Kiểu hình tượng con người phố phường và nét riêng trong sự thể hiện hình tượng con người phố phường

Một phần của tài liệu thơ tú xương trong tiến trình hiện đại hóa văn học việt nam (Trang 123 - 129)

CHƯƠNG 2. CẢM HỨNG VỀ CON NGƯỜI THỊ DÂN VÀ THẾ GIỚI THỊ THÀNH

2.1. Cảm hứng về con người thị dân của Tú Xương

2.1.2. Cảm hứng thị dân và sự đa dạng độc đáo của kiểu hình con người thị dân trong thơ Tú Xương

2.1.2.4. Kiểu hình tượng con người phố phường và nét riêng trong sự thể hiện hình tượng con người phố phường

Những thị dân Thành Nam trong thơ Tú Xương được cụ thể hóa qua những nhân vật - con người phố phường. Nhân vật - con người phố phường của ông Tú khá đa dạng với đủ các hạng người, gồm đủ mọi tầng lớp. Hầu như tất cả cư dân thành Nam từ các quan to quan nhỏ, các thầy thông, thầy kí công chức tay sai của Pháp; các nhà nho - những ông nghè, ông cử, ông tú; những thị dân mới phất, giàu xổi hợm hĩnh hãnh tiến cùng là những thị dân bần cùng ... đều đã được Tú Xương "lôi tuột" vào thơ và đều đã thành những nhân vật của thi ca với vóc đáng hình hài,

tính cách đầy góc cạnh và đầy ấn tượng. Nói như Xuân Diệu: "Tú Xương có la liệt một cái hành lang treo tranh bày tượng, tranh tượng những kẻ rởm dời, những người gian xấu, những danh giá hão, những giá trị vờ." [69, tr. 52] Chính cái sự lố nhố "la liệt tranh tƣợng" ấy đã tạo nên dáng vẻ đa dạng cho hình tượng con người trong thơ Tú Xương, làm nên. một nét riêng so với các kiểu hình tượng con người phổ biến trong thơ ca trung đại và thơ ca nhà nho.

Nhân vật - con người phố phường trong thơ Tú Xương có hai loại con người: con người nhà nho và con ngoài thị dân. Trong thơ Tú Xương không có những nhà nho hăm hổ

"phù địa trục" "chí những toan xẻ núi láp sông" (Nguyễn Công Trứ), không có những nhà nho say với đạo, tỏ lòng với thơ ("Say mùi đạo trà ba chén, Tả lòng phiền thơ bón câu" - Nguyễn Trãi)... Thơ Tú Xương chỉ có những nhà nho thất bại của thời nho phong suy mạt.

Hình tượng nhà nho chủ yếu trong thơ Tú Xương chẳng có chút tráng chí, chẳng có cái tài tình mà chỉ có cái bộ dạng "lôi thôi", "âm oẹ" (Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu), chỉ có cái sĩ khí nhƣ "gà phải cáo" (Than đạo học), cái văn tài "liều lĩnh đấm ăn xôi" (Than đạo học) và chỉ hay một nỗi "cờ bạc rong chơi" (Chế quan Đốc). Chẳng chút băn khoăn với nỗi niềm ưu ái, "Việc xa gần phải trái kệ thây ai" (Ngẫu chiếm), chẳng hề bận tâm với lẽ cương thường với chữ trung hiếu, cũng chẳng ôm ấp hoài bão "trí quân trạch dân", chẳng tu chí, lập thân, những kẻ sĩ ấy chỉ "lăm le" một nỗi "bia đá bảng vàng cho vang mặt vợ" (Văn tế sống vợ), đeo đuổi khoa cử chỉ mong sao "Đỗ đành may khỏi tiếng cha cu"(Hỏi mình). Chỉ rặt là một phương "vừa dốt lại vua ngu" (Ông Cử Nhu) những nhân vật nhà nho của Tú Xương cũng trông rỗng, không tinh thần nhƣ những nhân vật nhà nho của Nguyễn Khuyến, [xem thêm 162, tr. 127] Những nhà nho trong thơ

Tú Xương tuy vô năng lực nhung không vô bản sắc như những nhà nho của Nguyễn Khuyến, trái lại còn đầy bản ngã đang đắm đuối trong những ham muốn:

+ "Biết ngồi Thống Bảo, biết đi ả đầu.

Biết thuốc lá, biết chè tàu,

Cao lâu biết vị, thanh lâu biết mùi." ( Hỏi ông trời) + "Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ,

Rƣợu chè trai gái đủ tam khoanh." (Tự vịnh)

Khắc họa chân dung những kẻ sĩ nhà nho, bằng thái độ báng bổ trào phúng, Tú Xương đã hoàn toàn bước ra khỏi cảm hứng "lấy con người làm đối tượng đánh giá, bình luận, suy nghĩ nhƣng không khắc hóa nó thành nhân vật có bản chất tạo hình với diện mạo và nội tâm cụ thể" [187, tr. 101] một cảm hứng mang tính qui phạm của văn chương nhà nho.

Phá vỡ hệ thống hình tượng về con người nhà nho, con người tài tử", Tú Xương xây dựng nên một kiểu hình con người hoàn toàn xa lạ: con người thị dân, xây dựng nên một kiểu hình tượng mới mẻ: hình tượng nhân vật - con người phố phường.

Là con đẻ của xã hội thị dân, là con người của phố phường, nên những "con người thiệp thế", những "khách phong lưu" ngoài vòng cương tỏa trong thơ Tú Xương chẳng "thảnh thơi thơ túi rƣợu bầu" nhƣ khách tài tử của Nguyễn Công Trứ, cũng chẳng có cái "gàn bát sách", cái "thẹn với ông Đào" nhƣ nhà nho ẩn dật của Nguyễn Khuyến mà chỉ có cái ngất ngưởng "chẳng buồn nghe" sự đời và cái ngông ngạo trong bộ điệu "quắc mắt khinh đời" và

"vuốt râu nịnh vợ" (Tự vịnh). Là con đẻ của xã hội thị dân, là con người của phố phường., nên con người trong thơ Tú Xương chẳng cần lui về nơi "cội cây" như nhà Nho Nguyễn Bỉnh Khiêm hay về lại "Vườn Bùi chốn cũ" như nhà Nho Nguyễn Khuyến mà "an thân mệnh thế "

(Bần

nhi lạc), trái lại cứ việc "Khi cao Lâu, khi cà phê, khi nước đá, khi thuốc lá, khi đủng đỉnh ngồi xe" (Chú Mán) ngay giữa phố Hàng Nâu, phố Hàng Thao, phố Giấy... ngay giữa chốn đô hội nhộn nhịp, giữa cảnh "sông lấp", ở nhà cô đầu. Là con đẻ của xã hội thị dân, là con người của phố phường không lí tưởng, nên tuy sống giữa "buổi loạn lị", những con người thị dân của Tú Xương "chỉ ấm ớ giả câm giả điếc, cứ vui tràn khi hát khi ngâm" (Bần nhi lạc) trước những đổi thay sự đời và tình đời.

Là con đẻ của xã hội thị dân, là con người của phố phường không có lí tưởng, nhưng con người trong thơ Tú" Xương luôn vùng vẫy để vượt ra khỏi những khuôn khổ những điều ràng buộc và tự khẳng định bản ngã bằng thái độ đả phá, phủ nhận. Do vậy mà những giá trị tinh thần truyền thống, những chuẩn mực, những khuôn phép của lễ giáo phong kiến đều trở nên vô nghĩa lí, vô giá trị trong cảm nhận của con người phố phường của Tú Xương.

Con người trong thơ Tú Xương cảm nhận thực tại bằng thái độ phủ nhận. Cũng phủ nhận thực tại, nhưng con người của Nguyễn Khuyên chỉ mới dám phủ nhận những cái vô giá trị của "áo xiêm", của "cái khoa danh" và của "tƣợng gỗ cân đai" (Kí văn đấu xảo), những cái rởm đời "Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi" (Vịnh tiến sĩ giấy) ... theo chuẩn mực thẩm mĩ Nho giáo phong kiến. Tú Xương đã vạch trần cái bản chất vô dụng, kém cỏi của những "ông nghè, ông cóng" qua cái dáng "nằm co", qua cái dáng "ngông đầu rồng"... Chính nhờ thái độ phủ nhận thực tại mà Tú Xương đã "phát hiện" ra được sự tàn tạ của "chữ Nho", "phát hiện"

ra sự suy mạt của "đạo Nho":

"Cô hàng bán sách lim dim ngủ, Thầy khóa tư lương nhấp nhổm ngồi."

(Than đạo học)

Không chỉ phát hiện ra bản chất "khác chi thằng hề" của vua chúa và quan lại lúc bấy giờ qua cái "mặt bôi vôi" của "Phường hát tuồng", con người trong thơ của Tú Xương còn

"phát hiện" ra cái vô giá trị của nhà nước phong kiến qua sự bộc lộ cảm nhận về giá trị của đồng tiền có "chữ đề Tự Đức vẫn còn nguyên" (Bắt đƣợc đồng tiền). Xem nhà vua - bậc

"thiên tử" con trời - là vô giá trị, con người ấy cũng xem thường luôn cả ông trời, nên "Lúc túng toan lên bán cả trời" (Tự trào). Nhiều lần con người của Tú Xương đã tỏ thái độ bất bình với "tạo hóa" khi "Muốn mù trời chẳng cho mù nhỉ !", bất bình vì tạo hóa đã bắt phải

"Giương mắt trông chi buổi bạc tình ?" (Đau mắt). Bê tắc trước cuộc dời, con người ấy đã

"bắc thang lên hỏi ông trời" (Hỏi ông trời). Không lấy được người mình yêu, cũng lại "Bắc thang lên hỏi sổ Thiên tào" (Gửi cho cố nhân). Bị xem thường - ông trời cũng tầm thường, cũng hiềm thù nhỏ nhặt như con người: "Trời làm cho bõ lúc chơi ngông" (Mùa nực mặc áo bông); bị bỡn cợt, bị xem là "thằng bé con con" (Hỏi mình) (Tú Xương cố tình dùng chữ nhƣ thế để chỉ "con Tạo", Hoa nhi: chỉ trời xanh); ông trời uy nghiêm là thế mà chỉ có thể cười mà rằng: "Trời cười thằng bé nộ hay chơi" (Tự trào).

Do vậy, cũng thật dễ hiểu khi mà những thói giả dối, những điều phù phiếm trong xã hội, trong quan hệ con người đều trở thành đối tượng đả kích, trào lộng của Tú Xương. Từ lâu những cái rởm đời, những cái phù phiếm luôn là đối tƣợng đẳ kích, châm biếm của thơ ca. Nhưng chỉ đến khi có con người mang cảm nhận phủ nhận lạnh lùng xuất hiện trong thơ Tú Xương thì những cái rởm đời, phù phiếm mới bị phơi trần, mới bị bóc trần đến tận cùng của sự trần trụi. Trước cái đen bạc của nhân tình, nàng thiếu nữ Hồ Xuân Hương vốn táo bạo là thế mà chỉ thể e ấp: "Đừng xanh như lá bạc như vôi". Còn chàng thị dân Tú Xương thì sổ toẹt một cách lạnh lùng:

"Thiên hạ xác rồi còn đốt pháo; Nhân tình trắng thế lại bôi vôi."

(Câu đối tết)

Chính nhờ cảm nhận phủ nhận lạnh lùng mà Tú Xương đã "quan sát" được những cái tham lam, ích kỉ, cái vô nghĩa lí, sáo rỗng đằng sau cái tiếng "Năm mới chúc nhau". Quả là Tú Xương có khinh bạc, có đầy cáu gắt khi trào lộng, nhưng không hề trào lộng, không hề đánh vào cái ƣỏc mơ "phúc lộc thọ khang ninh" trong lời cầu chúc vốn đã thành một tập tục của người Việt mà là trào lộng cái phi lí, cái giả dối trong lời chúc và trào lộng cái hoang tưởng của những con người trống rỗng nhưng đầy ham muốn bản ngã trong ước mơ "phúc lộc thọ khang ninh".

Con người của Tú Xương cũng mang nỗi niềm hoài cổ. Nhưng không hoài niệm về một xã hội hoàng kim thời Nghiêu Thuấn, về một trật tự xã hội, về những chuẩn mực đạo đức của thời quá khứ theo lí tưởng Nho gia; mà là chỉ những hoài niệm về "tiếng ai gọi đò " bên con "sông lấp". Nỗi niềm hoài niệm của Tú Xương do vậy, vừa là nỗi hoài niệm trữ tình thế sự vừa là hoài niệm trữ tình "công dân".

Tú Xương đã thể hiện những nhân vật - con người phố phường bằng một cảm hứng vừa Trần trọng nâng niu vừa phê phán phủ nhận. Nhà thơ đã tỏ ra khá nâng niu con người "ở phố Hàng Nâu" "râu rậm nhƣ chổi, đầu to tầy giành". Cách khắc họa chân dung những con người được nâng niu này với những nhân vật - con người mà Tú Xương phê phán, là thủ pháp cụ thể hóa. Khác lạ với cách thể hiện hình tượng con người nhà Nho của văn chương trung đại bằng tư duy phân loại thiên về khái quát hóa, con người mang kích thước và tầm vóc của thiên nhiên vũ trụ, nhân vật -con người thị dân phố phường của Tú Xương được khắc họa với hình dáng hết sức cụ thể gắn chặt với cái không gian cụ thể là Thành Nam. Đó là

"phỗng sành" "ở phố Hàng Nâu" "Mắt thì lơ láo, mặt thì xanh", là ông phòng thành "đen kịt", ông quan

Đốc "thì lang"... ở phố Hàng Song, là "thằng bán sắt" ở phố Hàng Sắt tự xƣng là thầy đồ

"Mũi nó gồ gồ trán nó giô", lả một ông Ấm "móc thếch như trăn gió" "trước nhà có miếu có cây đa"... Tú Xương chộp ngay lấy đặc điểm của nhân vật, tập trung miêu tả những đặc điểm ấy bằng những thủ pháp vật hóa, cường điệu hóa... để trào tiếu, để đả kích nhung không hề nhằm mục đích giáo huấn đạo đức theo quan niệm lễ giáo phong kiến mà theo cảm nhận thị dân đầy chủ quan của chủ thể trữ tình: thái độ phê phán phủ định những cái "chệch chuẩn" so với những chuẩn mực đạo đức và thẩm mĩ nhân dân và trong một chừng mực nào đó là theo cảm thức thị dân.

Thể hiện con người bằng thủ pháp cụ thể hóa và bằng cảm hứng trào phúng, Tú Xương không chỉ đã tạo nên một nét riêng khác lạ so với qui phạm về cách thể hiện con nguôi của văn chương trung đại mà còn góp phần vào tiến trình phát triển của văn chương Việt Nam với kiểu thể hiện con người thị dân và kiểu cảm hứng trào phúng về con người mang đậm tính thị dân.

Một phần của tài liệu thơ tú xương trong tiến trình hiện đại hóa văn học việt nam (Trang 123 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(293 trang)