Không gian thơ Tú Xương đóng khung trong cảnh sinh hoạt đô thị

Một phần của tài liệu thơ tú xương trong tiến trình hiện đại hóa văn học việt nam (Trang 131 - 141)

CHƯƠNG 2. CẢM HỨNG VỀ CON NGƯỜI THỊ DÂN VÀ THẾ GIỚI THỊ THÀNH

2.2. Cảm hướng về thế giới thị thành của Tú Xương

2.2.1. Không gian sinh hoạt: không gian cảnh phố và không gian cảnh trường thi

2.2.1.1. Không gian thơ Tú Xương đóng khung trong cảnh sinh hoạt đô thị

Tú Xương không có thơ vịnh cảnh với phong hoa, tuyết nguyệt, với tứ thời vịnh... mà chỉ có cảnh "Sông lấp", chỉ có cảnh "sông nên bãi"... "phố nửa làng" (Vị Hoàng hoài cổ), chỉ có toàn cảnh "Phố": phố Hàng Nâu, phố Hàng Song, phố Hàng Sắt, phố Hàng Thao, phô Giấy... và "Phố phường tiếp giáp với bờ sông "(Than đời), chỉ toàn là cảnh sinh hoạt phố phường của Thành Nam.

"Trong thơ Tú Xương, trong phú Tú Xương, chí rặt có cảnh Nam Định, sự Nam Định, lời Nam Định, người Nam Định... Toàn là thực tiễn Nam Định... chỉ thấy toàn một màu Nam Định." [196, tr. 13 - 14].

Không gian cảnh chợ đã thấp thoáng trong thơ Nguyễn Trãi "Lao xao chợ cá làng ngƣ phủ", trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm "Người hàng thịt nguýt người hàng cá". Không gian cảnh chợ có phần đậm nét hơn qua thơ Nguyễn Khuyến:

+ " Chợ búa trầu cau chẳng dám mua"

(Nhà nông than thở) + "Hàng quán người về nghe xao xác,

Nợ nần năm hết hỏi lung tung" (Chợ Đồng)

Tuy vậy, ở những tác giả này không gian cảnh chợ vẫn chỉ là cái cớ để thác ngụ cảm hứng thế sự hơn là đƣợc miêu tả trong cảm hứng chiếm lĩnh hiện thực của chủ thể trữ tình.

Bút pháp miêu tả không gian cảnh chợ ở đây vẫn thuộc phạm trù

bút pháp không gian truyền thống của thơ ca trung đại.

Không gian cảnh phố trong thơ Tú Xương không có cái bao la, bát ngát theo tầm cao của không gian vũ trụ nhƣ thơ ca trung đại, khổng gian ấy đƣợc mở ra theo chiều rộng và chiều sâu. Không gian ấy bao quát toàn bộ cảnh trí phố phường và cảnh sinh hoạt nơi phố phường. Trong tầm cảm nhận của chủ thể trữ tình, không gian ấy trải dài theo chiều sâu len lỏi vào tận trong các gia đình thị dân để ghi nhận lại sự phát hiện của chủ thể trữ tình trước bao điều ân tình cũng nhƣ bao cái tình đời bạc bẽo.

Không gian cảnh trí phố phường của thơ Tú Xương trải rộng ra và được khắc họa đậm nét và cụ thể trên cái nền của cảnh "Sông kia rày đã nên đồng, Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai." (Sông lấp), cảnh "Phố phường tiếp giáp với bờ sông" (Than đời) và cảnh "sông nên bãi", "phố nữa làng" (Vị Hoàng hoài cổ); là cái cảnh "hai mái trống toang" (Hà Nam tức sự)... Khi mở lên tầm cao, không gian cảnh trí phố phường của Tú Xương không có được cái vẻ thoáng đạt, hùng vĩ nhƣ không gian trong thơ trung đại. Trái lại, nó tàn tạ, ảm đạm, sầu úa "Nhạt nhèo quang cảnh bóng trăng suông" (Đêm buồn). Không đƣợc mở lên tầm cao của vũ trụ, không gian cảnh trí trong thơ Tú Xương bị bó hẹp trong không gian Thành Nam nên vừa chật chội vừa tù túng "Nhà tẻo tèo teo lại gác chồng" (Khen người Hàng sắt), tăm tối và tù đọng "Đêm sao đêm mãi thế ru mà ?" (Đêm dài) nhƣ chính cái không gian thực tại của nó, cái không gian ở Thành Nam và không gian xã hội của Việt Nam trong cái buổi giao thời phong kiến tƣ sản. Không đƣợc mở lên tầm cao của vũ trụ theo bút pháp của thơ trung đại nên không gian trong thơ Tú Xương không có sự bất biến của không gian thơ trung đại.

Không gian cảnh trí phố phường của Tủ Xương thật sinh động trong sự vận động của vật chất. Nó không phải là cái "thế gian biến cải vũng nên đồi" trong chiều sâu suy nghĩ đạo đức của chủ thể trữ tình bằng cảm

thức nhà Nho, mà nó là cái thực tại đang vận động trong sự cảm nhận về sự thay thế của vật chất bằng cảm thức của thị dân. Sự khác biệt trong cảm thụ về không gian này theo A. JA.

Gurêvich là do: "Sự phát triển của dân cƣ thành thị với một phong cách tƣ duy mới biến đổi, duy lí hơn bắt đầu làm biến đổi cách cảm thụ thiên nhiên truyền thống này." [82, tr. 96].

Nhà thơ nhà Nho luôn mang một nỗi niềm thế sự trước cảnh vật, nhưng là nỗi niềm trong sự nhất thể với cảnh vật. Trước không gian phố phường, Tú Xương cũng trăn trở nỗi niềm thế sự, cũng trăn trở trước đạo cha con, nghĩa vợ chồng "Nhà kia lỗi đạo con khinh bó, mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng "(Than đời), cũng trăn trở trước cái sự đời và bày tỏ nỗi trăn trở với "ông trăng": "Hoa là ông có biết chăng sự đời "(Hỏi ông trăng) nhƣng cảnh và người đối lập nhau. Cảnh phố tồn tại là một khách thể trong sự phủ nhận của nhà thơ. Xem cảnh vật nhƣ một khách thể trong thái độ phủ nhận cái thực tại mà trong bài "Sông lấp" mới đồng thời cùng tồn tại hai con sông: con sông "kia" đang hiển hiện và một con sông trong tâm tưởng nhà thơ. Chính bởi cảm hứng phủ nhận thực tại - cảm hứng hoài cổ - mà trong sâu thẳm cõi lòng của nhà thơ "tiếng ếch" luôn vang vọng thành tiếng "gọi đò" của thời xa vắng.

Trần Đình Sử cũng cho rằng: cảm hứng với con "sông lấp" - sông Vị Hoàng của Tú Xương là cảm hứng "để cảm sự biến đổi hơn là nhớ tiếc." [164, tr. 265]. Đối lập với thực tại không hòa nhập với thiên nhiên cảnh vật mà Tú Xương luôn mang cảm giác bất lực trước thực tại. Trong khi các nhà thơ trung đại "có thể ung dung nắm bắt đƣợc mọi cung bậc không gian" [166, tr.

26] thì con người thi nhân của Tú Xương luôn cảm thấy bất lực trước những biến đổi của thực tại: "Ai khéo xoay ra phố nửa làng" (Vị Hoàng hoài cổ) do vậy mà ông luôn trăn trở:

"Bắc Nam hỏi khắp người bao tỉnh,

Có đất nào nhƣ đất ấy không ?" (Than đời)

Tú Xương đã phủ nhận thực tại và hoài cổ bằng cảm hứng phủ nhận trước những biến đổi của thực tại thế cho nên không gian tâm tưởng hoài niệm có xuất hiện (Sông lấp, Vị Hoàng hoài cổ) nhƣng không thật đậm nét trong thơ ông. Sự đối lập giữa không gian thực tại và không gian tâm tưởng là biểu hiện của những mâu thuẫn trong cảm quan bởi sự "đồng tồn tại" của con người nhà Nho và con người thị dân. Đây chính là yếu tó tạo nên sự khác biệt giữa Tú Xương với những nhà thơ cùng thời như: Nguyễn Khuyến, Từ Diễn Đồng, Nguyễn Thiện Kế, Kép Trà ... Chính bổi cách cảm thụ và khắc họa không gian bằng thái độ phủ nhận của chủ thể trữ tình đã làm nảy sinh cảm hứng trào phúng trong thơ Tú Xương.

Không gian cảnh phố trong thơ Tú Xương mở rộng ra với những cảnh sinh hoạt phố phường. Không gian ấy vừa đa chiều vừa sống động trong mớ âm thanh hỗn tạp nơi hè phố:

+"Khăn là bác nọ to tầy rể, Váy lĩnh cô kia quét sạch hè.

Công đức tu hành sƣ có lọng,

Xu hào rủng rỉnh Mán ngồi xe." (Năm mới) +"Đì dẹt ngoài sân tràng pháo chuột, Om sòm trên vách bức tranh gà.

Chí cha chí chát khua giầy dép, Đen thủi đen thui cũng lƣợt là."

(Ngày xuân ngẫu hứng)

Không gian phố phường trong thơ Tú Xương còn sóng động qua sự láo nháo của những sinh hoạt thị dân buổi giao thời trong tiếng "cười ha hả", tiếng "cười khì

khì" (Ông Cử thứ năm), trong cảnh năm mới ồn ào tiếng "chúc nhau" (Năm mới chúc nhau) của những thị dân, "tiếng" khóc nhau bằng "câu đối đỏ" của người hàng phố với người hàng phố (Mồng hai Tết viếng cô Kí), tiếng "chép miệng" thở dài của bà mẹ vợ "đang nuôi to cái dại" của chàng rể (Chửa hoang), tiếng thề bồi "Việc bác không xong tôi chết ngay"

của người làm mối (Bỡn người làm mối), tiếng "Xì xào tôm tép chợ hầu tan" (Vị Hoàng hoài cổ) và "eo sèo" tiếng tranh mua tranh bán trên "mặt nước buổi đò đông" (Thương vợ);

cùng là tiếng đàn phách, tiếng cười đùa đú đởn giữa khách làng chơi với các cô đầu:

"Chuyện nở nhƣ pháo ran, Chuyện dai nhƣ chão rách.

Đổ cả bốn chân giường,

Xiêu cả một bức vách" (Tết tặng cô đầu)

Sự bát nháo của cái không gian ấy càng đƣợc tô đậm qua những cảnh "chồng chung, vợ chạ" (Lắm quan) và cái sự "trăm năm trăm tuổi lại trăm thằng" ở góc "phố Hàng Song thật lắm quan".

Không gian phố phường trong thơ Tú Xương còn có cảnh tượng "Thầy thầy tớ tớ phố Xênh xang" (Trông thấy người đi đường) với những công chức thị dân "Sáng vác ô đi tối vác về" (Tự ngụ), những viên quan "cờ bạc rong chơi" (Chế quan Đốc) và những cậu Âm con quan "điếu tráp nghênh ngang" (Chửi cậu Ấm) giữa phố phường. Độ còn là những cảnh tƣợng nhố nhăng diễn ra giữa chốn chùa chiền tôn nghiêm "Một thằng trọc tuếch ngồi khua mõ, Hai ả tròn xoe đứng múa bông" (Sư ông và mấy ả lên đồng) và sự hài hước qua câu chuyện "ông cò" "kiếm ăn to" khi "may vó đƣợc" một kẻ " ngớ ngẩn đi xia" (Hà Nam tức sự).

Tú Xương đã hí họa toàn cảnh cái không gian phố phường ấy bằng cảm hứng

phủ định, trào phúng. Tú Xương đã khắc họa một cách cụ thể mọi đưòng nét của cái thực tại ấy. Tiếng cười nhạo toát lên từ trong cái vẻ sống sượng, trí trá của nhân tình thế thái ấy, do vậy mà rất cay độc và đầy hằn học.

Không gian sinh hoạt gia đình cũng đã được Tú Xương khắc họa bằng bút pháp hí họa nhƣng cảm hứng không hoàn toàn là cảm hứng phủ định và trào phúng. Có cảm hứng trữ tình nên không gian sinh hoạt gia đỉnh trong thơ Tú Xương là không gian vừa xa lạ nhưng lại vừa gần gũi thân thương với nhà thơ. Trong cảm hứng trữ tình, không gian gia đình hiện lên trong thơ Tú Xương có cảnh vợ chồng hạnh phúc:

"Viết vào giấy dán ngay lên cột, Hỏi mẹ mày rằng dốt hay hay ? Thƣa rằng: hay thật là hay,

Không hay sao lại đỗ ngay Tú tài !

Xƣa nay em vẫn chịu ngài." (Tết dán câu đối)

Tâm tình của đôi vợ chồng thị dân trong bài thơ "Cậu Ấm giả lời vợ" của Đoàn Nhƣ Chưởng cũng thật thắm thiết:

"Mợ bảo vần Tây chẳng khó gì, Cho tiền đi học để chờ thi.

Thôi thôi lạy mợ xanh căng lạy, Mả tổ tôi không táng bút chì."

Nhƣng chƣa có đƣợc cái nồng nàn, tình tứ và chƣa có đƣợc cái giọng điệu bỡn cợt

"Xưa nay em vẫn chịu ngài" như của Tú Xương. Làm nên cái thắm thiết trong quan hệ vợ chồng của Đoàn Như Chương là sự bình đẳng. Cái đẹp trong quan hệ vợ chồng của Tú Xương là từ trên cái nền của sự bình đẳng mà vươn lên đến

niềm tin yêu, sự tin tưởng kí thác "Hỏi mẹ mày rằng dốt hay hay ?".

Cái ân tình chồng vợ sâu nặng ấy còn đƣợc thể hiện qua cảnh "đồng vợ đồng chồng":

"Thầy chắc hẳn văn chương đúng mực, lễ thánh xem giò;

Cô mừng thầm mũ áo đến tay, gặp người nói mộng."

(Phú hỏng thi )

và được khắc họa trong cái dáng khấn cầu và trong lời khấn cầu đầy thành kính của người vợ hiền thực:

"Chỉ bền một nén tâm hương nguyện, Thuốc thánh bùa tiên ắt phải chày."

(Đang ốm nghe vợ khấn cầu)

Tú Xương còn thể hiện được không khí đầm ấm dương hòa trong các gia đình thị dân ở Thành Nam qua tiếng khóc mẹ, ai oán não nung:

"Trướng huệ dạy con, Nhà lan kén rể...

...Dì tựa mẹ, mẹ cho tựa cả, nhớ ơn cây sắn bám cây cù;

Bà nuôi cháu, cháu chẳng nuôi nào, khôn lấy sức chim đền rốn bể"

(Văn tế mẹ) và trong nỗi thương cha, trong tiếng khóc chồng nức nở:

" Gần đến mồng năm Đoan Ngọ, đào đào mận mận, cũng có của ngon vật lạ, chàng đã đi thiếp cũng chán chường;

Xa là tháng tám Trung thu, ngựa ngựa voi voi, những là tán giấy đèn cù, cha chẳng ở

con nào vui cỗ." (Văn tế chồng)

Không gian gia đình đầm ấm hiện lên trên cái nền của cảm hứng trữ tình nên không có cái tù túng chật chội như không gian cảnh phố phường. Không đóng

khung trong những qui phạm, những chuẩn mực nên không có dường nét và góc cạnh cụ thể.

Nhung do đƣợc viền bổi tinh thần nhân ái nên không gian gia đình êm đềm hạnh phúc ấy cũng vẫn đủ đậm nét để trở thành dối trọng với không gian cảnh phố phường, tạo nên được cho không gian nghệ thuật của thơ Tú Xương một vẻ phong phú và nét riêng biệt, tạo nên một biên tấu cho bức tranh cảnh vật của thơ ca Việt Nam vđi kiểu hình không gian gia đình.

Tú Xương còn có một kiểu hình không gian gia dinh độc đáo và lạ hoa trong cảm hứng trào phúng. Bằng cảm hứng trào phúng và phủ nhận, Tú Xương đã hí họa nên cái không gian gia đình với bố "làm quan", con "làm lính": "Nước quạt chửa xong con nhảy ngựa, Trống hầu vừa dứt bố lên thang." (Quan tại gia); bó là thầy, con là trò: "Thầy ngồi chễm chê, Trò đứng xung quanh." (Phú thầy đồ dạy học). Ông quan thì ăn lương vợ "Hỏi ra quan ấy ăn lương vơ", còn ông thầy làm thuê cho vợ được "tính đủ tiền chè, rượu, cơm, canh".

Không gian gia đình trong cảm hung trào phúng của Tú Xương có những mụ vợ "chanh chua vợ chửi chồng" (Vị Hoảng hoài cổ), những mụ vợ "nghêu ngao vợ chán chồng"(Mùa nực mặc áo bông), của những mụ vợ lang chạ, luôn cảm thấy "Chẳng khốn gì hơn cái nợ chồng"

(Sƣ ông và mấy lên đồng). Quan hệ chồng vợ ấy đƣợc làm nên bổi "cái xe tay"(Mồng hai Tết viếng cô Kí), vợ chồng gắn bó là bồi "chuyện trăng hoa" (Nhắn chị làm lẽ thứ tƣ),

"mấy hột tình" (Cô hầu gửi quan lớn) và bỏ! "Một sợi tơ hồng chẳng biết vê" (Chế ông bạn láy vợ bé).

Khắc họa không gian gia đình bằng cảm hứng trào phúng Tú Xương đà bóc trần cái bản chất thực, phơi bày tất cả sự giả trá trong quan hệ gia đình và trật tự gia đình phong kiến.

Phơi bày tất cả những cái xấu xa đồi bại của cái không gian gia đình vô luân ấy, Tú Xương đứng trên quan điểm nhân dân để phê phán, đả kích sự

hủ lậu, sự lỗi thời của những chuẩn mực và luân lí phong kiến. Về mặt cảm hứng nghệ thuật, với kiểu hình không gian gia đình này, Tú Xương đã vượt ra khỏi qui phạm của thơ ca thời trung đại.

Thơ nhà nho của Tú Xương không hoàn toàn vắng bóng cảnh vật thiên nhiên. Khung cảnh thiên nhiên hiện lên trong thơ của Tú Xương cũng thật sinh động. Đó là khung cảnh làng quê êm ả trong tiết trời tháng bảy:

"Ỳ èo trẻ học nghe không thấy, Mát mẻ nhà ai ngủ hẳn lâu.

Ông lão nhà quê tang tảng dậy,

Bảo con đem đó chớ đem gầu" (Mƣa tháng bảy) với những cảnh sinh hoạt dân dã, cảnh gia đình ấm êm hạnh phúc:

"Nhà gỗ năm gian lợp lá gồi, Trông giòng sông Vị tựa non Côi.

Đầu nhà khanh khách vào làm tổ, Nhìn thấy chim con nó há mồi.

Kể chi giàu của lại giàu con, Gái gái trai trai hai cỗ tròn."

(Mừng chú làm nhà) cũng như với bao thiên tai và bao nỗi vất vả, lo toan của con người trước thiên tai:

+ "Ruộng hóa ra dưa nước trắng bừa.

Bát gạo Đồng Nai kinh chuyện cũ, Con thuyền Quí Tị nhớ năm xƣa."

(Than nước lụt Bính Ngọ)

+"Dạo này đá chảy với vảng trôi,

Thiên hạ mong mƣa dứng lại ngồi." (Đại hạn) và trước bao tệ nạn ở chốn hương thôn:

"Miếng ăn tới miệng là thƣa kiện, Lúa rũ chân đê chửa đƣợc vò."

(Thề với người ăn xin)

Nói thơ Tú Xương thiếu vắng bóng dáng thiên nhiên là nói sự thiếu vắng cái không gian thiên nhiên cảnh vật theo bút pháp thơ đề vịnh thiên nhiên quen thuộc của thơ ca nhà Nho: bút pháp khắc họa không gian nội cảm. Cũng nhƣ không gian cảnh phố, không gian cảnh vật thiên nhiên đã được Tú Xương khắc họa một cách cụ thể bằng bút pháp ngoại hiện.

Thiên nhiên cảnh vật đƣợc miêu tả nhƣ là một khách thể, là đối tƣợng phản ánh. Nhà thơ có trăn trở trước cảnh vật, nhưng là nỗi thương cảm nhân tình trước cái đối tượng được phản ánh, trước hiện thực chứ không hề là mượn cảnh vật để thác ngụ nỗi trăn trở thế sự như cách các nhà Nho vẫn thể hiện trong thơ của họ. Tuy đã có một vẻ riêng, nhƣng nhìn chung không gian tạo vật trong thơ Tú Xương vẫn mang vẽ tĩnh lặng, u mặc như không gian cảnh của thơ nhà Nho. Tuy cũng được điểm xuyến đầy phá cách với hình ảnh con người đang ngất nghễu trên lƣng trâu "Cƣỡi trâu thế mà vững, Có ngã cũng không đau" (Làm ruộng), nhƣng nó vẫn không sống động và gây đƣợc nhiều ấn tƣợng bằng không gian cảnh phố. Do vậy, không gian nghệ thuật ấn tượng, sinh động và độc đáo mang đậm nét riêng của Tú Xương vẫn là không gian cảnh phố.

Với những bài thơ về cảnh làng quê, Nguyễn Khuyên đƣợc xem là nhà thơ của nông thôn. Với những một loạt những bài thơ về cảnh phố và cảnh sinh hoạt phố phường, Tú Xương là người đầu tiên đưa cảnh "Phố" và cảnh sinh hoạt của

Một phần của tài liệu thơ tú xương trong tiến trình hiện đại hóa văn học việt nam (Trang 131 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(293 trang)