B ỐI CẢNH GẶP GỠ. THỂ HIỂN TÌNH CẢM CỦA CÁC CÔ GÁI VÀ CHÀNG TRAI

Một phần của tài liệu đặc điểm nhân vật trữ tình trong ca dao cổ truyền việt nam (Trang 32 - 37)

TÌNH YÊU L ỨA ĐÔI

2.3. B ỐI CẢNH GẶP GỠ. THỂ HIỂN TÌNH CẢM CỦA CÁC CÔ GÁI VÀ CHÀNG TRAI

Trai gái ở nông thôn thường gặp gỡ, tìm hiểu nhau, thổ lộ tình cảm với nhau trong khi cùng lao động, trong những ngày hội hè, vui xuân. Trong tình yêu, những bối cảnh đó thường được thơ mộng hóa, mang đậm chất thơ. Đó là chất thơ của những rung động, xao xuyến, niềm vui hoặc nỗi buồn của tình yêu tuổi trẻ.

Ca dao hay nói đến những cuộc gặp gỡ và ước mơ gặp mặt của cô gái và chàng trai trong khung cảnh lao động. Tình yêu lứa đôi của họ gắn bó với lao động. Vì thế họ thường mượn bối cảnh, công việc lao động để tỏ tình:

- Bao giờ cho đến tháng Hai, Con gái làm cỏ, con trai be bờ.

- Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?

Đan sàng thiếp cũng xin vâng Tre vừa đủ lá non chăng hỡi chàng?

Trong ca dao ta thường gặp những cảnh vật quen thuộc, những bức tranh sinh hoạt hàng ngày của đời sống nhân dân, bối cảnh cho những buổi giao duyên và cho những biểu hiện của tình yêu hạnh phúc cũng như tình yêu đau khổ. Tên của nhiều điệu hò lý Bắc, Trung, Nam thể hiện rõ điều đó : Hò đò dọc, Hò đò ngang, Lý đi cấy (Bắc Bộ), Lý dệt vải, Lý qua đèo, Lý con tằm (Trung Bộ), Lý kéo chài, Lý đất giống, Lý con cua (Nam Bộ). Ví dụ bài Lý con tằm của Trung bộ :

Đã mang lấy cái thân tằm Không vương tơ nữa cũng nằm trong tơ

Đêm nằm tơ tưởng, tưởng tơ Chiêm bao thấy bậu dậy sờ chiếu không.

Nói đến bối cảnh gặp gỡ, giao duyên của các chàng trai, cô gái cũng tức là đề cập đến không gian nghệ thuật trong loại bài ca này. Ở đây ta gặp những hình ảnh ẩn dụ, những biểu tượng nghệ thuật của ca dao : đường (đường vắng, giữa đường, đường cái quan), đình (bên đình, đầu đình, sân đình), cổng làng, bờ ao, bến sông, bến đò, chợ, trên sông, đèo, núi, giồng, truồng,... Những không gian đều có bối cảnh văn hóa, mang ngữ nghĩa nghệ thuật nhất định và có sức gợi cảm lớn trong tâm thức con người.

Chẳng hạn không gian với hình ảnh cây đa, bến nước. Trước hết đây là những cảnh có thực "Bến đò thường có cây đa, vừa làm vật chuẩn, vừa để khách và đò nghi đợi, tránh nắng mưa; nhưng trong thơ ca dân gian, hình ảnh này có ý nghĩa tượng trưng : đó là điểm cuối của cuộc tiễn biệt và điểm đầu của lần gặp lại, là nơi hò hẹn, đợi chờ là hình ảnh thân thương của quê hương vùng sông nước" [ 104 -Tr.145]. Những hình ảnh đó

còn tượng trưng cho nhữtig cái không thể thiếu nhau, khi chúng bến nhau, sóng đôi thì hài hòa; tách xa là có nghịch cảnh, nỗi niềm:

- Cây đa cũ, bến đò xưa

Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ.

- Trăm năm đành lỗi hẹn hò Cây đa bến cũ, con đò khác đưa.

Không gian đình làng cũng thường được nhắc đến trong ca dao trữ tình. Làng quê nào chẳng có đình. Đấy là nơi tụ họp của cộng đồng làng trong các dịp lễ hội, những ngày làng có việc lổn. Làng cũng là điểm hẹn quen thuộc của lứa đôi.

-Ngày ngày ra đứng đầu đình Chuyện trò to nhỏ có mình có ta.

-Chàng đà bước tới sân đình Tay bưng đôi chén rượu quỳnh ra chơi.

-Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói dạ thương mình bấy nhiêu.

Không gian thể hiện tình cảm còn là những đèo, những núi với ngổn ngang tâm sự, nỗi niềm :

- Trèo đèo hai mái chân vân Lòng về Hà Tĩnh, dạ ái ân Quảng Bình.

-Chiều chiều mây phủ Sơn Trà Lòng ta thương bạn, nước mắt và lộn cơm.

Một nhà nghiên cứu đã nói (đại ý) rằng: Hãy nói cho tôi biết nhân vật trữ tình của bài ca đang ở thời điểm nào, đang sống ở đâu, tôi sẽ có thể nói điều gì đang diễn ra với nó. Quả thật như vậy, bối cảnh gặp gỡ, thể hiện tình cảm của nhân vật trữ tình tuy đều là cảnh có thực nhưng thường có tính ước lệ. Khi chàng trai, cô gái "ra ngõ mà

trông", "ra đứng bến sông", "ra đứng cổng làng", ta thấy ở họ sự cô đơn, nỗi ngóng trông bồn chồn.

-Chiều chiều ra ngõ mà trông Ngõ thì thấy ngõ người không thấy người.

Khi nhân vật "ra đứng bờ ao" chính là lúc trong lòng đang dậy lên nỗi buồn và nỗi nhớ khôn xiết:

Đêm qua ra đứng bờ ao Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ

Buồn trông con nhện giăng tơ Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai

Buồn trông chênh chếch sao mai Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ.

Nói đến bối cảnh gặp gỡ, bối cảnh thể hiện tình cảm, tâm trạng của nhân vật cô gái và chàng trai trong ca dao cũng là nói đến thời gian tiêu biểu, điển hình, tức thời gian nghệ thuật [ 72 ]. Thời gian nghệ thuật trong ca dao là thời gian hiện tại của buổi gặp gỡ, giao duyên hoặc hiện tại của tâm trạng lúc người trong cuộc cất lên tiếng hát.

Mỗi thời điểm đều mang một tâm sự, nỗi niềm, "kể" cho người nghe về tâm trạng nhân vật.

Thời gian "sáng ngày" nói về sự gặp gỡ làm quen buổi đầu:

Sáng ngày tôi đi hái dâu Gặp hai anh ấy ngồi câu thạch bàn.

Thời gian "chiều chiều" thường gắn liền với nỗi nhớ, nỗi buồn:

-Chiều chiều lại nhớ chiều chiều Nhớ người quân tử khăn điều vắt vai.

-Chiều chiều ra đứng đầu truông Gió thổi từng luồng đứt ruột em ơi.

"Đêm trăng thanh" gắn liền với sự giao duyên ban đầu và với những tình cảm mới chớm nở :

Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng Tre non đủ lá đan sàng nên chăng.

"Đêm đêm", "Đêm qua", "Đêm khuya" thể hiện nỗi buồn, sự cô đơn : -Đêm khuya trăng rọi thềm đình

Hỡi người bạn cữ thương mình hay không?

-Đêm khuya gió lọt thấu xương Chàng về để thiếp những thương cùng sầu.

-Đêm qua nguyệt lặn về tây Sự tình kẻ đấy, người đây còn dài

Trúc với mai, mai về trúc nhớ Trúc trở về mai nhớ trúc không?

Bây giờ kẻ Bắc người Đông Kể sao cho xiết tấm lòng tương tư.

Thời điểm "Hôm qua" xác định giữa chàng trai và cô gái đã có chung một kỷ niệm; "câu chuyện" đã có đầu và bây giờ cần phải có cuối [ 72 - Tr. 30-35]:

-Hôm qua tát nước bên đình Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen

Em được thì cho anh xin Hay là em để làm tin trong nhà.

- Hôm qua anh đến chơi nhà

Thấy mẹ nằm võng, thấy cha nằm giường Thấy em nằm đất anh thương Anh ra Hà Nội mua giường tám thang.

Tóm lại bối cảnh gặp gỡ, giao duyên, thể hiện tâm sự của cô gái và chàng trai là những bối cảnh có trong thực tế, gắn với đời sống lao động, với sinh hoạt hằng ngày của nhân dân. Những bối cảnh đó đã được thơ mộng hóa để thể hiện tình yêu hạnh phúc hoặc tình yêu đau khổ, nỗi vui sướng hoặc buồn thương của cấc nhân vật trữ tình. Nhiều bối cảnh gắn liền với không gian và thời gian nghệ thuật, với cách phô diễn ý tình truyền thống của các bài ca. Hiện thực được phản ánh trong ca dao trong đó có bối cảnh gặp gỡ, giao duyên của các chàng trai - cô gái tuy gắn với cái có thật nhưng không phải là hiện thực trực tiếp mà là hiện thực đã đi vào truyền thống thể loại, được truyền thống chọn lọc, khái quát hóa và điển hình hóa. Qua đây ta hiểu thêm tâm trạng thế giới tâm hồn của các nhân vật trữ tình.

Một phần của tài liệu đặc điểm nhân vật trữ tình trong ca dao cổ truyền việt nam (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)