CHƯƠNG 2. CẢM HỨNG VỀ CON NGƯỜI THỊ DÂN VÀ THẾ GIỚI THỊ THÀNH
2.2. Cảm hướng về thế giới thị thành của Tú Xương
2.2.1. Không gian sinh hoạt: không gian cảnh phố và không gian cảnh trường thi
2.2.1.2. Không gian khoa cử và không gian trường thi
Trong thơ ca nhà Nho thế kỉ XIX cảm hứng khoa cử và trường thi đã trở thành một đề tài, thành một thi đề khá phổ biến. Nguyễn Công Trứ có "Đi thi tự vịnh", "Đường công danh"., "Nợ công danh", "Nợ tang bồng", "Chí nam nhi","Nợ nam nhi"...; Cao Bá Quát có "Đi thi Hội ra đến cổng làng từ biệt các học trò" (Phó Nam cung xuất giao môn biệt chƣ đệ tử); Nguyễn Khuyến có "Thơ khuyên học", "Chế học trò ngủ gật" , "Học trò phụ công thầy" , "Cá chép vƣợt đăng","Giễu mình chƣa đỗ", "Dặn học trò đi thi",
"Học trò than mình" , "Gửi ông Đốc học Ngũ Sơn" , "Gửí Đốc học Hà Nam" , "Tặng Đốc học Hà Nam" , "Mừng ông Nghè mới đỗ" , "Tiến sĩ giấy"; Từ Diễn Đồng có "Bảo học trò đi thi","Chợt nghe phép thi khoa Nhâm Tí" , "Tiến sĩ giấy"... Sau này, trong những năm 1939" -1942, nghĩa là sau kì thi chữ Hán cuối cùng hơn hai mươi năm, chuyện khoa cử và trường thi lại tiếp tục là đề tài là nguồn cảm hứng trong các tác phẩm của các nhà văn nhà Nho theo Tây học (Nguyễn Tuân - Báo oán, Ngô Tất Tố - Lều chõng, Chu Thiên - Nhà Nho, Bút nghiên... )
Không gian khoa cử và trường thi trong thơ Nguyễn Công Trứ là không gian vũ trụ với cái bao la mênh mông của không gian đường công danh "Hội rồng mây cho phỉ chí tang bồng" (Nợ công danh), gắn liền với cái tôi gắng gỏi tu chí "Đi không há lẽ trở về không, Cái nợ cầm thừ phải trả xong" (Đi thi tự vịnh). Không gian trường thi trong thơ Nguyễn Khuyến tuy không có đƣợc cái vẻ hoành tráng nhƣ
không gian trong thở Nguyễn Công Trứ và tuy có thoáng vẻ ngột ngạt "Nghe nói khoa này nghiêm cấm lắm, Đêm hôm phải sợ phép quan cò" (Dặn học trò đi thi), nhƣng không gian ấy chủ yếu cũng vẫn là không gian vũ trụ với "bể thánh", "Cửa Vũ" (Học trò phụ công thầy), của cái tôi tài danh "văn chương lừng vũ trụ" (Giễu mình chưa đỗ) và cái tôi gắng chí:
"Cưỡi gió giương vây lên cửa Vũ, Xông mây rẽ sóng động vừng trăng"
(Cá chép vƣợt đăng)
Do vậy, không gian truồng thi của Nguyễn Khuyến vẫn là không gian lí tưởng trong trong cảm hứng khẳng định theo lí tưởng Nho gia.
Không gian trường thi của Tù* Diễn Đồng cũng có vẻ buồn tẻ ảm đạm "Tấp tểnh chi mà thi với cử" (Bỗng nghe phép thi khoa Nhầm Tí) và cũng "là nhũng hồi quang tê tái về sự thi cử lúc nó sắp tàn cục" [196, tr. 70] như không gian trong thơ Tú Xương. Nhưng không gian ấy không đƣợc cảm thụ bằng cảm hứng trào lộng mà bằng cảm khái thế sự của nhà Nho
"Đỗ đâu hết cả nhà thông kí, Phần của nhà nho có một li" (Bảo học trò đi thi).
Không gian khoa cử và trường thi xuất hiện trong tác phẩm của Nguyễn Tuân và Chu Thiên là không gian của cảm hứng hoài cố nên tuy không có những đường nét và khung cảnh như không gian trường thi vũ trụ của thời trung đại và vẫn mang vẻ ảm đạm như cái hiện thực đang tồn tại với chủ thể trữ tình nhƣng nó đã không tồn tại nhƣ là một khách thể bị phủ nhận.
Không gian khoa cử và trường thi trong "Lều chõng" của Ngô Tất Tố là không gian của cảm hứng phủ định. Thế nhung trong cách xây dựng nhân vật trung tâm của tác phẩm là chàng khoa sinh Vân Hạc cho thấy tình cảm ẩn sâu trong cảm hứng phủ định phản tỉnh của nhà Nho theo Tây học
Ngô Tất Tố vẫn là một nỗi niềm hoài niệm quá khứ canh cánh khôn nguôi.
Chỉ có trong thơ Tú Xương mới có được cái không gian khoa cử và trường thi đa dạng và sinh động, chỉ có trong thơ Tú Xương không gian khoa cử và trường thi mới được thể hiện bằng cảm hứng hoàn toàn phủ định.
Bằng cảm hứng phủ định, không gian khoa cử và trường thi hiện lên trong thơ Tú Xương có tất cả sự thảm hại của hồi nho phong suy tàn. Cũng như không gian cảnh phố phường, không gian cảnh truồng thi và khoa cử trong thơ Tú Xương cũng chỉ đóng khung trong không gian thành Nam, nên nó không có cái bao la và hoành tráng. Là cái chủ quan của thực tại là chuyện học hành thi cử ở thành Nam lúc bấy giờ, không gian ấy chỉ có cái xô bồ, hỗn độn của trường thi bị biến thành chợ thi, chỉ có cái không khí học hành tẻ nhạt, nhếch nhác, ảm đạm nhƣ một buổi chợ chiều:
"Mười người đi học chín người thôi.
Cô hàng bán sách lim dim ngủ, Thầy khoa tư lương nhấp nhổm ngồi."
(Than đạo học)
Không gian chợ chiều ấy còn đƣợc tô đậm thêm qua cái dáng "nằm co" của các "ông Nghè, ông Cống" (ChữNho), qua cái "sĩ khí rụt rè gà phải cáo" (Than đạo học) của các nhà Nho, qua cái bộ dạng của những "thầy đồ cổ", những "thầy khoa tư lương" đang lăm le "Vứt bút lông đi giắt bút chì" (Đổi thi) và qua thái độ học hành của các sĩ tử "mỗi năm ông học một vài câu" mà chỉ chuyên chú học "Lạc nhạn, Xuyên tâm đủ ngón chầu" (Tài ngón chầu);
cùng là qua cách thầy đồ dạy học:
"Thầy ngồi chễm chê;
Trò đứng xung quanh.
Dạy câu Kiều lẩy;
Dạy khúc lí Kinh.
Dạy ngón trống phách;
Dạy khúc Dương tranh.
Dạy những khi xuống ngựa lên xe, đứng ngồi phải phép;
Dạy những lúc cao lâu chiếu hát, ăn nói cho sành."
(Phú thầy đồ dạy học)
mà còn là trong thái độ của "chủ rước thầy học" và qua cách "nuôi một thầy đồ", cũng như tâm trạng ông thầy qua cách đói đãi ấy:
"Cơm hai bữa: cá kho rau muống;
Quà một chiều: khoai lang lúa ngô.
Sao dám khinh mình, thầy đâu thầy vậy;
Không biết trọng đạo, cô lốc cô lô..." (Phú thầy đồ tại gia) Giọng điệu của Tú Xương ở đây có pha chút hài hước bỡn cợt. Nhà thơ giễu cợt vợ một cách hóm hĩnh, nhƣng trong sự giễu cợt ấy phần nào đã phản ánh sự lạnh lùng "duy tiền"
của cách ứng xử thị dân đã len lỏi vào trong quan niệm tôn sƣ trọng đạo, chi phối một cách sâu sắc và phá vỡ hoàn toàn mối quan hệ truyền thống của Nho giáo: quan hệ thầy trò. Mối quan hệ thầy trò sòng phăng và lòng tôn sự trọng đạo trong thơ Tú Xương còn được khắc họa khá rõ nét qua sự toan tính:
"Mẹ muốn cọn hay, rắp một nỗi biển cờ, mũ áo;
Chủ rước thầy học, tính đủ tiền chè rượu, cơm canh."
(Phú thầy đồ dạy học) Không gian khoa cử trong thơ Tú Xương càng tăng thêm không khí chợ chiểu qua tiếng "gào" thật thê thiết - nghe nhƣ tiếng rao ế hàng:
"Các thầy đồ cổ dỗ mau di,
Dẫu không bia đá còn bia miệng" (Đổi thi)
Không gian khoa cử "là không gian chợ chiều, không gian truồng thi cũng có cái không khí của không gian cảnh chợ. Sĩ tử ứng thí không có cái hăm hở "Hội rồng mây cho phỉ chí tang bồng" nhƣ những kẻ sĩ thời Nguyễn Công Trứ mà chỉ có cái bộ dạng "Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ" (Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu). Những kẻ sĩ thời Tú Xương "ba năm một hội" chỉ là để "thi cơm rượu" và "ba năm một hội" cũng chỉ là để "góp nói cười" như thể người ta đi chợ phiên. Thế cho nên với những kẻ sĩ ấy:
"Bảng hổ, bảng mai, nghiêng mắt cả, Chợ Rồng, chợ Bến, dạo xe chơi"
(Đi thi gặp bạn)
Trường thi biến thành cái chợ vì những kẻ "Nghe văn mà gớm cho văn mãi" (Hỏi bạn đỗ tiến sĩ) những kẻ "Thực là vừa đốt lại vừa ngu" (Ông Cử Nhu) nhƣng "Dù dở dù hay ông cũng vào" (Gửi bạn thi đỗ).
Không có cái bao la của không gian vũ trụ nhung không gian truồng thi của Tú Xương vẫn có cái mênh mông do được trải dài theo thời gian. Không gian trải dài theo bước chân "tấp tểnh" "đi thi" của các sĩ tử từ những khoa thi truyền thống lúc Tây mới sang cho đến các khoa thi Đinh Dậu, khoa Canh Tí... có sự "đổi thi". Không gian trường thi còn trải rộng ra từ các kì "thi khảo" đầy những tiếng "bá ngọ", tiếng "đù cha, đù mẹ đứa riêng ai" vì một lẽ "Chẳng hay gian dối vi đâu vậy" (Chế Ông Huyện); sang đến tận các kì "sơ khảo" có quan sơ khảo "Thực là vừa dốt lại vừa ngu" (Ông Cử Nhu). Không gian trường thi trong thơ của Tú Xương vừa cụ thể, vừa sống động trong tiếng "ậm oẹ" của "quan trường miệng thét loa", trong bộ dạng "lôi thôi" của các sĩ tử:
"Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm oẹ quan trường miệng thét loa."
(Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu)
Không gian ấy choáng ngợp trong vẻ uy nghiêm "lọng cắm rợp trời". Nhƣng uy nghiêm phong kiến trong cảnh "lọng cắm rợp trời" chỉ là uy nghiêm giả tạo. Nó lập tức biến mất sau sự xuất hiện của "quan sứ" và "mụ dầm":
Lọng cắm rợp trời quan sứ đến, Váy lê quét đất mụ đầm ra."
(Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu)
Nhà Nho luôn miêu tả cái bao la của không gian vũ trụ trong tƣ thế "ngửa trông"
(Ngửa mặt lờ mờ ngọn núi xa - Nguyễn Khuyến), "cúi trông" (cúi trông hổ đất - Nguyễn Khuyến) và "ngóng trông" (Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió Đông - Nguyễn Đình Chiểu). Các tƣ thế chiêm nghiệm không gian của các nhà Nho đã làm nên một qui phạm về kiểu hình không gian với các hình thức đăng cao, dã vọng... Tú Xương cũng "ngóng trông" nhưng Tú Xương chỉ ngóng một nỗi "Kì đệ tam văn đã viết rồi; Bảng đệ tứ chƣa ra còn ngóng" (Phú hỏng thi).
Tú Xương cũng phóng tầm mắt lên cao nhưng không gian trường thi của Tú Xương đã bị
"lọng cắm rợp trời" che phủ, nên chỉ thấy "Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt" (Giễu người thi đỗ). Tú Xương đã "cúi trông" nhưng cũng chỉ thấy "Váy lê quét đất mụ đầm ra" và chỉ thấy
"Dưới sân ông Cử ngỏng đầu rồng" (Giễu người thi đỗ). Miêu tả không gian qua thế đối lập giữa cái bóng "rợp trời" uy nghi giả tạo của "lọng" và cái "quét đất" tầm thường nhưng dầy sức mạnh của "váy", Tú Xương đã không dừng lại để chiêm nghiệm, để thưởng thức không gian mà suy ngẫm và khẳng định những chuẩn mực đạo lí phong kiến. Miêu tả không gian trường thi không bằng kiểu hình thể hiện của thơ ca trung đại
mà là bằng cảm hứng phủ định uy quyền phong kiến nên Tú Xương đã tạo nên được một nét riêng cho kiểu hình không gian nghệ thuật trong thơ ông với không gian bóng uy quyền thực dân.
Không nhận ra đƣợc nét độc đáo của không gian bóng thực dân qua không gian trường thi nên đã có ý kiến trách Tú Xương thiếu dũng khí do chỉ vẽ được chân dung bọn thực dân một cách mở nhạt. Không tập trung khắc họa không gian bóng và con người của không gian ấy bằng bút pháp khắc họa đường nét quen thuộc như khi khắc họa chân dung con người, khắc họa cái tôi và khắc họa không gian phố phường cũng như không gian khoa cử mà lại chỉ phác họa cái không gian ấy qua các chi tiết cụ thể của con người; đó là một dụng công nghệ thuật của Tú Xương. Phác họa không gian bằng bút pháp ngoại hiện Tú Xương không hề mang tâm lí khiếp nhƣợc. Phác họa không gian bằng bút pháp ngoại hiện phản ánh rõ nét cảm quan hiện thực sắc sảo của nhà thơ. Tạo nên cái bóng "mụ đầm" thực dân đổ dài trong không gian bóng bao trùm lên cả không gian trường thi, bao trùm lên cái uy quyền phong kiến tựa nhƣ sự đổ dài của cái bóng bà vợ "tấm mẳn" lên trên cuộc đời của cái tôi nhà thơ, Tú Xương đã tạo nên được một kiểu hình không gian và một kiểu khắc họa hình tượng con người đầy lạ hóa so với qui phạm về kiểu hình không gian nghệ thuật và kiểu hình tượng con người trong thơ ca trung đại và thậm chí là ngay cả với thơ ca của chính ông.
Thái độ phủ định triệt để trong cảm hứng về không gian khoa cử và trường thi của Tú Xương không nhằm vào "ý định hạ thấp mọi phẩm giá thời đại mình là cái chung cho mọi dân tộc không loại trừ ai" [116, tr. 272] mang tính chất sùng cổ nhƣ" trong cảm thức thực tại của thơ ca nhà Nho. Cảm hứng phủ định thực tại của Tú Xương hoàn toàn nhằm vào cái lỗi thời, lạc hậu. Là một sự đả phá triệt để nên cảm hứng ấy
trong thơ Tú Xương đã được bộc lộ thành một kiểu cảm bứng trào phúng khác lạ so với kiểu cảm hứng thực tại và kiểu trào tiếu trước thực tại của thơ ca nhà Nho.
2.2.2. Cảm hứng về thời gian nghệ thuật
Thời gian là phương tiện nghệ thuật để bộc lộ cảm xúc và thể hiện sự cảm thụ cuộc sống của người nghệ sĩ. Thời gian nghệ thuật trong thơ Tú Xương cũng được sử dụng như là một phương tiện để thể hiện khát vọng khẳng định sự tồn tại của cái tôi trữ tình. Trong cảm hứng về con người và không gian nghệ thuật Tú Xương luôn có nét khác biệt khác lạ so với những cảm hứng của thờ ca nhà Nho. Ngƣợc lại, bên cạnh những nét khác biệt khác lạ, cảm hứng về thời gian trong thơ Tú Xương lại có nhiều nét khá tương đồng.
Trong cảm hứng về thời gian, Tú Xương cũng mượn một điểm thời gian để tự tinh:
ngày tết (Tết dán câu đối, cảnh Tết ở nhà cô đầu, Gần Tết than việc nhà, Cảm Tết, Sắm Tết, Bắt đƣợc đồng tiền, Ngày xuân ngẫu hứng, Năm mới, Năm mới chúc nhau, Ngày xuân bỡn làng thơ, Tết tặng cô đâu, Mông hai Tết viêng cô Kí); ban đêm (Sông lấp, Đêm buồn, Đêm dài, Chọt giấc) nhưng Tú Xương đã không hướng cảm hứng đến sự lược qui qua cảm thức đạo lí với lẽ đạo nghĩa quân thần và trong sự hòa nhập giữa thời gian và con người. Nỗi niềm của cái tôi nhà thơ trong ngày tết và trong đêm không mang tâm sự hoài cổ và hướng đến sự tỏ chí của cái tôi trong nỗi niềm quân thần chưa trọn như cái tôi nhà thơ của Nguyễn Khuyến, Từ Diễn Đồng. Nỗi cô độc và trăn trở trong đêm của Tú Xương đong đầy tâm sụ" của con ngưòi trước cảnh nước mất nhà tan. Đó là tâm trạng u hoài "Đêm nghe tiếng ếch bên tai, Giật mình còn ngỡ tiếng ai gọi đò" (Sông lấp) ƣơng ý thức bất lực của một công dân trước thời cuộc.
"Thiên hạ có khi đang ngủ cả,
Việc gì mà thức một mình ta" (Chợt giấc)
Câu thơ thoạt nghe như là tiếng thở dài của một con người an phận, phó mặc cho cuộc thế xoay vần. Kì thực ẩn chứa trong sâu thẳm giọng điệu u hoài không hề mang nỗi trăn trở với lẽ cương thường đạo lí, với nghĩa quân thần ấy là cả một khối tình của con người trước thời cuộc, ẩn chứa trong sự thao thức ấy là nỗi đau đáu với vận nước trong buổi suy vong.
Tự tình trong ngày tết, tâm tình của nhà thơ không hướng theo các chuẩn mực đạo lí phong kiến để phê phán cái giả trá của thế thái nhân tình. Nhà thơ trào lộng thực tại bằng cách khắc họa thực tại trong cách để cho thực tại tự đối lập, tự bộc lộ cái thái quá và sự bất cập, tự bộc lộ cái dị hình dị dạng mà bật lên thành tiếng cười cay độc trước thế thái nhân tình:
+ "Hàng phố khóc bằng câu đối đỏ, Ông chồng thương đến cái xe tay."
(Mồng hai Tết viếng cô Kí) + "Công đức tu hành sƣ có lọng,
Xu hào rủng rỉnh Mán ngồi xe" (Năm mới) Nhưng cũng có khí tiếng cười chỉ là tiếng cười nhạo bông phèng:
+ "Chí cha chí chát khua giầy dép, Đen thủi đen thui cũng lƣợt là"
(Ngày xuân ngẫu hứng) + "Sắm sửa năm nay khéo thực là,
Một mâm mứt rận khéo bày ra." (Sắm Tết)
Cũng cảm nhận thời gian tuần hoàn "Thời thế thì thôi đành Tết khác" (Cảm Tết)
"Sống lâu lâu để làm chi nhỉ, Lâu để mà xem cuộc chuyển vần"(Tự trào I) và
cảm nhận thời gian ngắn ngủi chóng tàn "Ba mươi mốt tuổi dà bao chốc" (Gần Têt than việc nhà); cũng cảm thấy kinh sợ thời gian chóng tàn "Chắc gì nỗi tự trƣa cho đến tối, Bao nhiêu kiếp phong trần rũ khỏi" (Đĩ rạc đi tu); nhƣng cảm hứng chủ đạo về thời gian trong thơ Tú Xướng vẫn là cảm húng về thời gian sinh hoạt con người tuyến tính.
+ "Mỗi năm ông học một vài câu" (Tài ngón chầu) + "Năm nay ta học năm sau đỗ" (Than thân chƣa đạt) + "Đêm qua anh đến chơi đây...
...Rạng ngày sang trống canh năm" (Đi hát mất ô) + "Từ rầy thây mẹ quan viên hội" (Giễu ông Đội)
Cũng cảm nhận thời gian bất biến tĩnh tại hướng về quá khứ nên Tú Xương đã đối lập giữa cái xƣa và nay mà phủ nhận thực tại "kia - rày" đang đổi thay (Sông lấp) và đối lập giữa cái xƣa "phong vận" với cái nay "xì xào tôm tép" (Vị hoàng hoài cổ). Cũng kinh sợ thời gian ngắn ngủi chóng tàn "Mới ngày nào chị mua muối cùng tôi, Giờ ngoảnh lại hàng vôi nay đã bán" (Cảnh Tết ở nhà cô đầu), nhưng con người lại bất mãn trước sự ngưng đọng "Đêm sao đêm mãi thế ru mà" (Đêm dài) và bất biến "Sáng vác ô đi tối vác về"(Tự ngụ) của thời gian.
cảm nhận đƣợc thời gian chóng tàn, nhƣng không lo sợ cuộc đời ngắn ngủi "Trăm năm tính đốt hẳn còn lâu" (Ngẫu hứng). Đóng khung cảm hứng trong thời hiện lại "Hôm nay rỗi rãi buồn tình nhỉ, Thử xuống Hàng Thao đập ngón chầu" (Ngẫu hứng), "Giỗ tết từ đây nhớ lấy ngày" (Thi hỏng II) nhưng Tú Xương không thương xót và có níu kéo thực tại như Hồ Xuân Hương và cũng không tranh thủ hưởng thụ như Nguyễn Công Trứ và không "vội vàng" sống gấp như các nhà thơ Mới sau này mà chỉ "ngoài vòng cương tỏa thảnh thơi", ung dung tự tại, nhàn dật nhƣ các nhà Nho ẩn dật. Tuy vây, do cảm