Kiểu hình tượng và sự thể hiện hình tượng người phụ nữ thị dân

Một phần của tài liệu thơ tú xương trong tiến trình hiện đại hóa văn học việt nam (Trang 99 - 123)

CHƯƠNG 2. CẢM HỨNG VỀ CON NGƯỜI THỊ DÂN VÀ THẾ GIỚI THỊ THÀNH

2.1. Cảm hứng về con người thị dân của Tú Xương

2.1.2. Cảm hứng thị dân và sự đa dạng độc đáo của kiểu hình con người thị dân trong thơ Tú Xương

2.1.2.3. Kiểu hình tượng và sự thể hiện hình tượng người phụ nữ thị dân

Giai thoại văn học đông tây kim cổ đà cho biết, có không ít những tác phẩm trở thành bất hủ nhờ vào cảm hứng qua bóng dáng của những người đàn bà. Cảm hứng từ mối tình với nàng Charlote, đại thi hào Đức I.V. Goethe xây dựng nên thiên tình sử diễm lệ "Nỗi đau của chàng Werther" một thời làm say đắm biết bao thế hệ thanh niên các nước phương Tây. Tuy nhiên tác phẩm này không phải là tác phẩm lãng mạn đầu tiên của văn học phương Tây có cảm hứng từ những bóng hồng kiều diễm. Tác phẩm là một sự tiếp nối mạch cảm hứng "nữ nhân" ca ngợi tình yêu, nỗi khát vọng tự do cá nhân trong' các tác phẩm "Julie hay nàng Héloise" của nhà văn Pháp G.G. Rousseau và "Âm mưu và tình yêu", "Những tên cướp" của F. Schiller. Cuộc tình đầy sóng gió với nữ sĩ G. Sand đã để lại dấu vết sâu sắc trong sự nghiệp của nhà thơ, nhà văn Pháp A. Musset.

Cảm hứng chủ đạo của thơ Đường là cảm hứng thiên nhiên, vũ trụ với "phong, hoa, tuyết, nguyệt...". Đối tượng trữ tình của chủ thể trữ tình trong thơ ca đời Đường chủ yếu là con người tráng sĩ, tao nhân mặc khách, là những kẻ cô lữ..., Trong dòng thơ hiện thức biên tái đó là những người lính thú, là những người dân nghèo cùng khổ nạn nhân của chiến tranh.

Tuy vậy, trong số hơn bốn vạn bài thơ Đường còn lưu lại đến ngày nay vẫn có không ít những tuyệt tác cảm hứng nảy sinh từ bóng dáng và thân phận của những người đàn bà như:

"Khuê oán", "Xuân cung khúc"... của Vương Xương Linh, "Thiếp bạc mệnh", Tám bài "Cung trung hành lạc", "Thu tứ", "Vương Chiêu Quân", "Tặng nội"... của Lí Bạch, "Thạch Hào lại",

"Tân hôn biệt", "Giai nhân", "Đảo y"... của Đỗ Phủ, "Trường hận ca", "Tì bà hành"... của Bạch Cư Dị, "Nữ canh điền hành" của Đái Thúc Luân, "Tiết phụ ngâm" của Trương Tịch,

"Vọng phu thạch" của Vương Kiến...

Cảm hứng nhân văn về người phụ nữ là cảm hứng nhân loại mang tính phổ

quát. Tuy nhiên trong thơ ca nhà Nho thời trung đại ở Trung Quốc cũng nhƣ ở Việt Nam do qui phạm hóa trong sự cao nhã và phi ngã hóa mà cảm hứng này đã không có điều kiện để phát triển thành một đề tài phổ biến mang ý thức cá nhân. Bóng dáng của "khách lầu hồng", của những "khuê phụ" đã từng xuất hiện trong thơ của nhà Nho Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm... nhƣng cũng chỉ nhƣ "bóng câu qua thềm", tần số xuất hiện thấp và chƣa trở thành đề tài và chƣa thành cảm hứng chủ đạo. Bóng dáng "Khách lầu hồng" và "khuê phụ" mới chỉ là cái cớ để chủ thể trữ tình ngôn chí, ngôn hoài để thác ngụ tâm sự cô trung kín đáo hơn là sự rung động nhân văn của con người cá nhân trần tục.

Thống kê của Lã Nhâm Thìn đã cho biết, thơ về người phụ nữ trong Hồng Đức quốc âm thơ đã trở thành đề tài và chủ đề với số lượng tương đối khá lớn (59/328 bài chiếm tỉ lệ 17,9%; không kể chùm thơ về chuyện Chiêu Quân Cốngng Hồ) so với thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tuy nhiên, cảm hứng về người phụ nữ trong Hồng Đức quốc âm thi tập vẫn chỉ là cảm hứng về con người cộng đồng trung hiếu, tiết liệt theo quan niệm phong kiến.

[xem 184, tr. 113] Mạch cảm hứng ấy vẫn thuộc phạm trù cao nhã của qui phạm văn chương nhà nho nên vẫn không khác mấy so với của thơ Nguyễn Trãi trước đó và thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm về sau này.

Đến "Chinh phụ ngâm khúc", "Cung oán ngâm khúc", "Khuê ai lục", "Đoạn trường lục", "Văn tế Trương Quỳnh Như"... và đặc biệt là đến thơ Nôm Hồ Xuân Hương cảm hứng về người phụ nữ mới thật sự có những thay đổi, mới có những dột phá táo bạo vào. qui phạm trong cảm hứng về con người cộng đồng phi ngã hóa của thơ ca nhà Nho và mới mang đậm cảm hứng nhân văn.

Phải cho đến khi có "Bà chúa thơ Nôm" với" một linh cảm đặc biệt để phát

hiện ra những điều cơ bản nhất, sâu xa nhất ở người phụ nữ: hạnh phúc và khổ đau, tình thương và uất hận, yếu mềm và kiêu hãnh, ham muốn và cao thượng... làm nên những gì độc đáo trong cảm hứng sáng tạo nghệ thuật... đã góp một tiếng nói riêng: tiếng nói của nguôi phụ nữ về giới phụ nữ." 184, tr. 114-115], và phải cho đến khi nỗi niềm trăn trở "Thiên tuế trường ưu tử vị tiền" (trước khi chết còn lo mãi chuyên ngàn năm) của Nguyễn Du - "Nhà thơ của nỗi đau nhân loại" trước "những kiếp người thống khổ vô hạn, những kiếp người như kiếp cô Kiều, "ngàn thu bạc mệnh", như kiếp cô Cầm, người con gái gảy đàn tài hoa ở Thăng Long mà tuổi trẻ Nguyễn Du từng gặp... Những kiếp người những dâu bẻ... đã làm động lòng Nguyễn Du, một "tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời" [113, tr - 155] đƣợc cất lên thành tiếng kêu thương "Đau đớn thay phận đàn bà" thì những cảm hứng về người phụ nữ mới thực sự là cảm hứng trước nỗi đau thân phận của một kiếp người, mới thành nỗi niềm nhân sinh và thành nỗi đau nhân thế. Cho đến lúc ấy những đột phá khỏi qui phạm phi ngã hóa về con người mới thật sự trọn vẹn và cảm hứng về người phụ nữ mới thật sự đạt đến đỉnh cao của chủ nghĩa nhân văn, văn chương Việt Nam mới có được một diện mạo mới với kiểu hình người phụ nữ mới: con người tài tình mang đậm ý thức cá nhân hướng ngã.

Mạch cảm hứng nhân tình trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương và trong "Truyện Kiều" và thơ chữ Hán của Nguyễn Du đƣợc tiếp nối trong thơ nhà Nho lẫn thơ Hát nói của nhà Nho Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Dương Khuê... Hình tượng người phụ nữ đã được bình dân hóa, đã đƣợc hóa thân thành "cái cò" vất vả long đong (Gánh gạo đƣa chồng - Nguyễn Công Trứ), thành những cô đào Hồng, đào Tuyết có số phận dầy truân chuyên (Gặp cô đầu cũ - Dương Khuê); là người "gái góa", là "vợ phường chèo", là "Mẹ Mốc" (Nguyễn Khuyến)... Không còn là

những con người tài tình, đài các; cuộc dời và số phận cùng những ưu tư, trăn trở nỗi khao khát của những con người này có khác với cuộc đời, số phận cùng nỗi khao khát của cô Kiều;

nhưng họ vẫn là những con người của xã hội phong kiến như cô Kiều. Tất cả họ - những ngườ phụ nữ là đối tượng trữ tình trong các bài thơ của các nhà Nho - đều là những con người trần thế mang ý thức cá nhân của chủ thể trữ tình, nhƣng đều là đối tƣợng để chủ thể trữ tình thác ngụ tâm sự ("Thiếp tự thân khinh lang vị khí, Thần tuy trọng tội đế do liên" (Thiếp biết thân thiếp không ra gì mà chàng chưa nỡ bỏ, Bẩy tôi dẫu tội nặng vua vẫn còn thương) Gặp cô đầu cũ -Dương Khuê), để nhằm thác ngụ tâm trạng "anh hùng vị ngộ" (Tụ cổ hồng nhan đa bạc mệnh, Buồn cho ai mà lại tiếc cho ai. Duyên chông chênh nguyệt mỉa hoa cười, ngao ngán nhẽ đào tiên lăn cõi tục."Phận hồng nhan có mong manh - Cao Bá Quát) và cũng là để khẳng định khí tiết nhà Nho ("Tấm hồng nhan đem bôi lấm xóa nhòa, Làm thế để che qua mắt tục. Ngoại mạo bất cầu như mĩ ngọc, Trung tâm thường thủ tự kiên kim" Mẹ Mốc - Nguyễn Khuyến), hơn là để hướng tới sự bộc lộ trực tiếp nỗi đau thân phận của chính đối tƣợng trữ tình. Nên chung qui, tuy đã đạt đƣợc độ sâu lắng trong cảm hứng nhân văn ("Thương cái cò lặn lội. bờ sông, Tiếng nỉ non, gánh gạo đưa chồng. Ngoài nghìn dặm một tròi một nước." Gánh gạo đưa chồng - Nguyễn Công Trứ ), nhưng trước sau những con nguôi này còn dừng lại ở mức là những con người trữ tình thế sự là những nhân vật chức năng. Do vậy, kiểu trữ tình trong mảng đề tài này về cơ bản vẫn là kiểu trữ tình hướng nội.

Lâu nay nét riêng của nhà thơ Tú Xương qua cảm hứng thế sự với những các nhân vật trữ tình thế sự trong mảng thơ về vợ và những người đàn bà thành Nam có được nghiên cứu từ các góc độ "góc rễ trữ tình", "tài thần thơ thánh chữ" và tính chất trào phúng. Nhƣng nhìn chung vẫn chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ

thống những nét riêng về kiểu trữ tình và về cảm hứng nhân tình của Tú Xương qua những nhân vật phụ nữ thị dân. Do vậy, việc tìm hiểu sự đổi mới về kiểu trữ tình và về cảm hứng trữ tình với kiểu hình ngưòi phụ nữ thị dân trong thơ Tủ Xương chắc chắn sẽ có ý nghĩa, để qua đó chỉ ra được những đóng góp quan trọng của Tú Xương vào tiến trình phát triển văn học.

Mảng thơ về người đàn bà chiếm một vị trí đặc biệt và đã trở thành một đề tài, chủ đề nổi bật trong sáng tác của Tú Xương. Bóng dáng nhi nữ đã hiện diện trong 68/134 tác phẩm chiếm tí lệ 50,7%. Có 27 bài trong dó người phụ nữ là nhân vật trữ tình là đối tượng trữ tình chính của bài thơ (tỉ lệ 39,7 %) và bóng dáng người phụ nữ thấp thoáng trong 41 bài còn lại (tỉ lệ 60,3%).

Khác với người phụ nữ vẫn thường gặp trong thơ của người xưa là những con người chỉ loại - con người điển hình cho thân phận của một lớp người trong xã hội phong kiến, mang dậm tính chức năng, là đối tượng để chủ thể bộc lộ cảm hứng thế sự - người phụ nữ trong thơ Tú Xương được thể hiện bằng bút pháp cá thể hóa có hình hài dáng vóc và tên tuổi, địa chỉ cụ thể. Đó là bà Tú Xương, bà lái buôn, những cô đào, là cô Cáy Chợ Rồng, cô Kí...

những phụ nữ thị dân ở đất Vị Xuyên thành Nam Định. Cũng nhƣ thơ về phụ nữ của Nguyễn Khuyến, thơ về người phụ nữ của Tú Xương cũng bắt nguồn từ hai mạch cảm hứng chính:

cảm hứng ưu ái dành cho những con người gần gũi thân thuộc với nhà thơ và cảm hứng phủ dinh bộc lộ trong cách thể hiện thái độ phê phán qua các hạng đàn bà xấu xa nhơ nhuốc trong xã hội lúc bấy giờ. Nếu nhƣ Nguyễn Khuyến đã "góp thêm một tiếng nói cho phần thơ văn viết về phụ nữ" qua "hai loại chân dung phụ nữ": "những nhân vật yêu thương" và "những vai nữ lệch"; [177, tr. 259] thì Tú Xương cũng đã góp thêm vào dòng chảy văn học một kiểu cảm hứng nhân tình với hai kiểu hình con người - nhân vật: nhân

vật - con người đức hạnh, bất hạnh và nhân vật - con người vô hạnh.

Con người - nhân vật vô hạnh trong thơ Tú Xương là mụ Tuần Quang, là cô Bố Cao, là cô Kí, là bà lái buôn, là "mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng"... là những hạng đàn bà lăng loàn đĩ thõa, những phụ nữ thị dân hợm hĩnh hãnh tiến con đẻ của xã hội thị dân tƣ sản buổi giao thời. Những nhân vật này bao gồm đủ các thành phần, tầng lớp trong xã hội. Đó là "đôi đức bà" vợ quan Tuần và quan Bố là những mệnh phụ danh giá của các quan lớn "cha mẹ dân" mà "ngón đĩ thõa bà nào cũng nhất" nhƣng luôn vênh váo "lên mặt phu nhân", là cô vợ hai một thầy Kí trong bộ máy chính quyền thực dân, là lũ me Tây, gái điếm, lái buôn; và là một lô một lóc những nhân vật phố phường không tên khác; cũng một dây một duộc "trăm năm trăm tuổi lại trăm thằng", cũng "chồng chung vợ chạ "nhƣ"đôi đức bà". Tuy khác nhau về thành phần, nhưng các nhân vật này đều có một điểm chung trong tính cách phô trương và chung một nỗi thèm muốn nhục cảm mang tính bản năng.

Cười cợt sự lố lăng "váy lĩnh cồ kia quét sạch hè" cười nhạo cái hài hước "Chí cha chí chát khua giầy dép, Đen thủi đen thui cũng lƣợt là" của những phụ nữ thị dân đởm dáng, chế giễu, đả kích những điều lố bịch "dị dạng" về nhân cách của những nhân vật này, Tú Xương không nhằm mục đích trào tiếu phê phán để giáo huấn theo những chuẩn mực đạo đức Nho giáo phong kiến và cũng không nhằm mục đích răn đời để tự trào, tiếu ngã nhƣ các nhà nho trước và cùng thời với ông. Cảm hứng trữ tình của Tú Xương là cảm hứng của một thị dân trước những điều chướng tai gai mắt diễn ra hàng ngày giữa chốn phố phường đô hội, là những trăn trở trước những rạn vỡ sụp đổ trong quan hệ nhân tình và quan hệ gia đình, chồng vợ theo quan niệm quần chúng.

Thái độ của Tú Xương dành cho những con người - nhân vật vô hạnh này

gần với thái độ của Nguyễn Du đối với mụ Tú bà, Bạc bà... cũng là thái độ của Nguyễn Khuyên đối với các loại đĩ điếm me Tây nhƣ cô Tƣ Hồng, mụ Hậu Cẩm cùng nhƣ vô số những "gái ngoan" đã "quyết lòng ẩu chiến với Tây quan". Tuy nhiên Tú Xương đã có sự khác biệt cơ bản trong cách khắc họa chân dung và trong giọng điệu tru tình. Khắc họa chân dung nhân vật bằng cảm hứng đạo đức luân lí, cảm hứng trữ tình của Tú Xương là cảm hứng nhân tình vừa mang tính trữ tình thế sự lại vừa có tính trào phúng thế sự. Nhân vật về đại thể cũng là nhân vật thế sự, là những con người chức năng như những con người và nhân vật trong thơ ca thời kì trước và như trong một bộ phận thơ ca của Nguyễn Khuyến nhưng những nhân vật thế sự và con ngưòi chức năng của Tú Xương có "vóc dáng" và cách bộc lộ bản ngã mang đậm tính cá thể hóa. Tuy có thể chƣa ấn tƣợng và độc đáo bằng nhân vật Tú Bà của Nguyễn Du "thoạt trông nhờn nhợt màu da", nhưng nhân vật của Tú Xương cũng rất ấn tượng và đầy sinh động với tất cả sự đỏm dáng:

" Chí cha chí chát khua giầy dép, Đen thủi đen thui cũng lƣợt là..."

(Ngày xuân ngẫu hứng) và trong sự lố bịch, đĩ thõa:

- "Tháng rét quạt lông, Mùa hè bít tất.

Tráp tròn sơn đỏ, bà quyết theo trai..."

(Kể lai lịch)

Những nhân vật này là những nhân vật tự bộc lộ. Kiểu bộc lộ của các nhân vật khá đa dạng và độc đáo biểu hiện đến trần trụi những khao khát của con người trần tục. Có khi sự bộc lộ ấy khá kín đáo:

- "Em giận thân em mãi chửa chồng,

Ngày năm bảy mối tối nằm không." (Phòng không) - "Nghĩ mình phận gái hạt mƣa,

Chắc gì nỗi tự trƣa cho đến tối." (Đĩ rạc đi tu) Nhƣng cũng lắm khi thậy hăng nhố, kệch cỡm:

"Váy lĩnh cô kia quét sạch hè" (Năm mới) Thậm chí hết sức sỗ sàng:

" Chẳng khốn gì hơn cái nợ chồng, Thà rằng bạn quách với sƣ xong...

...Chị em thủ thỉ đêm thanh vắng:

Chẳng sướng gì hơn lúc thượng đồng !"

(Sƣ ông và mấy ả lên đồng)

Trong một chừng mực nào đó, Tú Xương tỏ ra đồng cảm với chuyện các cô "phải chọn chồng" (Vịnh cô Cáy chợ Rồng), tuy có chút giễu cợt nhƣng ông vẫn rất thấu hiểu nỗi niềm của các cô khi phải "Lăm le xui bó cưới làm chồng." (Hương thí tự trào). Từ góc độ nhân tình, nỗi đồng cảm và thấu hiểu của Tú Xương mang dậm cảm hứng nhân tình trần thế trong cảm quan của con người thị dân. Nhưng khi Tú Xương phê phán, châm biếm, đả kích mạnh mẽ sự táo tợn trong lối sống buông thả cũng là Tú Xương thị dân nhưng đã có một Tú Xương khác, Tú Xương của luân lí, đã có một nhà thơ khác, nhà thơ với cảm hứng luân lí thế sự, trong cảm quan luân lí và cảm hứng thế sự thị dân. Chính nhờ sự phân thân rạch ròi trong cảm hứng mà Tú Xương đã góp thêm được cho văn học Việt Nam một kiểu hình con người:

những nhân vật - con người phụ nữ vô hạnh.

Ngoài những lúc ngâm vịnh, thù tạc để tỏ chí, ngôn hoài các nhà Nho cũng

dành một góc nhỏ để bày tỏ nỗi thương cảm trước những vất vả cực nhọc và trước sự hi sinh cao đẹp vì chồng vì con của các bà vợ. Ý thức đƣợc vai trò của vợ trong cuộc dời, các nhà Nho phong kiên đã đưa vợ vào thơ với tất cả lòng yêu thương Trần trọng. Có thể nói các bà vợ ít nhiều đã thành nguồn cảm hứng đối với các nhà thơ thời trung đại. Hầu nhƣ nhà Nho nào cũng đều có thơ văn về vợ. Nguyễn Bỉnh Khiêm có "Thơ vịnh đạo vợ chồng" (Phu phụ thi), thơ "Khuyên chồng đối với vợ "(Khuyến phu đãi thê) và thơ khuyên nhủ vợ (Bài Không đề số 132). Ngô Thì Sĩ có "Khuê ai lục", Phạm Nguyễn Du có "Đoạn trường lục".

Ngô Thì Nhậm có "Hoài nội", Nguyễn Công Trứ có "Bỏ vợ lẽ cảm tác""Gánh gào đƣa chồng"; Cao Bá Quát có "Đƣợc thƣ và quà vợ gửi"; Phan Thanh Giản có "Từ giã vợ nhà đi làm quan"; Nguyễn Thông có "Đƣa vự về Nam", Bùi Hữu Nghĩa có "Khóc vợ"

"Văn tế vợ", Đoàn Như Chương có "Cậu Ấm giả lời vợ", Nguyễn Thiện Kế có "Khóc vợ bé". Nguyễn Khuyên có khá nhiều thơ viết cho các bà vợ: "Khuyên vợ cả", "Nhất vợ nhì giời", "Lữ Thấn khốc nội" (Khóc vợ chôn nơi đất khách), "Điệu nội" (Khóc vợ), "Vãn thiếp Phạm thị" (Khóc người vợ thiếp họ Phạm) và câu dối khóc vợ cả đầy thống thiết...

cảm hứng về vợ của các nhà Nho hết sức nồng nàn thắm thiết và đậm chất nhân văn. Trong số này, "Đoạn trường lục""Khuê ai lục" được xem là "quá đặc biệt... của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa của quần chúng". [55, tr. 67] Thế nhƣng, theo Nguyễn Đình Chú, "hệ ý thức phong kiến đã không cho phép nhung bà vợ Việt Nam xƣa trở thành đề tài trong thơ văn của chính những ông chồng của họ."[55, tr. 68]

Thơ viết về vợ của Tú Xương có các bài: "Thương vợ", "Đang ốm nghe vợ khấn cầu""Văn tế sống vợ". Đó là những bài thơ Tú Xương lấy cảm hứng trực tiếp từ người vợ "tấm mắn": Phạm Thị Mẩn. cảm hứng ấy còn tiếp tục trải dài ra

Một phần của tài liệu thơ tú xương trong tiến trình hiện đại hóa văn học việt nam (Trang 99 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(293 trang)