TÌNH YÊU L ỨA ĐÔI
2.5. TH Ế GIỚI TÌNH CẢM CỦA CÁC CÔ GÁI CHÀNG TRAI
2.5.2. Nh ững nỗi niềm trái ngang của ánh yêu đôi lứa
Dưới chế độ cũ, giai cấp thống trị cấm đoán sự tự do giao tiếp giữa nam và nữ, lễ giáo phong kiến với những quy định ngặt nghèo muốn bóp chết tình cảm tự nhiên của
lứa đôi. Luật lệ "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy "xâm nhập cả trong tầng lớp nhân dân lao động và đó cũng là nguyên nhân của nhữhg mối tình đau khổ được phản ánh khá sâu sắc trong ca dao trữ tình. Những trắc trở, ngang trái trong tình yêu thường do cuộc sống nghèo khổ, do chế độ phong kiến gây ra. Hàng loạt bài ca thách cưới có tính chất trào phúng trong ca dao - dân ca đối đáp nam nữ, đã bày tỏ sự phản ứng của các đôi trai gái đành phải xa nhau vì không thể vượt qua được trở ngại ghê gớm và cố hủ ấy :
Em về thưa với mẹ cha Bắt lợn đi cưới bắt gà đi cheo
Đầu lợn lớn hơn đầu mèo Làng ăn không hết làng treo cột đình
Ông quan đánh trống thình thình Quan viên mã áo ra đình ăn cheo.
Hoặc là :
Cưới nàng anh toan dẫn voi Anh sợ quốc cấm nên voi không bàn
Dần trâu, sợ họ máu hàn Dần bò, sợ họ nhà nàng co gân
Miễn là có thú bốn chân
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng.
Ở đây tính chất trào lộng, châm chích đã tạo nên một giọng bông lơn, cười cợt làm cho vấn đề được nói tới bớt đi vẻ nghiêm trọng thường có ở nó, nhung như vậy không có nghĩa là không nói lên được nỗi khổ tâm của tình yêu bị chia lìa mà ngược lại nó càng làm cho ta cảm nhận được sâu sắc những éo le, nghịch cảnh hầu như không thay đổi được. Và cuối cùng các đôi trai gái yêu nhau mà không lấy được nhau đành phải âm thầm trao gửi hết tâm tình qua lời ca, để vơi đi phần nào tâm trạng:
- Vắn tay với chẳng tới kèo
Cha mẹ anh nghèo cưới chẳng đặng em ...
- Ngó em không dám ngó lâu Ngó qua một chút đỡ sầu mà thôi.
Và chi biết than thở với chính mình:
Hai ta là bạn thong dong
Như đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng Bởi chưng thầy mẹ nói ngang Cho nên đũa ngọc mâm vàng xa nhau.
Chính vì ý thức được giá tri của sự hòa hợp tâm hồn giữa hai người, nó đẹp đẽ và tương xứng như "đũa ngọc" "mâm vàng "cho nên nỗi khổ đau càng day dứt hơn.
Trong một số loại ca dao - dân ca đối đáp, những câu hát có nội dung tương tự như trên đã làm thành một chặng hát riêng được gọi là "hát trách", với những câu mở đầu như "trách cha trách mẹ muôn phần "trách cha trách mẹ nhà nàng", "trách trời sao lại hiu hiu"..., hoặc những cấu mở đầu bằng câu nghi vấn "vì ai cho quế xa rừng...", "vì ai cho mõ xa đình "vì ai cho quạt long tài..."
Bây giờ tình lại xa tình
Đó đây chểnh mảng như bình trôi sông Vì ai ngăn đón gió đông
Để cho loan phượng, ngô đồng xa nhau.
Cũng có khi buồn bã và sầu thảm hơn :
Chẳng thà lăn xuống giếng cái chũm Chết ngủm cho rồi
Sống chi đây chịu chữ mồ côi
Loan xa, phượng cách biết đứng ngồi với ai ?
Có thể khẳng định rằng đề tài về tình yêu đau khổ chiếm một tỷ lệ đáng kể trong ca dao - dân ca trữ tình, đồng thời nội dung phản ánh cũng rất phong phú, đa dạng.
Tiếng nói oán trách ở đây thể hiện tinh thần đấu tranh, khát vọng được "tháo cũi sổ
lồng", được yêu thương tha thiết và được đi tới tận cùng của bến bờ hạnh phúc. Vì lẽ đó, người dân xưa kia còn muốn "tuyến chiến" cả với "ông Tơ - bà Nguyệt", một lực lượng siêu nhiên do trí tưởng tượng của người xưa nghĩ ra để giải thích nguyên nhân của những nỗi bất hạnh trong tình yêu:
Bắc thang lên đến tận trời Bắt ông Nguyệt lão đánh mười cẳng tay
Đánh thôi lại trói vào cây Hỏi ông Nguyệt lão nào dây tơ hồng?
Nào dây xe bắc xe đống Nào dây xe vợ, xe chồng người ta?
Ông vụng xe tôi lấy phải vợ già Thì tôi đốt cửa đốt nhà ông đi.
-Bắt ông Tơ đánh sơ ít chục Mỗi chi sậm sờ, ông ngủ gục không xe.
- Bắt tay ông Tơ mà bơ mà hớp Bắt lấy bà Nguyệt mà cột cội cau
Cứ xe khắp thiên hạ đâu đâu
Bỏ hai đứa mình lận đận, ruột héo gan rầu không xe.
-Bắt ông Tơ mà cho ba đấm
Bắt bà Nguyệt đánh bốn mươi chín cái hèo
Duyên người ta xe buổi sớm, duyên em buổi chiều mới xe.
- Oánh ông Tơ cái trót Ông nhảy thót lên ngọn trâm bầu
Ông xe đâu đó, sao chỗ nghèo ông không xe ?
Những bài ca với giọng điệu quyết liệt nhằm bảo vệ tình yêu chân chính của những "chàng trai" và "cô gái" tròng ca dao, dân ca trữ tình Việt Nam, phản ánh quan điểm tự do yêu đương, tự do hôn nhân của người lao động.