tr.

47 - 56], đã xác định đƣợc trong số này có 33 bài là của các tác giả khác: Nguyễn Khuyến (9 bài), Vũ Tích cống (5 bài), Từ Diễn Đồng (4 bài), Châu Nguyễn (4 bài), Nguyễn Mạnh Bổng (4 bài), Nguyễn Công Trứ (2 bài), Đoàn Như Chương, Đinh Chương Dương, Nguyễn Tử, Trần Tích Phiên, Phạm Ứng Thuần cùng 1 bài. Theo khảo sát của chúng tôi, số bài tồn nghi chưa rõ tác giả là 39 bài. Con số còn lại được xem là của Tú Xương có 118 bài.

Đây là ấn phẩm chuyên đề đầu tiên về Tú Xương. Tuy rằng tác giả ấn phẩm vẫn không cho biết xuất xứ của nguồn tƣ liệu đƣợc dùng để sao lục các tác phẩm, cũng nhƣ sự nhầm lẫn là khá lớn nhưng sách vẫn là cơ sở cho nhiều ấn phẩm sau này về Tú Xương.

9. Việt thi (V9) của Trần Trọng Kim, Tân Việt phát hành tại Sài Gòn năm 1949. Sách giới thiệu 53 bài thơ sắp xếp theo loại thể: ngũ ngôn cổ phong 2 bài, thất ngôn luật 20 bài, thủ vĩ ngâm 1 bài, ngũ ngôn tuyệt cú 6 bài; thất ngôn tuyệt cú 24 bài. Trong số này, theo Trần Nghĩa, có một sổ bài nhầm lẫn của các tác giả khác nhƣ: Nguyễn Công Trứ (3 bài), Nguyên Khuyến (2 bài), Vũ Tích Cống (4 bài), Châu Nguyễn (4 bài), Nguyễn Mạnh Bổng ( 3 bài), Từ Diễn Đồng và Đinh Chương Dương mỗi người 1 bài... [xem thêm 133, tr. 81 - 95]

Đến nay còn 26 bài được xem là của Tú Xương.

10. Thân thế và thơ văn Tú Xương (V10) của Vũ Đăng Văn, Nxb Cây thông, Hà Nội, 1951, giới thiệu 194 bài thơ, phú, văn tế, ca trù, câu đối. Không rõ xuất xứ của các tƣ liệu.

Theo Trần Nghĩa [xem 133, tr. 81 - 95] và tác giả các bản V 11 và V 14, có 28 bài của người khác: Nguyễn Khuyến (Than nghèo, Rượu say, Ngày xuân gửi cho bạn), Đinh Chương Dương (Đi lạc đường), Nguyễn Công Trứ (3 bài Than nghèo, Kim tiền), Phạm Ưng Thuần (Cô Tây đi tu), Từ Diễn Đồng (Tròi hôm, Than nghèo, Bảo học trò đi thi, Tiến sĩ giấy), Nguyễn Tử (Nhớ mỹ nhân), Vũ Tích Cống (Hỏi trăng hỏi nước, Dạ hoài, Đi đò gặp bạn, Muốn tới Bồng lai), Nguyễn Mạnh Bổng (Lại chúc tết, Đọc sách đêm xuân, Hỏi xuân, Thuồng xuân), Châu Nguyễn (Đêm xuân trời mƣa 4 bài), Vũ Đình Khôi (Nhó bạn), Vũ Thanh Đàm (Chơi ả đào).

Loại bỏ các bài đã xác định nhầm lẫn và những bài các sách đã xếp sang tồn nghi, đến nay còn 126 bài được xem là của Tú Xương.

Nhìn chung, những ấn phẩm trước 1954 đều không có chú giải nguồn gốc của các tư liệu mà tác giả đã dựa vào đó để sao lục. Những nhầm lẫn trong các ấn phẩm thời kì này khá lớn. Ấn phẩm có độ ổn định cao nhất là Nam phong tạp chí

cũng có tỉ lệ loại bỏ là 9,5%. Tuy vậy những ấn phẩm trong giai đoạn này đều đã là những tƣ liệu quí báu đối với tác giả của những ấn phẩm về thơ Tú Xương sau này. Sau 1954 cho đến nay:

11. Văn thơ Trần Tê Xương (V11) của Hoàng Ngọc Phách - Lê Thước - Đỗ Đức Hiểu, Nxb Bộ Giáo dục, Hà Nội, 1957.

Các tác giả tập sách là người đầu tiên công bó khai thác các bản chữ Nôm: Vị Thành giai cú tập biên và Quốc văn tùng kí cùng với những tư liệu do con cháu nhà thơ lưu giữ.

Sách có 2 phần "phần giới thiệu thân thế sự nghiệp thơ văn của Tú Xương và phần tuyển chọn tác phẩm. Phần giới thiệu tác phẩm có 136 tác phẩm, đƣa vào tồn nghi 55 bài.

Các tác giả tập sách cũng là người đầu tiên tiến hành khảo đính các văn bản.

Trong số 136 bài này, bài Than nghèo (A), trong Cảo Thơm thi tập của Đoàn Nhƣ Khuê có tên là Thương nghèo được xem là Từ Diễn Đồng [xem 21, tr. 26]; trong Việt thi, bài này có tên là Than nghèo, tác giả là Từ Diễn Đường (?). [xem 23, tr. 119] Bài Than nghèo (B) đã thấy xuất hiện trong Thơ văn Nguyễn Khuyến và Nguyễn Khuyến - tác phẩm. Bài Dại khôn, theo Trần Nghĩa do Hà Tiên Lâm Tấn Phác sao lục đăng trên Nam Phong tạp chí số 107 (1926) có chú thích rõ: "Thơ cũ Nam Kì, không rõ là của ai", bài Chúc tết của Nguyễn Mạnh Bổng. [xem 133, tr. 81 - 95] Theo Trần Thanh Mại và Trần Tuấn Lộ, các bài: Cô Tây đi tu là của Phạm Ứng Thuần, Bỡn ông Bát của Trần Tích Phiên, Cậu ấm gửi cho vợ của Đoàn Như Chương, Tiến sĩ giấy của Từ Diễn Đồng.[xem 26, tr. 193 - 206]. Các bài: Thú cô đào, Hối hận, Gửi bạn trong nhà pha, Diễu bạn ở tù ra, Tú Tây Hồ Đồ Xuân Dục, Lo xa, Chiêm bao (I), Thương tiếc ai, Gái ở chùa, Vịnh lên đồng, Phú đắc, Bão lụt, Dặn học trò đi thi... nhiều sách đã loại bỏ và xếp vào tồn nghi.

12. Tú Xương con người vả nhà thơ" (V12) của Trần Thanh Mại và trần Tuấn Lộ, nxb Văn hóa, Hà Nội, 1961.

Các tác giả đã kế thừa của những ấn phẩm có trước, dựa vào bản chữ Nôm ở thư viện, những bản chép cùng ý kiến của cụ Trần Tất Đạt, con trai thứ ba của nhà thơ; cụ Trần Thị Nhâm cháu gọi nhà thơ bằng ông; cùng nhiều tƣ liệu khác mà các tác giả đã tập hợp đƣợc trong một thời gian khá dài kể từ năm 1935. Sách đã giới thiệu 193 bài, 20 bài tồn nghi. Một con số nhiều nhất so với các ấn phẩm khác từ trươcs đến nay.

Tuy nhiên, do tác giả tập sách có sắp xép các văn phẩm theo trình tự thời gian sáng tác, một công việc cực kì khó khăn vì không có văn bản góc nên đã không tránh khỏi những sai sót trong việc tuyển chọn và giới thiệu.

13. Việt Nam ca trù biên khảo (V13) do Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề biên soạn, xuất bản tại Sài Gòn năm 1962. Sách giới thiệu 7 bài hát nói của Tú Xương. Sau mỗi bài đều có chú thích. Những từ Hán Việt đều có kèm Hán tụ.

14. Thơ văn Trần Tế Xương (V14) sách do nhà xuất bản Văn học phát hành tại Hà Nội năm 1970 nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh của nhà thơ. Đầu sách có phần tiểu luận của Xuân Diệu.

Phần giói thiệu thơ Tú Xương do Trần Thanh Mại và Trần Tuấn Lộ thực hiện, có sự tham gia của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Trên cơ sở những văn phẩm đã giới thiệu trong Xương con người và nhà thơ, các tác giả chọn lọc lại còn 151 bài và đưa 22 bài vào tồn nghi, có khảo dị và chú thích từng bài. Mức độ tin cậy do vậy cao hơn so với Tú Xương con người và nhà thơ.

Trong số 151 bài này, bài Nghèo trước đó bản V11 đã xếp sáng tồn nghi. Bài Than nghèo xuất hiện trong các bản V2 và V9 đƣợc xem là của Từ Diễn Đồng. Bài

Thú cô đầu, Đùa bạn vào nhà pha, Mẹ cái lầm, Bảo người bán xực tắc, Mất hai hào, Tú Tây Hồ Đỗ Xuân Dục, cảm hoài, Phương nhơ, Chiêm bao, Cái nợ... nhiều sách sau này đã loại bỏ,hoặc xếp vào tồn nghi.

15. Thơ Trần Tế Xương (V 15) do Ty Văn hóa Nam Hà phát hành nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh của nhà thơ. Sách có 2 phần: phần tiểu luận của Xuân Diệu và phần tuyển thơ có 100 bài thơ, phú, văn tế, câu đối; có khảo dị và chú thích từng bài.

16. Thơ văn Trần Tế Xương (V 16) do Nguyễn Đình Chú và Lê Mai soạn. Ngoài phần khảo luận về Tú Xương, phần tuyển chọn tác phẩm có 130 bài thơ Đường luật, phú, văn tế, hát nói và 9 câu đối; dưới mỗi bài đều có chú thích. Tuy nhiên, giá trị chính của ấn phẩm này chủ yếu là ở phần khảo luận. Phần tuyển chọn hầu nhƣ là sự sao lục lại của bản VI4.

17. Tuyển tập thơ ca trù (V 17) của 2 tác giả Ngô Linh Ngọc và Ngô Văn Phú, nhà xuất bản Văn học phát hành tại Hà Nội năm 1987. Sách có giói thiệu 7 bài hát nói.

18. Tú Xương tác phẩm và giai thoại (V 18) Nguyễn Văn Huyền chủ biên, Đỗ Huy Vinh và Mai Anh Tuấn sưu tầm, khảo dị văn bản, Hội Văn học và nghệ thuật Hà Nam Ninh xuất bản, 1986.

Sách giới thiệu 134 bài thơ, phú, văn tê, câu đối.

Các tác giả không có phát hiện gì thêm về mặt văn bản. Nhƣng với thái độ cẩn trọng, kết hợp với những tƣ liệu điền đã thu thập trong nhiều năm của chính các tác giả, và những phát hiện về văn bản thơ Tú Xương công bó trên các tạp chí, các tác giả Tú Xương tác phẩm và giai thoại đã có đóng góp rất lổn trong việc khảo cứu về văn bản thờ Tú Xương. Dù rằng văn bản này vẫn còn một số nhầm lẫn nhỏ

(chúng tôi sẽ đề cập đến trong phần nhận xét về tình hình văn bản thơ Tú Xương ở sau), nhưng cho đến nay, chưa có ấn phẩm nào vượt hơn Tú Xương tác phẩm và giai thoại về tính khoa học cũng nhƣ độ tin cậy về văn bản.

19. Thơ Tú Xương (V 19) do Lữ Huy Nguyên biên soạn, nhà xuất bản Văn học phát hành tại Hà Nội năm 1998. Phần tuyển chọn có 136 bài thơ, phú, văn tế, câu đói, hát nói. Có chú thích sau mỗi bài. [29, tr. 7 - 127]

20. Tú Xương con người và tác phẩm (V20) do Ngô Văn Phú biên soạn. Sách có 2 phần: phần thời và thơ Tú Xương tuyển chọn 20 bài viết về con người và thơ Tú Xương;

phần tuyển thơ Tú Xương có 117 bài thơ, phú, văn tế, lục bát, hát nói và câu đói.

21. Tú Xương "Khi khóc khi cười khi than thồ" (V21) Trần Lê Văn biên soạn, nxb Lao động, H. 2000. [41. tr. 87 - 218 ]

Một phần của tài liệu thơ tú xương trong tiến trình hiện đại hóa văn học việt nam (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(293 trang)