Khái niệm hiện đại, văn học hiện đại, hiện đại hóa văn học và tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam

Một phần của tài liệu thơ tú xương trong tiến trình hiện đại hóa văn học việt nam (Trang 33 - 42)

CHƯƠNG 1. NHŨNG VẤN ĐỀ CƠ SỞ CỦA LUẬN ÁN

1.1. Những khái niệm cơ sở

1.1.2. Khái niệm hiện đại, văn học hiện đại, hiện đại hóa văn học và tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam

Tìm hiểu những yếu tố bất qui phạm như là đặc trung thi pháp của Tú Xương so với những đặc trƣng qui phạm hóa của thi pháp văn học trung đại là một điều kiện cần nhƣng vì mục đích nghiên cứu của luận án là nghiên cứu thơ Tú Xương trong sự vận động phát triển của văn học Việt Nam theo hướng hiện đại hóa, nên sẽ là chưa đủ nếu bỏ qua việc tìm hiểu những khái niệm về hiện đại, hiện đại hóa văn học và tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Nói theo nhà nghiên cứu Lê Ngọc Trà: "Không ý thức đƣợc vấn đề này sẽ dẫn đến tình trạng thường gặp là nhiều khi nhà nghiên cứu hay thiên lệch hoặc nói quá lòi về giá trị của các sáng tác văn học

mang tính hiện đại, về những hiện tượng văn học đương đại hoặc những hiện tượng được khảo sát trong quá trình hiện đại hóa." [200, tr. 4]

Trở lại với vấn đề hiện đại, hiện đại hóa văn học và tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam - một vấn đề khá nhạy cảm và tế nhị trong giai đoạn hiện nay -chúng tôi không có tham vọng đề xuất một quan niệm để góp phần vào việc trao đổi. Xuất phát từ yêu cầu của việc nghiên cứu thơ Tú Xương, chúng tôi muốn qua việc khảo sát những ý kiến trao đổi để có đƣợc một cái nhìn hệ thống và qua đó có cơ sở để xác lập hệ thống luận điểm về những khái niệm hiện đại, hiện đại hóa Việt Nam và tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam làm "điểm tựa" cho việc nghiên cứu xác định những yếu tố hiện đại nhằm định vị vị trí của Tú Xương trong sự vận động và phát triển của văn học theo hướng hiện đại hóa. Trước tiên, chúng tôi xin đƣợc bắt đầu vấn đề với việc xác định lại khái niệm hiện đại.

1.1.2. 1. Khái niệm hiện đại - tính hiện đại của văn học và văn học hiện đại:

Trong tiếng Việt, hiện đại là một từ đƣợc dùng để chuyển nghĩa các từ: modern, contempọrary (tiếng Anh); moderne, contemporain (tiếng Pháp); Các từ modern, contemporary (tiếng Anh); moderne, contemporain (tiếng Pháp) đều có góc từ tiếng Latinh:

modernus có nghĩa là gần đây, mới đây, mới.

Về ngữ nghĩa, hiện đại là một từ đa nghĩa. Nó có nghĩa là mới (tiếng Anh: new), trái với cũ (tiếng Anh: old); cũng có nghĩa là đương thời (tiếng Anh: contemporary, tiếng Pháp:

contemporain) trái với xƣa, cổ đại (tiếng Anh: ancient, tiếng Pháp: antique).

Nhƣ vậy về khái niệm, tuy lĩnh vực tri thức mà hàm nghĩa của khái niệm này có sự thay đổi. Với hàm nghĩa là cái mới, trong văn học khái niệm hiện đại (modernity, modernité) chỉ những tính chất, hiện tƣợng mới mẻ khác biệt với cái cũ,

cái truyền thống, cái cổ điển (classical, classique). Do vậy, văn học hiện đại là văn học phát triển nhất, mới mẻ nhất về hình thức nghệ thuật cũng như là mới mẻ về nội dung tư tưởng so với văn học thời kì trước đó.

Với hàm nghĩa là đương thời, các nhà sử học đã phân biệt khá rõ: modern, moderne là cận đại, còn contemporary và contemporain là hiện đại hay dương đại; thành những khái niệm để phân kì tiến trình phát triển của xã hội loài người: cổ đại (Ancient, Antique), trung đại, trung cổ (Middle - Ages, Moyen - Âge), cận đại (Modern, Modeme), hiện đại (Contemporary, Contemporain). Vận dụng những khái niệm phân kì lịch sử ấy, giđi nghiên cứu văn học đã phân chia lịch sử văn học nhân loại thành các thời kì: văn học cổ đại, văn học trung đại - trung cổ, văn học hiện đại. Tuy nhiên không phải nền văn học nào cũng phát triển theo một tiến trình nhƣ thế. Tuy thuộc vào quan niệm và cách sử dụng khái niệm, trong mỗi nước và trong từng thời kì mà có các cách phân kì và định danh từng thời kì khác nhau.

Khái niệm văn chương hiện đại theo Trần Thanh Đạm "là nền văn chương mới về nội dung tư tưỏng cũng như về hình thức nghệ thuật..." [78, tr.21]. Quan niệm văn chương hiện đại là văn chương mới - văn chương thế kỉ XX - đã được nêu ra từ cuối những năm 30 và đầu những năm 40 của thế kỉ XX qua các ý kiến của các học giả: Vũ Ngọc Phan trong tập sách

"Nhà văn hiện đại" [147, tr. li - 12] và trong bài viết "Sự tiến triển của văn học Việt Nam hiện đại" đăng trên Tạp chí Tiên phong [148, tr. 25 - 27], của Đặng Thai Mai qua bài viết

"Trên đường kiến thiết văn hóa mới ở Trung Quốc - vấn đề dân tộc hóa" đăng trên Tạp chí Tiên phong [122, tr. 224 - 228]. Đó cũng là cách nhìn nhận của nhà nghiên cứu Phạm Thế Ngũ trong "Việt Nam văn học sử giản ƣớc tân biên" [138, tr. 95 - 96], của nhà thơ Xuân Diệu trong "về cái hay, cái đẹp của thơ cổ điển Việt Nam" [70, tr.217 -

239], của Trần Đình Hươu - Lê Chí Dũng trong "Văn học Việt Nam 1900 - 1930 "[100], của Nguyễn Tri Nguyên trong "Nội sinh nhƣ là động lực của hiện đại hóa thơ ca Việt Nam"

[140, tr. 15 -21]. Và cũng là quan niệm của các nhà nghiên cứu Phong Lê [111], Vương Trí Nhàn [144], Vũ Văn Sỹ [168], Bích Thu [188], Đỗ Lai Thúy [190] qua các bài viết của họ trong tập sách "Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỉ XX".

Ở Việt Nam, khái niệm văn học hiện đại được hiểu với hàm nghĩa là đương thời để phân kì văn học Việt Nam nhằm chỉ bộ phận văn học không thuộc phạm trù trung đại, nghĩa là văn học không chịu ảnh hƣỏng của thi pháp trung đại và ý thức hệ phong kiến đƣợc tìm thấy qua ý kiến của Đào Duy Anh trong "Việt Nam văn hóa sử cương" [51], của Dương Quảng Hàm trong "Việt Nam văn học sử yếu" [85] từ những năm 30, 40 của thế kỉ trước.

Trong vài thập kỉ gần đây, khái niệm văn học hiện đại được hiểu với hàm nghĩa là đương thời đã nhiều lần xuất hiện trong các chuyên luận của Trần Đình Hươu ("Nho giáo và văn học Việt Nam Trung Cận đại") [99], của Lê Trí Viễn ("Đặc trƣng văn học trung đại Việt Nam") [210], của Nguyễn Đăng Mạnh ("Quá trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam nửa đẩu thế kỉ XX")[127, tr. 16 - 24].

Không có sự khác biệt lớn trong cách nhìn nhận của các nhà nghiên cứu về khái niệm hiện đại, nhưng lại có sự khác biệt về quan niệm cái đương thời trong phân kì văn học cũng nhƣ trong quan niệm về hiện đại hóa văn học và tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam.

1.1.2.2. Hiện đại hóa văn học và tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam

Trong nhiều thập kỉ của thế kỉ qua đã có nhiều ý kiến trao đổi về hiện đại hóa văn học và tiến trình hiện đại hóa văn học. Trong những năm giữa thế kỉ XX, vấn đề

hiện đại hóa văn học và tiến trình hiện đại hóa văn học đã đƣợc đặt ra qua các bài viết của các học giả: Đào Duy Anh, Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan, Đặng Thai Mai, Phạm Thế Ngũ... Sang đến những năm 80, 90 vấn đề này một lần nữa đƣợc đặt lại một cách hệ thống qua các ý kiến: của Trần Đình Hƣợu trong "Nho giáo và văn học Việt Nam Trung Cận đại" [99], của Trần Đình Hươu và Lê Chí Dũng trong giáo trình "Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 - 1930" [100, tr. 5 - 88], của Nguyễn Tri Nguyên [140, tr. 15 - 21], Nguyễn Đăng Mạnh [127, tr. 16 - 24], Hữu Ngọc [135 te.' 14 - 18] trên tạp chí Văn học; của Nguyễn Văn Hạnh trên báo Văn nghệ [87, tr. 3], của Mã Giang Lân trong tập chuyên luận

"Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900 - 1930" [110] và của các nhà nghiên cứu:

Nguyễn Văn Hạnh [87], Mai Quốc Liên [112], Nguyễn Lộc [119], Phùng Qui Nhâm [145], Nguyễn Thành Thi [181], Lê Ngọc Trà [200], Lâm Vinh [215] ... tại cuộc Tọa đàm "Tiến trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam" do Trung tâm nghiên cứu văn học thuộc viện Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào tháng 10. 1998; trong "Sự chuyển tiếp của văn chương Việt Nam sang thời kì hiện đại" tập bài giảng bổ túc kiến thức cho nghiên cứu sinh của Trần Thanh Đạm [78], và trong tập sách "Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỉ XX" với các ý kiến của: Phong Lê, Vương Trí Nhà, Vũ Văn Sỹ, Bích Thu, Đỗ Lai Thúy, Nguyễn Đăng Điệp...

Bên cạnh ý kiến trao đổi về khái niệm hiện đại, các ý kiến trên đã tập trung bàn sâu về những vấn đề nhân tố hình thành và thúc đẩy cùng điểm khỏi đầu cũng nhƣ nội dung của tiến trình hiện đại hóa. Do phạm vi của luận án, việc nghiên cứu thơ Tú Xương được đặt trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam, trong tiến trình đó theo chúng tôi, thơ Tú Xương là một nhân tố mang tính nội sinh có tác động thúc đẩy tiến trình phát triển ấy. Do vậy mà, ở phần này chúng tôi sẽ không

điểm lại những quan niệm xoay quanh hai vấn đề về diễn trình hiện đại hóa và nội dung tính hiện đại của, văn học Việt Nam mà chỉ tập trung vào là vấn đề nhân tố hình thành và thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa - vấn đề có liên quan trực tiếp đến luận án, cũng có thể xem nhƣ là

"điểm tựa" làm cơ sở lí luận cho luận án.

Có nhiều quan niệm về nhân tố hình thành và thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa. Có quan niệm đặc biệt chú trọng đến tác động của yếu tố ngoại sinh. Trong hướng xem trọng tác động ngoại sinh, có nhiều ý kiến bổ sung: hiện đại hóa hình thành bởi sự tiếp xúc với Phương Tây và nhu cầu canh tân trong ý thức dân tộc. Ngƣợc lại với quan niệm chú trọng tác động ngoại sinh là quan niệm đề cao vai trò của sự vận động nội sinh của văn học dân tộc, ở giữa hai khuynh hướng "thiên tả" và "thiên hữu" ấy là quan niệm xem hiện đại hóa là kế thừa và cách tân, là sự hóa giải truyền thống và hiện đại. Trong đó nổi bật lên quan niệm: hiện đại hóa là sự vận động nội lực trên tinh thần tiếp biến.

Những nhà nghiên cứu tiên khởi như Đào Duy Anh, Dương Quảng Hàm đều cùng cho rằng: "Việc can thiệp của nước Pháp ở xứ ta về cuối thế kỉ XIX có ảnh hưởng sâu xa đến nền văn học nước ta."[85, tr. 452] và văn học Việt Nam hiện đại "chịu ảnh hưởng của Tây học ngày càng thấm thía" [51, tr. 331]. Còn theo Đặng Thai Mai: "ảnh hưởng từ bên ngoài vào cũng có lúc thành hẳn một điều kiện trong các điều kiện lịch sử đã qui định sự thay đổi đó."

[122, tr. 224]

Trong giáo trình " Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 - 1930", Trần Đình Hƣợu và Lê Chí Dũng đã nêu ra và bàn khá sâu về vấn đề hiện đại hóa văn học. Theo quan điểm của hai nhà nghiên cứu này "Sự đổi thay trong thực tế xã hội phản ánh vào văn học, kéo theo sự đổi thay trong văn học." [100, tr. 22] Chính tác động của yếu tố ngoại sinh là nền kinh tế hàng hóa tƣ bản chủ nghĩa, cuộc sống

đô thị và văn hóa Âu Tây đã buộc văn học phải có bước chuyển mình để thích ứng với thời đại mới và thích ứng với "thị hiếu văn học đã thay đổi" [100, tr. 33].

Nhà nghiên cứu Hữu Ngọc cũng cùng quan niệm hiện đại hóa là "canh tân theo phương Tây". Hiện đại hóa nảy sinh "do có cuộc "va chạm" giữa hai nền văn chương"

phương Đông và phương Tây [135, tr. 14 - 15]. Quan điểm này còn tìm thấy qua ý kiên của Nguyễn Đăng Mạnh trên Tạp chí Văn học. [127, tr. 16 - 24].

Hiểu theo quan niệm này thì hiện đại hóa là phương Tây hóa. Cũng xem hiện đại hóa là do ảnh hưởng của sự tiếp xúc với phương Tây, nhưng các nhà nghiên cứu: Trần Thanh Đạm, Nguyễn Văn Hạnh, Mã Giang Lân, Nguyễn Lộc, Phùng Quí Nhâm, Lê Ngọc Trà đã nhấn mạnh thêm hiện đại hóa là do nhu cầu canh tân và ý thức về tinh thần dân tộc. Riêng Trần Thanh Đạm đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc [77, tr.19].

Kế thừa quan niệm về tính hiện đại của Xuân Diệu khi nghiên cứu về các nhà thơ cổ điển Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Cao Bá Quát; nhà nghiên cứu Nguyễn Tri Nguyên đã có cách nhìn nhận ngược lại với các ý kiến trên. Theo ông, ảnh hưởng của sự tiếp xúc với phương Tây là cái có sau. Quá trình hiện đại hóa chủ yếu diễn ra trong sự phát triển nội sinh của văn học dân tộc

Sự phát triển nội sinh của thơ ca đã chuẩn bị đủ điều kiện để thơ ca Việt Nam hòa nhập vào thơ ca thế giới. Đến đấu thế kỉ XX, với hàng loạt những tác động lịch sử, chính trị, xã hội và giao lưu văn hóa (có phần cuông bách); văn hóa phương Tây (cụ thể trực tiếp là thơ ca hiện đại Pháp) với tƣ cách sự kích thích của ngoại sinh, đã đặt các nhà thơ mới vào trạng thái "lạ hoa". [140, tr. 15].

Dung hợp hai quan niệm nội sinh và ngoại sinh, nhà nghiên cứu Mai Quốc

Liên đã chỉ ra rằng: "Hiện đại hóa văn hóa hay văn học dựa trên hai cơ sở: sự vận động nội lực của bản thân lịch sử dân tộc và thứ hai là sự tiếp biên văn hóa, nhân tố ngoại sinh." [112, tr. 1]. Trong quan niệm dung hợp tinh hóa của Đông Tây, nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ đã cho rằng:"Thơ mới đã tổng hợp những tinh hớa của phương Đông và phương Tây vào truyền thống thi ca dân tộc, do đó đã đẩy thi ca Việt Nam tiến nhanh trên con đường hiện đại hóa."

[78, tr. 81 ]. Cũng nhìn nhận theo hướng này, theo hai nhà nghiên cứu Lâm Vinh và Nguyễn Thành Thi, hiện đại hóa diễn ra trong sự vận động từ truyền thống đến hiện đại. Riêng Nguyễn Thành Thi còn nhấn mạnh rằng, hiện đại hóa văn học "là một quá trình vận động biến đổi hình thái văn học." [181, tr. 3].

Theo cách hiểu thông thường, hiện đại hóa là sự đổi mới (modernization), là làm thành mới (modernize). Hiện đại hóa văn học là sự đổi mới văn học, là sự phá vỡ những qui phạm đã thành cổ điển, từng bước vận động đến cái đương thời. Tiến trình phát triển của văn học hiện đại Việt Nam chính là tiến trình hiện đại hóa văn học. Tiến trình đó không phải là một sự đột biến mà đã là một tiến trình thì phải có một diễn trình. Tựa nhƣ quá trình sinh nỏ của một bà mẹ phải có thời kì hoài thai, rồi thai nghén để rồi mới có thể sinh hạ. Trong tiến trình đó, những yếu tố về hình thức hoặc là những yếu tó trong cảm hứng của chủ thể trữ tình vượt ra khỏi qui phạm bước đầu đã làm nên những đổi mới, đã tạo nên cái hiện đại. Như vậy, hiện đại hóa là một sự vận động đổi mới để vươn tới cái đương thời. Diễn trình đó, trong giai đoạn hình thành diễn ra trong sự vận động tự thân. Những yếu tố ngoại sinh là những điều kiện không thể thiếu trong giai đoạn phát triển, chính nó đã tạo nên bước "nhảy vọt" của thơ ca Việt Nam hiện đại thời kì 1930 1945. Nhƣ vậy, sự vận động tự thân (yếu tố nội sinh) và yếu tố ngoại sinh là những nhân tố cần và đủ cho sự

hình thành và phát triển tiến trình hiện đại hóa. Bàn về mối quan hệ giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh - những thành tố thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa văn học - Đặng Thai Mai cho rằng: "Một nền văn hóa, dầu bảo là mới, là lạ, thì vẫn phải có một căn cứ, một khởi điểm. Cái mới ở đây, cũng vẫn chỉ có thể gây dựng trên một nền tảng cũ" [122, tr. 224]. Trên cơ sở đó ông đã nhấn mạnh: "Văn hóa mới = văn hóa ngày xƣa + văn hóa Âu Mỹ" [tr. 226].

Tóm lại, hiện đại hóa văn học là sự đổi mới văn học, là sự phá vỡ những qui phạm đã thành cổ điển đế vươn tới cái hiện đại và cái đương thời nhằm đáp ứng nhu cầu của thời đại và nhằm đáp ứng thị hiếu của công chúng trong thời điểm ấy. Quá trình này diễn ra theo hai hướng. Hướng thứ nhất, đổi mới bằng cách phục hưng hoặc phá vỡ cái cũ, cái cổ điển tạo nên một tầm cao mới nhƣng vẫn còn trong phạm trù của cái cũ tạm gọi là cách tân. Cách tân theo hướng này là những cách tân trong Truyện Kiều của Nguyễn Du qua bút pháp tả thực và qua sự kế thừa truyền thống nhân văn nhân ái Việt Nam trong văn học những thế kỉ trước; trong thơ Hồ Xuân Hương qua việc làm sóng lại những cảm xúc nhục cảm trần tục trong văn hóa dân gian; trong sự tiếp nói kiểu bộc lộ cảm hứng nhàn tản ngoài vòng cưỡng tỏa theo hướng cảm hứng của nhà nho ẩn dật Nguyễn Bỉnh Khiêm nhƣng lại mang đậm chất thị tài phong kiến của nhà nho tài tử Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát; trong cảm hứng hiện thực và sự thể hiện con người và thiên nhiên qua giọng điệu tự trào qui phạm hóa của Nguvễn Khuyến...

Hướng thứ hai là sự đổi khác triệt để từ cảm hứng đến thi pháp, sự đổi mới hoàn toàn khác lạ vượt khỏi phạm trù cái cũ, cái cổ điển. Ví như kiểu bộc lộ con người phóng túng thị tài của Tản Đà. Thoạt trông kiểu bộc lộ bản ngã của Tản Đà, tuy có những nét gần gũi với Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát kể cả vẫn còn cùng "phạm trù" về hình thức thể hiện nhung thực chất thì đã hoàn toàn khác hẳn về cảm

Một phần của tài liệu thơ tú xương trong tiến trình hiện đại hóa văn học việt nam (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(293 trang)