CÁC HÌNH TH ỨC CA HÁT THỂ HIỆN THẾ GIỚI TÌNH CẢM CỦA CÁC CHÀNG TRAI, CÔ GÁI

Một phần của tài liệu đặc điểm nhân vật trữ tình trong ca dao cổ truyền việt nam (Trang 37 - 41)

TÌNH YÊU L ỨA ĐÔI

2.4. CÁC HÌNH TH ỨC CA HÁT THỂ HIỆN THẾ GIỚI TÌNH CẢM CỦA CÁC CHÀNG TRAI, CÔ GÁI

Như đã nói, ngày trước, trai gái ở nông thôn thường gặp gỡ, tìm hiểu nhau, thổ lộ tình cảm với nhau trong khi cùng lao động, trong những ngày hội hè, vui xuân. Một trong những hình thức thể hiện của sự giao duyên đó là những hình thức hát, cuộc hát đối đáp nam nữ. Những hình thức hát, những cuộc hát này rất tiêu biểu cho sinh hoạt ca hát của ca dao dân ca.

Có rất nhiều hình thức hát, như hát đơn, hát đối đáp vặt và hát đối đáp cuộc (hay gọi là hát lề lối).

Hát đơn là hát một mình, "một mình mình hát, một mình mình nghe". Thời điểm và địa điểm hát không cố định. Người hát có thể hát vào bất cứ lúc nào và ở đâu, như:

hò Mái Nhì, Mái Đẩy, hò Đò đưa, hát Ví trên đồng, hát Ru, hát Lý,... Những điệu hát này phần lớn là hò hát tâm tình trên sông nước, lúc thuyền đi ngược về xuôi, giữa cảnh êm đềm của dòng sông, các cô gái cất tiếng hò ngân vang, trong suốt, bay bổng.

Nhìn lên trời trời trong mây trắng

Nhìn xuống nước, nước trắng lại trong

Nho nhỏ như ai nhớ nho nhỏ như em mà chắc dạ bền lòng Lỡ duyên chín lỡ nguyệt đóng cửa loan phòng chờ anh.

Hay khi một mình ru con ngủ, nhìn con, người mẹ muốn hát về nỗi lòng mình:

- À ơi... Chim trời ai dễ đếm lông Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày.

Hát vặt là hát giữa hai người hay hai tốp người. Người ta hát đối đáp vặt khi lao động hay lúc vui chơi, giải trí, nội dung các bài hát rất đa dạng. Thành phần tham gia vào cuộc hát bao giờ cũng có một bên nữ và một bên nam. Bất chợt gặp nhau giữa đường hay lúc cày cấy, gặt hái, người con gái hát đối đáp với người con trai dăm ba câu, hoặc nhiều hơn thế nữa.

Ví dụ như khi gặp nhau giữa đường, chàng trai nắm tay chặn hỏi cô gái:

-Gặp đây anh nắm cổ tay Ai nặn nên trắng ai day nên tròn...

Gặp đây anh hỏi nước non Chồng con đã có hay còn giá cao...

-Gặp đây anh nắm cổ tay Hát rằng duyên ấy tình này làm sao

Ai là mận, ai là đào

Ai mà kết nghĩa tương giao ở đời ?

Lúc ấy, muốn để chàng trai buông tay mình ra, cô gái sẽ hát lại:

-Xin chàng bỏ tay em ra Ngày mai em sẽ lại qua chốn này

Chàng mà nắm mãi cổ tay Ngày mai em biết chốn này là đâu.

- Chàng là mận, thiếp là đào Chúng mình kết nghĩa tương giao ở đời.

Có khi bên nam hỏi với giọng trách móc sỗ sàng:

- Anh đến tìm hoa thì hoa đã nở Anh đến tìm đò đò đã sang sông Anh đến tìm em em đã có chồng Thì bên nữ lại khá là đáo để:

- Hoa đến thì hoa phải nở Đò đã đầy đò phải sang sông

Đến duyên phải lấy chồng Em yêu anh thế còn mặn nồng tùy anh

Hát đối đáp cuộc thường được tổ chức trong các ngày hội hay trong sinh hoạt lao động, có sự quy định về thời gian, địa điểm, lề lối và nội dung hát. Những cuộc hát này ở mỗi địa phương mang những tên gọi khác nhau như: hát Quan họ Bắc Ninh, hát Ghẹo Vĩnh Phú, hát phường vải Nghệ Tình, hát Đùm Hải Phòng, hát Trống quân Hải Hưng, Thanh Hóa, hò đối đáp Mái nhì, Mái đẩy, hò Giã gạo,...

Nhưng có hai loại hát cuộc tiếu biểu nhất là: Quan họ Bắc Ninh và hát phường vải Nghệ Tĩnh. Hình thức hát này gồm ba giai đoạn, mỗi giai đoạn có nhiều chặng với rất nhiều tên gọi dân gian khác nhau. Thứ tự các chặng hát cũng là các bước phát triển của một cuộc tình duyên ước lệ.

Giai đoan 1: Là hát chào, hát mời, hát thăm, hát giao hẹn. Gặp nhau, hai bên chào nhau, thăm hỏi nhau về quế quán, tên tuổi, vui mừng vì được gặp nhau ... Lời hát trong những chặng mở đầu này thường lịch sự, trân trọng, ân cần. Trong các câu hát chào đã chứa biết bao tình ý. Tất cả những điều cần thiết đó là cơ sở để đảm bảo cho cuộc vui trọn vẹn nghĩa tình. Cũng có khi, do đôi bến đã quen biết nhau, cho nên những câu hát mở đầu này lại mang âm điệu vui nhộn, chọc ghẹo, cởi mở hồn nhiên.

Giai đoan 2 : Là hát đố, hát họa, hát xe kết. Hát đố, hát họa là một trong những dấu vết biểu hiện phong tục hôn nhân năm xưa, một phong tục đẹp, vượt ra ngoài khuôn khổ vật chất và những luật lệ phong kiến : để đến với nhau, để kết đôi, nam - nữ phải thử tài nhau. Qua hát đố, hát họa, các chàng trai và cô gái có thể nhận ra sự hiểu biết, kiến thức, tình nghĩa của người đang đối ca với mình. Họ đố và họa với nhau về hoa trái, sự vật, sông núi, mưa nắng, văn chương ... Đằng sau lời đố, lời họa bao giờ cũng là cái tình của người trong cuộc :

- Tương phùng muốn hỏi tương tri Cái gì một cánh bay đi khắp trời - Tương tri nhắn với với tương phàng Thuyền buồm một cánh đi cùng nước non.

Chả lẽ lời đố và lời đáp chi hướng tới con thuyền - sự vật? Không, đằng sau con thuyền sự vật ấy là chiếc thuyền tình "đi cùng nước non" để đến với tình yêu.

Truyện Kiều em thuộc đã lâu Đố em kể được một câu năm người

Câu thơ đặc biệt ấy trong Truyện Kiều là "Này chồng, này mẹ, này cha; Này là em ruột này là em dâu". Đấy cũng chính là cái đích của tình yêu. Tình yêu đẹp cuối cùng phải đi đến cái tổ ấm nhỏ nhoi mà thiêng liêng ấy. Ý tứ của câu hát vô cùng sâu sắc. Tuy vậy không phải lúc nào hát đố cũng nặng màu sắc trữ tình.

Sau khi hát đố, hát họa, biết tài, biết tình cảm của nhau rồi thì nam nữ chuyển sang hát xe kết. Họ giãi bày tình yêu, mong ước, thương nhớ của mình. Họ sống hết mình, bộc lộ hết trong câu hát. Trong chặng hát này, người con gái thường chủ động xe kết. Ba chủ đề : tình yêu - gia đình - xã hội xoắn xít lẫn nhau, toát lên từ lời ca. Hát xe kết là những lời hát "như xe vào lòng", rất giàu âm điệu trữ tình :

-Gặp nhau ta đưa nhau về Làm mướn là vợ, làm thuê là chồng.

-Đầu rồng mà gối tay rồng

Nàng chưa cổ chồng gối tạm tay anh.

-Sương sa lác đác lạnh lùng Lại đây em đắp chăn chung cho chàng.

Giai đoạn 3 : Là hát tiễn đưa. Hát tiễn thường có 4 mô típ.

Một là, lưu luyến, bịn rịn, không muốn chia tay : "Người ơi người ở đừng về",

"Người về bỏ bạn sao đành", "Người về tôi đứng tôi trông"...

Hai là, sự nhớ nhung: "Ra về nhớ lắm em ơi, Nhớ xa em kéo nhớ lời em than", "

Sầu riêng kẻ ở người về, Ngựa hồng xe dệt nhiều bề nhớ thương".

Ba là, những nỗi băn khoăn: "Mai về bỏ trúc lại đây, Thuốc thang nào giải cho khuây mối sầu".

Bốn là, những lời dặn dò, thề nguyền, hẹn ước : " Người về em dặn người rằng, Đâu hơn người kết đâu bằng đợi em", "Tình về tình lại sang liền, Tình đừng đi lại tốn tiền đò ngang".

Bốn mô típ trên đều có điểm chung, đó là âm điệu chung thủy, ân nghĩa.

Hát cuộc là bước phát triển cao của sinh hoạt văn hóa dân gian, rất giàu ý nghĩa xã hội và thẩm mỹ.

Qua hát đơn, hát đối đáp vặt, hát đối cuộc, như đã nói, chúng ta hiểu được những hình thức và những nhu cầu, nội dung bộc lộ thế giới tình cảm của các nhân vật chàng trai cô gái trong ca dao.

Một phần của tài liệu đặc điểm nhân vật trữ tình trong ca dao cổ truyền việt nam (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)