3.3. NHÂN V ẬT TRỮ TÌNH - NGƯỜI CON
3.3.2. Ti ếng hát yêu thương tình nghĩa của người con
Trong thế giới tình cảm của người con, điểm nổi bật rất dễ thấy là sự khắc ghi công ơn cha mẹ:
-Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
-Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi
Văn hoa phương Đông thường so sánh người cha với Trời, với núi, so sánh người mẹ với đất, với biển, nước trong nguồn, ở đây có dấu vết của quan niệm âm - dương và những sự vật, thuộc tính tương ứng với hai phạm trù Triết học đã được dân gian hóa. Phải lấy núi Thái Sơn (một trong Ngũ Nhạc, tức năm ngọn núi lớn nhất ở Trung Quốc là Thái Sơn, Hoa Sơn, Hành Sơn, Hằng Sơn, và Trung Sơn), núi ngất trời, nước trong nguồn, nước ở ngoài biển Đông, tức những hình ảnh biểu trưng cho sự lớn lao, vĩnh hằng, không thể đo đếm được, mới có thể sánh được công lao cha mẹ.
Các bài ca có nhắc đến chữ hiếu, cù lao chín chữ, nhưng ta không thấy luật lệ khô cứng mà chi thấy hiện lên những tình cảm mà người con sẽ và phải khắc ghi suốt đời.
Trong ca dao trữ tình, hình ảnh người mẹ nổi bật như một biểu tượng cao quý nhất, thiêng liêng nhất của lòng yêu thương, đức hy sinh vô bờ bến đối với con cái, gia đình.
Mảng ca dao trữ tình - nhân vật người con đã nói lên khá đầy đủ bức chân dung người mẹ, bởi lẽ ca dao là tiếng nói trữ tình - trò chuyện nên hình ảnh mẹ -con luôn như hình với bóng ở bất kỳ bài ca nào mang tâm sự mẹ - con. Trong chương mục này, người viết xin đề cập thêm một chút tâm tình của người mẹ qua các bài hát ru, những bài hát được nhà nghiên cứu Bùi Mạnh Nhị nhận định là: "Những bài ca hay nhất thế
gian*' với ý nghĩa " hát ru là tượng đài bất tử của lòng mẹ, tình mẹ". [ 73 - Tr. 339, 341]
Hát ru là bộ phận sinh hoạt dân ca trữ tình liên quan đến thế giới của trẻ thơ.
Chức năng của hát ru là tạo nên nhịp điệu êm ái, du dương, trầm ấm để đưa trẻ vào giấc ngủ. Khúc hát ru thường gắn với một không gian là ngôi nhà thân thương, mái ấm gia đình, và thời gian là những buổi trưa, buổi chiều tối, khi người mẹ đã được ôm con vào lòng để vỗ về, sau bao nỗi nhọc nhằn của công việc.
Đối tượng hướng tới của lời hát ru là trẻ thơ, những đứa trẻ còn nằm võng, nằm nôi, bi bô học nói, vui đùa với một thế giới "thần tiên" (từ dùng của Bùi Mạnh Nhị) của những con vật nhỏ bé như: con cò, con cá, con tôm, con ong, con kiến, của những trò chơi "nu na nu nống" "chồng nụ chồng hoa" "rồng rắn lên mây"... Đó là cái thế giới giản dị và dường như chẳng theo một trật tự lôgic nào, nhưng đó chính là lôgic của tư duy trẻ thơ, một loại " tư duy còn tươi mát, hồn nhiên, nói chung ít chịu sự gò bó của những quy tắc chặt chẽ, trái lại nó thích nhữhg sự diễn đạt theo cách liên tưởng nhẹ nhàng thoải mái mở ra nhiều cửa cùng một lúc để các em dễ tiếp xúc với thế giới khách quan muôn màu muôn vẻ mà các em vừa thícịỊ thú, vừa kinh ngạc, luôn luôn muốn tìm hiểu, phát hiện ra những điều mới lạ, kỳ thú của thế giới ấy ".[70 - Tr.702]
Khi con còn bé thơ, lo cho miếng ăn giấc ngủ của con là nỗi vất vả và cũng là niềm vui sống của người mẹ. Trong quan niệm của các bà mẹ xưa, trẻ thơ sinh ra có những đấng tối cao vô hình là các bà tiên - bà mụ đỡ đầu, cố thể vì vậy mà hình ảnh
"cái ngủ" hay được đưa vào mở đầu lời hát ru, như một câu "phù chú" ngộ nghĩnh để
"cái ngủ" về đậu trên mi mắt trẻ thơ. Ru con trẻ, bà mẹ hòa nhập vào cái thế giới đặc biệt của con thơ, nhẫn nại trò chuyện bi bô, ngọng nghịu cùng con, bộc lộ tình cảm yêu thương, dỗ dành:
Cái ngủ mày ngủ cho lâu Mẹ mày đi cấy đồng sâu chưa về
Bắt được con giấc con trê Cầm cổ lôi về bắc nước làm lông
Miếng nạc thời để phần chồng
Miếng xương mẹ gặm, miếng lòng con ăn.
- Ru con cho théc cho muồi Mẹ đi chợ Truồi mua bánh con ăn.
Hoặc :
- Ví dầu con cá nấu canh Bỏ tiêu cho ngọt, bỏ hành cho thơm.
Cũng có khi là lời chị ru em, nhưng cũng chính là tâm hồn người mẹ đã được hoa thân
-Ru em, em hãy nín đi Kẻo mà mẹ đánh em thì em đau
-Ru em, em ngủ cho rồi Chị ra buồng cửi chị ngồi quay tơ
Năm nay tơ kéo được mùa Chị xin thầy mẹ mua cho mấy đồng.
Nhưng trong hát ru không phải chỉ có những lời dỗ dành, nựng nịu mà nó còn có rất nhiều ý nghĩa. "Trong hát ru, không phải chỉ có một mà còn có nhiều thế giới khác.
Nội dung của những bài ca này thường không phù hợp với trẻ thơ. Nhưng người ru vẫn hát... Hát để trẻ ngủ, còn mình thì thức, để một mình mình hát, một mình mình nghe. Cũng đừíig quên rằng, dù biết trẻ không và chưa thể hiểu, người mẹ vẫn coi đứa con như một chỗ tựa, người bạn tin yêu nhất để san sẻ nỗi niềm".[73-Tr. 341]
Với đặc điểm này, lời hát ru mở ra trước mắt chúng ta một thế giới của những nỗi niềm mà trong đó hình ảnh người mẹ như một "huyền thoại" về tình thương con, đức hy sinh cho con và sức chịu đựng tất cả những cay đắng cuộc đời.
Ví dầu cầu ván đóng đinh Cầu tre lắt lẻo gập gềnh khó đi
Khó đi mẹ dắt con đi
Con đi trường học, mẹ đi trường đời.
Trên "trường đời" gian lao ấy, bao nhiêu tủi cực, gian lao mẹ vẫn âm thầm chịu đựng để bàn tay con bình yên trong bàn tay dẫn dắt của mẹ. Nhưng có những lúc người mẹ rơi vào thảm cảnh đau buồn, lời hát ru hướng tới một đối tượng trò chuyện khác
- Con ơi đừng khóc mẹ sầu Cha con bạc nghĩa theo hầu thì thôi.
Con ơi, con nín đi con
Cha con vui thú nước non quê người Đôi nơi kẻ khóc người cười Chẳng qua thân mẹ như đời thờn bơn và cũng là bộc bạch nỗi niềm với con.
Con ơi đừng khóc mẹ sầu Cha con đốt lửa dưới tầu Long Môn
Bao giờ con lớn con khôn Thì con lại xuống Long Môn con làm.
Có thể nói từ những nội dung hiện thực độc đáo, những sắc thái tình cảm yêu thương tha thiết cùng với những hình ảnh, ngôn từ, khi thì mộc mạc giản dị, khi thì ngộ nghĩnh hồn nhiên, khi thì được chọn lọc tinh tế,... Khúc hát ru tạo nên một mảng bài ca trữ tình đặc biệt mà ở nơi đó hình ảnh người mẹ - người phụ nữ càng lung linh ngời sáng một vẻ đẹp lòng vị tha, mặc dù trong tất cả các khúc hát ru hầu như không có lời nào trực tiếp miêu tả bức chân dung người mẹ.
Ca dao còn âm vang nhiều bài hát khác như những lời nhắn nhủ, tâm sự về ơn cha nghĩa mẹ của người con hoặc nhân danh người con:
- Ơn cha nặng lắm cha ơi,
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.
-Cây khô chưa dễ mọc chồi, Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta;
Non xanh bao tuổi mà già Bởi vì sương tuyết hoa ra bạc đầu.
Yêu cha, kính mẹ, người con luôn dành cho bậc sinh thành những tình cảm sâu nặng nhất. Trong nỗi nhớ của người con, hình ảnh người mẹ luôn hiện lên trong cảnh cô đơn, già yếu, rất cần sự có mặt bên cạnh thường xuyên của người con:
-Mẹ già như chuối ba hương Như xôi nếp một, như đường mía lau.
-Mẹ già ở táp lều tranh
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con.
Chuối ba hương, xôi nếp một, đường mía lau, túp lều tranh là những hình ảnh truyền thống trong ca dao để nói về người mẹ già nua. Trong những bài ca này, nhân vật người con hiện lên không có đường nét chân dung, còn người mẹ thường xuất hiện với hình ảnh gợi chân dung già yếu ở nơi xa xôi, rất cảm động.
Nỗi nhớ thương của người con đối với cha mẹ già yếu, xa xôi thể hiện thành sự nâng niu chu tất:
-Ai về tôi gửi buồng cau
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy Ai về tôi gửi đôi giày
Phòng khi mưa nắng để thầy tôi đi.
Tiêu biểu nhất cho nỗi nhớ thương cha mẹ của nhân vật người con là tình cảm của người con gái, người phụ nữ lấy chồng xa quê:
-Chiều chiều ra đứng ngõ sau Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều.
-Chiều chiều ra đứng bến sông Muốn về quê mẹ mà không có đò.
Về chùm bài ca này, tác giả Bùi Mạnh Nhị đã phân tích đây là lời người con gái lấy chồng xa quê, bày tỏ nỗi lòng với mẹ và quê mẹ. Đối tượng (trữ tình) mà lời ca hướng về rất rõ "muốn về quê mẹ". Thêm nữa, trong ca dao - dân ca, không gian "ngõ sau" và "bến sông" trở thành một "không gian nghệ thuật" gắn liền với tâm trạng, thân phận người con gái đi lấy chồng xa. Hình như chi có nơi đó, trong khung cảnh đó người con gái mới được tự do ưút bỏ nỗi niềm. Không gian hiu hắt, vắng lặng ấy lại gắn vơi thời gian buổi chiều, không phải một buổi mà hầu như chiều nào cũng vậy, âm điệu "chiều chiều" mở đầu lời ca đã gợi đến không cùng niềm đau, nỗi nhổ quặn thắt tâm can và khiến cho cả người ngoài cảnh ngộ cũng phải thương cảm, xót xa cho thân phận của người phụ nữ dưới chế độ gia trưởng phong kiến, "lấy chồng thiên hạ"
bơ vơ nơi đất khách quê người mà nỗi niềm riêng nhớ cha, thương mẹ không biết tỏ cùng ai, chi dám "ngó về", "đứng trông" trong cách xa vời vợi. [ 74 - Tr. 36, 37]
Ở chùm bài ca dao trên, nhân vật trữ tình được xác định là người con gái lấy chồng xa quế, bơ vơ nơi đất khách quê người. Thật ra không có chi tiết nào trong câu ca nói cụ thể cảnh ngộ ấy. Nhưng cái dáng hình lầm lũi, cái nhìn vô vọng về nơi xa vắng, với nỗi đau nhớ âm thầm và cảm giác cô đơn, bé nhỏ trước cảnh vật mênh mông, xa lạ... đã nói lên phần nào cảnh ngộ của nhữiig người phụ nữ trong thân phận
"bọt bèo", đâu biết trao gửi tâm sự cho ai, đành tự nói với lòng mình. Trong ca dao, nhiều khi tình cảnh chi được biểu đạt gián tiếp, thậm chí ẩn sâu trong tâm tình nhân vật, nếu thiếu đi một chút tưởng tượng hoặc một chút đồng cảm, thì không cách gì
"giải mã" những câu ca tưởng như không có gì đơn giản hơn.
Cũng rất tiêu biểu cho nỗi nhớ thương mẹ của người con là tiếng hát của người con không còn mẹ. Tiếng khóc đau khổ nhất, buốt nhói và thống thiết là tiếng khóc khi mẹ ta không còn nữa. Lúc ấy ta khóc mà không có mẹ bên cạnh. "Tiếng hát mồ côi" là tiếng hát dài, rất đau xót đã vang lên trong dân ca H'mông. Con đường của đứa
con mồ côi ở cõi trần là "con đường lo âu", "con đường khóc lóc". "Tiếng hát mồ côi"
của người H'mông là tiếng hát về số phận của những người mồ côi. Người Việt không có tiếng hát như vậy. Ca dao người Việt xúc động bởi nỗi nhớ, nỗi đau của những người con không còn mẹ:
- Chiều chiều xách giỏ hái rau Ngó lên mộ mẹ ruột đau như dần.
- Chiều chiều ngó ngược ngó xuôi Ngó không thấy mẹ bùi ngùi nhớ thương.
Bài ca dao sau có sự tinh táo của một triết lý đậm nghĩa tình thương hướng về cha mẹ
Có cha co mẹ thì hơn