CHƯƠNG 1. NHŨNG VẤN ĐỀ CƠ SỞ CỦA LUẬN ÁN
1.2. Vấn đề văn bản thơ Tú Xương
1.2.4. Đôi nét về văn bản tác phẩm Tú Xương vừa xác lập
1.2.4.1. Như đã trình bày ở trên, văn bản tác phẩm Tú Xương của chúng tôi vừa xác lập tạm gọi tên là Tác phẩm Tú Xương gồm: phần tác phẩm tuyển chọn và phần tác phẩm tồn nghi. Phần tác phẩm tồn nghi có 56 bài. Phần tác phẩm tuyển chọn có 134 bài (Hát nói 9 bài, Lục bát 7 bài, thơ luật Đường 107 bài (tuyệt cú 31 bài, bát cú 74 bài, trường thiên 2 bài), cổ thi 1 bài, Phú 4 bài, Văn tế 3 bài và 3 loại câu đối).
Văn bản này được xác lập dựa trên cơ sở 5 bản Nôm có chép thơ Tú Xương: Vị Thảnh giai cú tập biên đƣợc kí hiệu là N1, Quốc văn tùng kí (N2), Nam âm thảo (N3), Việt tuy tham khảo (N4), Thi văn tạp lục (N5); và tiếp thu, kế thừa thành tựu của 19 ấn phẩm tác phẩm Tú Xương từ bản sớm nhất Cổ xúy nguyên âm kí hiệu V1 cho đến bản gần đây nhất Tú Xương "Khi cười, khi khóc, khi than thở'" (V21). Trong số này, bản V17 do Nguyễn Văn Huyền chủ biên đƣợc xem là
bản trục.
Sau mỗi bài đƣợc tuyển chọn đều có thống kê những lần xuất hiện trong các văn bản trước, khảo đính và chú thích. Xin xem thêm phần Phụ lục.
Những bài loại ra xếp vào tồn nghi cũng đều có thống kê số lần xuất hiện trong các văn bản trước và lí do loại bỏ. Xin xem thêm phần Phụ lục.
1.2.4.2. Qui ƣớc về thể thức biên soạn và trình bày trong văn bản:
Nhƣ đã nêu ở trên, các tác phẩm đƣợc tuyển chọn đƣợc sắp xếp theo thể loại (Hát nói, Lục bát, thơ luật Đưởng, Phú, Văn tể và Câu đối) kết hợp với đề tài và thời gian sáng tác. Sau mỗi bài đều có thống kê lại những lần xuất hiện của các bài này trong các văn bản trước đây để tiện cho việc tra cứu sau này.
Các bài loại ra xếp chung vào phần tồn nghi. Các bài này cũng đều có thống kê những lần xuất hiện nhƣ với các bài đƣợc chọn và lí do loại ra. Tuy nhiên, để tập sách đƣợc gọn nhẹ hơn, chúng tôi không chép lại toàn văn mà chỉ chép lại tên bài và câu đầu tiên (sắp xếp theo thứ tự a, b, c... chữ cái đầu của câu thơ)
Phần khảo đính đƣợc đánh số theo thứ tự a, b, c... Tất cả sự khác biệt so với bản đƣợc tuyển chọn đều đƣợc ghi nhận lại để tiện việc tra cứu cho việc nghiên cứu sau này. Văn bản được tuyển chọn là văn bản có độ ổn định tương đối cao trên cơ sở đói chiếu qua tất cả các văn bản chữ Nôm và văn bản tiếng Việt.
Phần chú thích: sử dụng những chú thích của các bản: V8, V10, VI, VI2, VI4, VI5, VI7, V21... trên tinh thần kế thừa có bổ sung. Kí hiệu chú thích đƣợc đánh số theo thứ tự 1, 2, 3...
1.2.4.3. So sánh đới chiếu giữa văn bản vừa xác lập và một số ấn phẩm bằng tiếng Việt tiêu biểu
Stt Tên văn bản tổng số
Tổng số bài theo thể loại lặp Số bài trùng bản TPTX Chỉ có ở
Hát nói Lục Bát Luật Đường Cổ Thi Phú Văn Tế Câu đối
1 Tác phẩm Tú
Xương 134 9 7 107 1 4 3 3 / /
2 Nam Phong tạp chí
(V3) 105 3 48 87 5 2 2 2 84 50
3 Văn đàn bảo giám
(V4) 175 9 8 152 2 2 2 / 118 17
4 Vị Xuyên thi văn
tập (V8) 190 9 8 167 2 2 2 / 117 16
5 Thân thế - thơ văn
Tú Xương (V10) 194 10 9 166 2 2 2 3 121 12
6 Văn thơTTX (V11) 136 6 8 114 / 3 2 3 115 27
7 Thơ văn TTX
(V14) 151 4 7 120 2 4 3 11 125 9
8 TXTP-giai thoại
(V 17) 134 5 7 111 1 4 3 3 127 7
9 (V21) 96 3 5 80 / 3 3 2 93 41
Ngoài việc phát hiện thêm về các bản chép tay bằng chữ Nôm, tuy văn bản của chúng tôi không có phát hiện thêm về mặt tác phẩm của Tú Xương, nhưng cũng đã có 02 phát hiện bổ sung. Đó là phát hiện thêm 2 câu cuối của bài thơ: Tết tặng cô đầu và thêm hai câu tứ tự trong bài Phú thầy đồ dạy học. Xin xem lại các trang
Văn bản vừa xác lập của chúng tôi không có dao động đáng kể về mặt số lƣợng so với các văn bản xuất hiện gần đây. Đặc biệt là với bản V17 đƣợc xem nhƣ là một bần trục, văn bản của chúng tôi đã điều chỉnh một số sai sót còn xuất hiện
trong văn bản này và tiếp tục một loại bớt một số tác phẩm đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu cho là của các tác giả khác. So với bản V17, chúng tôi đã xếp sang tồn nghi một số bài: Thú cô đầu, Cháu khóc cô chồng, Phường nhơ, Đùa bạn vào nhà pha, Chiêm bao (không phù hợp với phong cách), Cái nhớ (Cái nợ -Nhớ bạn: Trần Nghĩa cho là của Vũ Đình Khôi, Dạ hoài (Theo Trần Nghĩa, bài này của Vũ Tích Cống). Chính bản VI7 cũng đã nhầm lẫn khi vừa cho Cái nhớ và Dạ hoài vào trong phần tuyển chọn lại xếp cả trong phần tồn nghi. Than nghèo (bản V2 và V9 cho là của Từ Diễn Đồng); bổ sung thêm một số bài Hát nói qua kiểm chứng đã có thể xác định là của Tú Xương: Đánh tổ tôm, Ngẫu chiếm, Thi hỏng, Đĩ rạc đi tu.
Số bài đƣợc tuyển chọn trong bản của chúng tôi đã không thấy có trong bản VI7 là:
Đánh tổ tôm, Ngẫu chiếm, Thi hỏng, Đĩ rạc đi tu, Ngẫu vịnh, Tự trào I, Làm ruộng.
Văn bản đƣợc xác lập trên cơ sở các tác phẩm và câu chữ đƣợc tuyển chọn đều có độ ổn định và tần xuất xuất hiện cao. Đây là cơ sở khoa học để chúng tôi có điều kiện tiếp cận cấu trúc hình thức tác phẩm của Tú Xương.
TIỂU KẾT VỀ NHỮNG VẨN ĐỀ CƠ SỞ CỦA LUẬN ÁN
I. Những khái niệm cơ sở
11. Đời sống xã hội được qui phạm hóa với những nghi lễ nên văn chương cũng dầy đặc những điển lệ mang tính qui phạm. Do vậy, có thể nói qui phạm hóa là đặc trƣng cơ bản, đặc trưng bao trùm của văn chương trung đại Việt Nam.
Nghiên cứu "Thơ Tú Xương trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam" là nghiên cứu những những chuyển biến trong cảm hứng về con người và thế
giới, về phương thức biểu hiện trong thơ Tú Xương theo hướng hiện đại hóa. Do vậy việc xác lập tiêu chí cho khái niệm qui phạm hóa và những biểu hiện của đặc trƣng qui phạm trong văn chương trung đại là một công việc hết sức cần thiết để nghiên cứu thơ Tú Xương từ góc độ nghiên cứu hệ thống, lịch sử phát sinh và so sánh loại hình nhằm đánh giá chính xác và khoa học giá trị của thơ Tú Xương cũng như qua đó định vị được vị trí cũng như tác động của thơ Tú Xương trong diễn trình của lịch sử Việt Nam từ trung đại sang hiện đại.
1.2. Thơ Tú Xương là một hiện tượng độc đáo của văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX. Cảm hứng nghệ thuật trong thơ Tú Xương được thể hiện qua phương tiện nghệ thuật:
thơ luật Đường, Phú, Văn tế, thơ Hát nói...; cấu trúc đăng đối, biền ngẫu; tiết tấu, nhịp diệu, ngôn từ ... trong một chừng mực nào đó vẫn thuộc phạm trù văn chương trung đại. Thế nhưng cảm hứng nghệ thuật cũng như thủ pháp nghệ thuật trong thơ Tú Xương đã có nhiều khác lạ so với đặc trưng qui phạm hóa của văn chương trung đại. Sự khác lạ trong thơ Tú Xương là sự đổi khác triệt để từ cảm hứng đến thi pháp, sự đổi mới khác lạ vƣợt khỏi phạm trù cái cũ, cái cổ điển; khác biệt hoàn toàn với cái mới khác lạ mang tính cách tân so vổi qui phạm văn chương trung đại, nhưng vẫn thuộc phạm trù văn chương trung đại của thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyên ...
2. Vấn đề văn bản tác phẩm Tú Xương không quá phức tạp như dối với văn bản tác phẩm Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát... Nhung cũng như nhiều tác giả thời trung đại hiện vẫn chƣa tìm thấy đi cảo của nhà thơ, những dị biệt, nhầm lẫn trong các văn bản tác phẩm của Tú Xương vẫn còn khá lỏn. Do vậy, việc nghiên cứu tiếp nhận thơ Tú Xương muốn hạn chế đến mức tối đa cho phép những sai sót do những nhầm lẫn, cần phải đƣợc dựa trên một văn bản có độ tính xác và độ ổn định cao.
Việc nghiên cứu của luận án này đƣợc dựa vào văn bản do chúng tôi tuyển chọn và khảo đính gồm 134 tác phẩm (9 bài Hát nói, 7 bài Lục bát, 107 bài Thơ luật Đường, 1 bài cổ thi, 4 bài Phú, 3 bài Văn tế, 3 loại câu đối).
Văn bản này đƣợc xác lập trên cơ sở khảo sát đối chiếu 5 bản Nôm chép tay và gần 40 ấn phẩm bằng tiếng Việt. Kế thừa phương pháp nghiên cứu văn bản của nhiều công trình, chúng tôi đã thống kê, phân loại, loại bỏ những tác phẩm đã đƣợc xác định là nhầm lẫn của tác giả khác lập ra một văn bản tác phẩm của Tú Xương sắp xếp theo thể loại có kết hợp với đề tài và thời gian sáng tác. Tuy chƣa thể khẳng định nhiều về tính ƣu việt của văn bản mà chúng tôi vừa xác lập nên, song cũng có thể nói rằng văn bản này sẽ giúp việc nghiên cứu tiếp nhận của chúng tôi đƣợc thuận lợi hơn nhờ vào cơ sở khoa học và tính hệ thống của văn bản.