CHƯƠNG 2. CẢM HỨNG VỀ CON NGƯỜI THỊ DÂN VÀ THẾ GIỚI THỊ THÀNH
2.1. Cảm hứng về con người thị dân của Tú Xương
2.1.2. Cảm hứng thị dân và sự đa dạng độc đáo của kiểu hình con người thị dân trong thơ Tú Xương
2.1.2.1. Nhà nho thị dân: Kiểu hình tƣợng nhà nho thị dân và kiểu ngôn chí thị dân -
Kiểu hình tượng nhà nho thị dân trong thơ Tú Xương đã thay thế cho kiểu hình tượng nhà nho hành đạo, nhà nho ẩn dật, nhà nho tài tử: những đại trƣợng phu, quân tử quen thuộc trong thơ cổ điển. Kiểu hình tƣợng nhà nho thị dân này đã làm nên sự khác biệt giữa nhà thơ đô thị Tú Xương và nhà thơ nông thôn Nguyễn Khuyến cũng như giữa Tú Xương với các nhà thơ nhà nho trước và cùng thời với ông, cụ thể là đã làm nên sự khác biệt trong kiểu thuật hoài, tỏ lòng, nói chí.
Trong thời trung đại, quan niệm thơ là để nói chí (ngôn chí): thi ngôn chí (thơ nói chí) hay còn gọi là thi dĩ ngôn chí (thơ là để nói chí) đã trở thành một trong những quan niệm về chức năng văn học, là một quan niệm về chức năng của thơ ca của Nho gia. Trong "Văn tâm điêu long", khi giảng giải về thơ (Minh thi), Lưu Hiệp đã viện dẫn lời vua Thuấn: "Thơ là để nói lên cái chí, lời ca là để làm cho lời nói đƣợc lâu dài" (Kinh Thƣ - Thuấn điển), và bài tựa Kinh Thi: " ở lòng thì gọi là chí, nói ra thành lòi thì gọi là thơ", để khẳng định: "Người ta có sẵn bảy tình (hỉ, nộ, ai, lạc, ái, dục, ố), bị sự vật xúc động thì sinh cảm xúc [trước sự vật thì]
nói lên cái chí. Cái đó là tự nhiên." [90, tr. 36]
Xem "Văn chương là gốc to của việc lập thân, là việc lớn của sự sửa trị việc đời.", nên khi bàn về câu: "Chí ƣ đạo, cứ nhƣ đức, y ƣ nhân, du ƣ nghệ" (Dốc chí vào đạo, giữ vững ở đức, nương tựa vào nhân, vui chơi ở nghệ."), trong sách Luận Ngữ, Lê Quí Đôn đã cho rằng:
" Đó là nói ngang nhau theo bình diện, chứ không từng phân biệt gốc ngọn." [80, tr. 94]
Quan niệm thơ là để nói chí (ngôn chí) có ảnh hưởng sâu đậm và chi phối đối với các nhà thơ nhà nho phương Đông thời trung đại, trong đó có nhà nho Việt Nam. Là một quan niệm về chức năng văn học, nhƣng đồng thời thi ngôn chí còn là một đặc điểm thi pháp mang tính qui phạm của văn chương nhà nho thời trung đại, nên thi dĩ ngôn chí vừa là quan niệm về thơ vừa là hình thức thơ -
hình thức ngôn chí, thuật hoài. Hình thức ngôn chí thuật hoài này đã tạo nên một kiểu ngôn chí của thơ ca thời trung đại. [xem thêm 120, tr. 367 - 368], [xem thêm 121, tr. 192 - 217]
Trong khuôn khổ "thi dĩ ngôn chí" mang tính qui phạm của thi ca trung đại và vẫn với hình thức sáng tác của nhà nho, nhưng Tú Xương đã "nói chí" trong cảm thức của một thị dân, một nhà nho thị dân. Bằng cách này Tú Xương đã tạo ra cho thơ ông có một giọng điệu, một kiểu "ngôn chí" khá đặc biệt và khá khác biệt so với kiểu "ngôn chí" trong thơ nhà nho thời trung đại.
Tìm hiểu kiểu "ngôn chí", tìm hiểu sự độc đáo của Tú Xương trong thơ nhà nho không chỉ để hiểu tính chất bất qui phạm của thơ Tú Xương từ góc độ cảm hứng nghệ thuật so với qui phạm của văn chương trung đại mà qua đó có thể thấy được sự khác lạ của thơ Tú Xương như là yếu tố nội sinh trong dòng chảy của văn học Việt Nam từ trung đại sang hiện đại.
Trong cách tự bạch về mình, Tú Xương đã tự giới thiệu về lối sống mang đậm tính thị dân của ông trong cách "Sáng vác ô đi tối vác về" và trong cái biết:
"Biết ngồi Thống Bảo, biết đi cô đầu, Biết thuốc lá, biết chè tàu,
Cao lâu biết vị, thanh lâu biết mùi." (Hỏi ông trời)
Lối sống thị thành đã tạo nên ở Tú Xương một kiểu nhà nho tài tử thị dân, tạo nên những khác biệt trong cảm nhận về cuộc đời so với các nhà nho tài tử phong kiến nhƣ Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Dương Khuê... Cho nên, tuy cùng sống trong một thời đại nhưng cách cảm nhận cuộc sống của Tú Xương hoàn toàn khác so với cách cảm nhận cuộc sống của Nguyễn Khuyến.
Về biểu hiện của chí trong thơ, trong lời Tựa "Bạch Vân am thi tập", Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng: "Có kẻ chí để ở đạo đức, có kẻ chí để ở công danh có kẻ chí để ở sự nhàn dật". Theo Phùng Khắc Khoan trong lời Tựa tập
"Thi ngôn chí" có sáu kiểu biểu hiện của chí: "Thế cho nên chí mà ở đạo đức thì tất là phát ra lời lẽ hồn hậu, chí mà ở sự nghiệp thì tất là nhả ra khí phách hào hùng, chí ở rừng suối gò hoang thì giọng thơ tịch liêu, Chí ở gió mây trăng tuyết thì thích vẻ thanh cao, chí ở nỗi uất ức thì làm ra lời thơ ưu tư, chí ở niềm cảm thương thì làm ra điệu thơ ai oán ". [dẫn theo 169]
Còn với Cao Xuân Dục: "thơ là để nói chí, mà chí cao thấp lại phải xem tính linh của người ấy. Người có thơ thanh cao là do khí phách hào hiệp. Nếu chỉ biết rập khuôn, chắp nhặt những cái sáo cũ thì dù có câu đẹp lời hay, vẻ trăng, tả gió, nhưng ý hướng không kí thác vào, thì rốt cục cũng là bắt chước giọng điệu người khác, chẳng nói lên tính tình thực của mình..."
[71]
Quan niệm về thi ngôn chí, về kiểu biểu hiện của chí trong thơ theo Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Lê Quí Đôn, Cao Xuân Dục... đã cho thấy: Kiểu ngôn chí trong thơ của các nhà nho, dù là nhà nho ẩn dật hay là nhà nho tài tử đều đƣợc qui phạm hóa, chí gắn liền với tâm và tình và xoay quanh các đề tài đạo đức, tu chí, nhàn tản... làm nên tính chất cao nhã, giáo hóa của văn chương nhà nho. Trong qui phạm hóa ấy, tính giáo hóa, cao nhã bộc lộ qua lối nói chí đã xuất hiện thành một hệ thống trong thơ Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến. Với Nguyễn Cồng Trứ, một khối lƣợng lớn sáng tác của ông đã tạo nên một chủ đề nổi bật: chí nam nhi với hình ảnh nhà nho tài tử Nguyễn Công Trứ hăm hở lập chí, ôm ấp hoài bão "trí quân trạch dân":
"Đã từng tắm gội ơn mƣa móc,
Cũng phải Xênh xang hội gió mây" (Tự thuật II)
và ngay cả lúc Nguyễn Công Trứ ung dung tự tại, hưởng lạc, ta lại cảm thấy rất rõ nỗi đau đáu khôn nguôi của ông với "nợ tang bồng":
"Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo,
Thảnh thơi thơ túi rƣợu bầu " (Chí khí anh hùng)
Do vậy mà lúc nào trong lòng nhà thơ cũng luôn canh cánh một nỗi niềm:
"Tự tàm tiên liệt hào vô trạng,
Quái sát Hồng Sơn hữu thị phi" (Thất thập tự thọ) (Những thẹn bất tài không báo bổ,
Non Hồng thôi mặc tiếng trên đời) (Lê Thước dịch)
Không ngôn chí ngang tàng nhƣ Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến có một kiểu ngôn chí thâm trầm, kín đáo của kẻ sĩ bất lực trước thời cuộc, day dứt trong quan niệm xuất xử. Ông mượn lời người gái góa (Li phụ từ), mượn lời vợ người phường chèo (Ưu phụ từ), mƣợn ông phỗng đá (Vịnh phỗng đá)... để mà thuật hoài, và cũng để răn đời với Vịnh tiến sĩ giấy, Vịnh Kiều... Trong "Di chúc", tuy nói: "Đề vào mấy chữ trong bia, Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu" nhƣng Nguyễn Khuyến vẫn day dứt khuôn nguôi trong hoài bão "trí quân trạch dân" bất thành:
"Ơn vua chƣa chút đền công,
Cúi trông hổ đất, ngửa trông thẹn trời"
Thơ ngôn chí nhà nho phong kiến xét về một góc độ nào đó chính là sự bộc lộ cái tôi của chủ thể trữ tình. Nhƣng trong khuôn khổ qui phạm hóa của sự cao nhã, giáo hóa sự bộc lộ cái tôi nhƣ trong thơ Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến vẫn chƣa thoát ra khỏi qui phạm phi ngã hóa.
Vẫn với hình thức sáng tác của văn chương nhà nho, nhưng trong thơ Tú Xương lại hoàn toàn, thiếu vắng bóng dáng của kiểu ngôn chí trong qui phạm cao nhã, giáo hóa và phi ngã của văn chương trung đại. Thơ Tú Xương không thể hiện hoài bão, sự khát khao tu chí, lập thân theo con đường khoa cử. Ông Tú đã tự nhận rằng:
"Bài bạc, kiệu cờ, cao nhất xứ,
Rƣợu chè, trai gái, đủ tam khoanh.
Thế mà vẫn nghĩ rằng ta giỏi, Cứ mãi rong chơi chẳng học hành."
(Tự vịnh)
Những khái niệm: tu, tề, trị, bình, tu thân lập chí quen thuộc của nhà nho phong kiến vẫn thường xuất hiện trong thơ ca của các nhà Nho cách mạng đầu thế kỉ XX như: Phan Bội Châu (Làm trai phải lạ ở trên đời, Há để càn khôn tự chuyển dời. Trong khoảng trăm năm cần có tớ; Sau này muôn thuở há những ai ? - Xuất dương lưu biệt), Phan Chu Trinh (Bạch đầu chí sĩ chân ưu quốc, Hồng tụ giai nhân giải báo cừu (Ngô Đức Kế dịch là: Kìa người đầu bạc còn lo nước, Nọ khách môi son biết giả thù) Huỳnh Thúc Kháng (Đấng trượng phu tuy ngộ nhi an, Tố hoạn nạn hoành hồ hoạn nạn...)... lại hoàn toàn xa lạ với Tú Xương.
Trong khi các nhà Nho luôn tỏ ra hăm hở với chuyện khoa cử ("Đi không há lại trở về không, Cái nợ cầm thƣ quyết trả xong"- Nguyễn Công Trứ, "Cái bút, cái nghiên, là chuyện quí, Câu kinh, câu sử, ấy mùi ngon" - Nguyễn Khuyến), ông Tú lại nói "Năm nay ta học năm sau đỗ" (Than thân chƣa đạt). Tuy nhiều lúc tỏ ra ngông ngạo, chí có vẻ đắm đuôi với tình nhân, nhưng đó là những lúc giãi tình qua văn chơi hát nói, trước sau trong giọng điệu của nhà Nho "đệ nhất phong lưu tài tử " như Nguyễn Công Trứ vẫn không mất hẳn vẻ hăm hở:
"Xôi kinh rồi đánh miếng đỉnh chung, Một mai bẻ quế thềm cung, Trăng đƣa đàn nguyệt, sấm rầm trống lối" (Thú thanh nhàn). Với ông Tú Xương, "Ví dù thi đỗ làm quan lớn, Thì cũng nhỏ to cưới chị hầu" (Ngẫu hứng) Vì trước sau trong cảm nhận của ông Tú "Nào có ra gì cái chữ nho" (Chữ nho) và "Đạo học ngày nay đã chán rồi" (Than đạo học). Nên tuy vẫn học hành lều chõng đi thi nhƣng: "Mỗi năm ông học một vài câu", mà chủ yếu là chỉ học ""Lạc nhạn",
"Xuyên tâm" đủ ngón chầu" (Tài ngón chầu) và học hành thi cử "Lăm le bia đá bảng vàng"
chẳng qua là để "Cho vang mặt vợ" (Văn tế sống VỢ) và "Đua danh kẻo nữa mẹ cha già"
(Than thân chƣa đạt).
Vì nếu có "đỗ làm quan" cũng lại "Võng điều võng thắm; bằng nếu có "ra giúp nước"
cũng chỉ để làm "khố đỏ khố xanh" (Phú thầy đồ dạy học), cho nên đã không noi chí, tu thân lập chí theo gương thánh hiền đã đành, Tú Xương cũng quyết không truyền bá "đạo" của thánh hiền. Làm thầy đồ dạy học, ông Tú chỉ dạy: "...Dạy câu Kiều lẩy,
Dạy khúc lí Kinh, Dạy ngón trống phách, Dạy khúc Dương tranh.
Dạy những khi xuống ngựa lên xe, đứng ngồi phải phép ! Dạy những lúc cao lâu chiếu hát, ăn nói cho sành"
(Phú thầy đồ dạy học)
Tuy vẫn ngôn chí nhưng giọng điệu ngôn chí của Tú Xương đã trở nên xa lạ với giọng ngôn chí theo điển phạm của thơ ca nhà Nho. Tú Xương đã tạo nên cho riêng mình một kiểu ngôn chí khá riêng biệt mang đậm nét tính cách thị dân. Với kiểu ngôn chí thị dân, thơ Tú Xương trước hết đã tạo nên được một kiểu hình nhà nho tài tử thị dân. Trong đó sự bộc lộ cái tôi là cái tôi thị dân cá nhân hướng ngã. Cũng chính với kiểu ngôn chí thị dân này, Tú Xương đã phá vỡ không chỉ kiểu thơ khẩu khí, ngôn hoài của văn chương nhà nho bằng chính hình thức sáng tác nhà nho; mà qua đó còn phá vỡ luôn cả hệ thống đề tài ngâm vịnh đậm nét thù phụng mang tính qui phạm của văn chương nhà nho. Về cơ bản với kiểu ngôn chí này, Tú Xương đã bước một bước khá dài ra khỏi qui phạm ngôn chí của văn chương nhà Nho.
Qua tìm hiểu những khác biệt của kiểu ngôn chí thị dân của Tú Xương so với kiểu ngôn chí nhà nho phong kiến, có thể có những kết luận nhƣ sau:
Tú Xương là một nhà nho. Nhưng cuộc sống chốn thị thành đã tạo nên trong ông một cảm nhận về con người và thế giới mang đậm chất thị dân. Đây là yếu tố quyết định tạo nên những khác biệt cơ bản trong thơ của Tú Xương so với thơ của các nhà nho cùng thời. Đây cũng là yếu tố làm nên kiểu ngôn chí thị dân, làm nên kiểu bộc lộ cái tôi đầy bản ngã trong thơ nhà nho của Tú Xương so với đặc trưng giáo hóa, cao nhã thuộc qui phạm phi ngã hóa của văn chương nhà nho thời trung đại.
2.1.2.2. Cảm hứng thị dân và kiểu bộc lộ cái "tôi" thị dân
Trong "Tuy viên thi thoại", Viên Mai một mặt đã cho rằng: "Làm người thì không nên có cái tôi" (vi nhân, bất khả dĩ hữu ngã); nhƣng đồng thời ông lại khẳng định: "Làm thơ không thể không có cái tôi. Không có cái tôi thì dễ mắc cái tệ cóp nhặt phô diễn."(Tác thi, bất khả dĩ vô ngã, vô ngã, tắc phiêu tập phu diễn chi tệ đại) [dẫn theo 175, tr. 143].
"Cái tôi là hình tượng tác giả trong tác phẩm, là sự diễn tả, giãi bày thế giới tư tưởng, tình cảm riêng tƣ thầm kín của tác giả. Nhìn từ góc độ phản ánh luận thì cái tôi lại là đối tƣợng phản ánh của bản thân nhà thơ, là kết quả của sự tự ý thức, tự đánh giá, tự miêu tả (có nhà nghiên cứu gọi là tự hóa) của nhà thơ." [185, tr. 33]
Sự biểu hiện cái tôi trong thơ Tú Xương tuy có được chủ ý và rất được đề cao "Một tính cách mới mẻ khác trong văn chương Tú Xương là đem tung lên giấy một cái tôi trần truồng. Tú Xương không phải là người đầu tiên đưa cái tôi vào văn chương. Ngọc Hân Công Chúa, Nguyễn Công Trứ, Hồ Xuân Hương... cũng đã đùng văn chương để nói đến cái tôi của họ một cách khá táo bạo. Nhung chưa có ai có cái táo bạo như cái táo bạo của Tú Xương...".
[109, tr. 170] Tuy vậy, cái tôi trong thơ
Tú Xương chỉ mới được xem xét như là "một điển hình nghệ thuật" [117], còn thỉ trong phần lớn các bài viết và công trình nghiên cứu về Tú Xương, những ý kiến tiếp nhận về sự bộc lộ cái tôi trong thơ Tú Xương mới dừng lại ở mức độ phát hiện nêu vấn đề hơn là nghiên cứu sự biểu hiện của cái tôi trong chỉnh thể hệ thông với toàn bộ sáng tác của Tú Xương cũng như trong tiến trình phát triển của tư duy thơ dân tộc. Cái tôi trong thơ Tú Xương chưa được xem xét như là một đề tài văn học, một sự bộc lộ cái bản ngã đầy độc đáo của Tú Xương so với qui phạm cách điệu hóa và cao nhã hóa của văn chương thời trung đại. Chính sự bất cập này đã làm cho nét độc đáo của thơ Tú Xương cũng nhu" vị trí và vai trò của Tú Xương vào tiến trình hiện đại hóa thơ ca Việt Nam với kiểu bộc lộ cái tôi chƣa đƣợc nhìn nhận một cách đầy đủ.
Các nhà Nho nhìn thế giới bằng con mắt đạo lí, tìm ý nghĩa đạo lí qua mỗi hiện tƣợng
"phong cảnh là núi sông, núi là sự yên lặng, vững chãi, sông là sự lưu chuyển không ngừng;
mặt trăng là sự tròn khuyết, sự thịnh suy; bốn mùa là sự đổi thay... xã hội không còn là cuộc sống mà là nhân luân, là trật tự, là nhân tình thê thái. Con người chỉ là hình mẫu về đạo đức theo luân thường." [99, tr. 28].
"Thế gian biển cải vũng nên đồi, Mặn lạt, chua cay lẫn ngọt bùi."
(Bài không đề số 71 - Nguyễn Bỉnh Khiêm )
"Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào."
(Thu Vịnh - Nguyễn Khuyên)
Qui phạm cảm hứng về con người và thế giới khách quan này đã chi phối sâu sắc khiến cho sự bộc lộ cảm hứng của chủ thể trữ tình vô tình bị đóng khung trong
khuôn khổ đạo lí, không còn là sự "bộc bạch cái tôi cảm xúc mà bộc bạch cái ta đạo lí (ngôn chí)."[99, tr. 32]. Chính qui phạm cảm hứng về con người và thế giới khách quan này đã làm cho khi bộc lộ cái tôi "cha ông ta thường giấu "cái tôi" trong thơ ngoài tạo vật với thi pháp "
thi tại ngôn ngoại"" [89, tr. 78]. Vì lẽ đó mà khi làm thơ ngâm vịnh thiên nhiên, các nhà Nho thường không chú ý vẽ cảnh thiên nhiên mà chỉ có khắc họa lòng mình. Cảnh thu của Nguyễn Khuyển thật sinh động qua chùm thơ Thu (Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm) nhƣng nổi bật lên trên bức tranh thu ấy là nỗi niềm u uất của một kẻ sĩ đau đáu với thời cuộc đƣợc bộc bạch qua dáng vẻ "tựa gói ôm cân" và qua nỗi "thẹn với ông Đào".
Tú Xương nhìn thấy cảnh sinh hoạt dân dã êm đềm, binh dị, khung cảnh gia đình ấm no, hạnh phúc qua hình ảnh:
"Nhà gỗ năm gian lợp lá gồi, Trông giòng sông Vị tựa non Côi.
Đầu nhà khanh khách vào làm tổ, Nhìn thấy chim con nó há mồi."
(Mừng chú làm nhà)
Tú Xương đã nhìn nhận những biến đổi ở đất Vị Hoàng bằng cảm nhận thế sự:
"Trời kia xui khiến sông nên bãi, Ai khéo xoay ra phó nửa làng."
(Vị Hoàng hoài cổ) và bằng cái nhìn đạo lí:
" Nhà kia lỗi phép, con khinh bố, Mụ nọ chanh chua, vợ chửi chồng.
Keo cú, người đâu nhu" cứt sắt,