CHƯƠNG 1. NHŨNG VẤN ĐỀ CƠ SỞ CỦA LUẬN ÁN
1.2. Vấn đề văn bản thơ Tú Xương
1.2.3. Những cơ sở và nguyên tắc để xác lập một văn bản mới về tác phẩm của Tú Xương
1.2.3.1. Đến nay đã có nhiều ấn phẩm đạt mức ổn định và độ tin cậy cao nhƣ "Văn thơ Trần Tú Xương" [32] của Hoàng Ngọc Phách - Lê Thước - Đỗ Đức Hiểu (1957), "
Thơ văn Trần Tú Xương" của nhà xuất bản Văn học (1970) [31] và "Tú Xương tác phẩm và giai thoại" [15] do Nguyễn Văn Huyền chủ biên (1986) nhƣng nhìn chung tình hình văn bản thơ Tú Xương như đã nêu ở trên, ngay cả trong những bản được xem là có độ tin cậy cao này vẫn chƣa phải đã hết những bất cập. Khảo cứu văn bản lâu nay đành phải làm từ ngọn vì không có bản gốc đáng tin cậy. Theo cách đã làm lâu nay, thật là từ ngọn của ngọn. Do vậy, việc tiến hành khảo sát lại toàn bộ văn bản về thơ Tú Xương là một việc hết sức cần thiết và cấp bách. Vì theo
quan niệm của nhà văn bản học Xô Viết Nhitraêva:" Văn bản học trong ý nghĩa đầu tiên của nó là cơ sở cho tất cả bộ môn nghiên cứu văn học. Những công trình nghiên cứu văn bản chuẩn bị cho việc nghiên cứu về mặt lịch sử văn học, dọn đường cho nó" [dẫn theo 114, tr.
49]
Việc nghiên cứu về văn bản thơ Tú Xương trong thời gian tới cần phải lược đặt trong tổng thể của cả diễn trình nghiên cứu, có tiếp thu kế thừa và chọn lọc. Cần tiếp tục tìm kiếm thêm những văn bản bằng chữ Nôm trong kho sách Hán Nôm tại các thƣ viện.
Bên cạnh nguồn tƣ liệu bằng chữ Nôm cũng cần chú trọng đến những ấn phẩm tiếng Việt, đặc biệt là với những ấn phẩm trước 1954. Các văn bản thơ Tú Xương trước 1954 như Nam phong tạp chí và Văn đàn bảo giám cũng nhƣ Vị Xuyên thi văn tập và Thân thế và thơ văn Tú Xương tuy còn hạn chế về mặt khoa học nhung ít nhiều cũng có giá trị tư liệu vì là những công trình tiến khỏi, từng đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nhiều ấn phẩm về thơ Tú Xương trong suốt nửa thế kỉ qua nên đều có thể xem là những tài liệu cần thiết làm cơ sở cho việc khảo cứu hiện nay.
Trong bài viết "Về việc nghiên cứu thơ Tú Xưởng" [95, tr. 125] có thể xem như một sự tổng kết công việc nghiên cứu thơ Tú Xương nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ (1870 - 1970), nhà văn Nguyễn Công Hoan đã đƣa ra đề nghị về việc nghiên cứu tiếp nhận thơ Tú Xươn gồm 3 điểm như sau:" Tìm đủ đúng sáng tác của nhà văn... Chia toàn bộ sáng tác của tác giả ra từng thể loại... So sánh tác phẩm của tác giả đó với tác phẩm của những tác giả đương thời cùng viết về một thể loại." [95, tr. 125]
Xét về mặt nghiên cứu văn bản hai điểm đầu trong đề nghị của Nguyễn Công
Hoan là một gợi ý đáng chú ý.
1.2.3.2. Xem những đề xuất của Nguyễn Công Hoan là hợp lí, chúng tôi đã tiến hành việc khảo cứu văn bản thơ Tú Xương trên tinh thần: đủ, đúng và theo thể loại.
Bên cạnh việc tập hợp toàn bộ những ấn phẩm bằng tiếng Việt qua các thời kì chúng tôi cũng đã tìm kiếm thêm các bản Nôm chép tay tác phẩm của Tú Xương. Đến nay, theo điều kiện cho phép, chúng tôi đã có đƣợc trong tay 6 bản Nôm chép tay (trong đó có 5 bản có chép thơ) cùng 39 ấn phẩm bằng tiếng Việt (bao gồm bản sớm nhất và bản mới nhất) về tác phẩm của Tú Xương. Tổng số văn bản về tác phẩm của Tú Xương chắc chắn sẽ nhiều hơn.
Nhung nếu văn bản nào chúng tôi chƣa nêu ra trong phần thống kê có thể là những văn bản đƣợc tái bản không có bổ sung gì, nên chúng tôi chỉ chọn một bản trong số đó.
Trong 39 ấn phẩm bằng tiếng Việt, có rất nhiều ấn phẩm chỉ là sao chép lại từ những bản khác. Số bản còn giữ lại để so sánh đói chiếu là 21 bản. Trong điều kiện hiện nay nhƣ đã trình bày ở trên thật khó thể tìm đƣợc một văn bản có thể nói là chính xác nhất, đúng nhất về tác phẩm của Tú Xương. Do vậy, yêu cầu một văn bản "đúng" ở đây nên hiểu là một văn bản có được một sự hợp lí tương đối về nội dung và hình thức, cùng như có sự xuất hiện với tần số ổn định cao ở nhiều văn bản.
Chúng tôi đã phân loại, so sánh đối chiếu để tuyển chọn "đủ và đúng" tác phẩm của Tú Xi, trên tinh thần kế thừa thành tựu khảo cứu của những người đi trước. Các tác phẩm đƣợc sắp xếp theo thể loại: Hát nói, thơ luật Đƣòng, Phú, Văn tế, thơ lục bát và câu đối.
Các bản Nôm: Quốc văn tùng kí và Nam âm thảo đều sắp xếp theo thể loại. Trong giai đoạn trước 1954 việc sắp xếp theo thể loại cũng khá phổ biến. Có 5/10 ấn phẩm đã sử dụng cách sắp xếp này: Cổ xuy nguyên âm, Văn đàn bảo
giám, Vị Xuyên thi văn tập, Việt thi, Thân thế và thơ văn Tú Xương. Nhưng kể từ Văn thơ Trần Tú Xương (1957) cho đến nay cách sắp xép theo thể loại không còn thấy được sử dụng mà thay vào đó phổ biến là cách sắp xếp theo đề tài.
Việc sắp xếp theo thể loại có một cơ sở khoa học. Theo Bakhtin: thể loại là "những nhân vật chính ... của văn học và ngôn ngữ" [53, tr. 28]. Nhƣ vậy, chính thể loại mổi chính là nhân vật chính nắm giữ vận mệnh của văn học, túc là nhân tố quyết định tiến trình phát triển của văn học "còn trào lưu, trường phái chỉ là nhân vật hạng nhì, hạng ba." [53, tr. 28].
Trên những nguyên tắc như" vừa nêu, nhiều vấn đề, sự kiện, địa danh, tên người...
cũng cần có sự chú thích lại cho phù hợp và chính xác hơn. Do vậy, việc hiệu đính trong khi tiến hành khảo cứu thơ Tú Xương hiện nay là một công việc hết sức cần thiết và phải được thực hiện một cách nghiêm túc và khoa học.