3.3. NHÂN V ẬT TRỮ TÌNH - NGƯỜI CON
3.3.3. Ti ếng hát than trách cha mẹ của người con
Trong xã hội phong kiến Việt Nam xưa kia, mối quan hệ của con người được ràng buộc chặt chẽ trong quan hệ gia đình, làng xóm nhất là người phụ nữ thì sự ràng buộc đó trở thành sự lệ thuộc truyền thống. Vì thế khi bị gả bán cho người ta, cuộc sống người phụ nữ xửa kia thường rơi vào cảnh "thân cô thế cô", những hồi ức về những người thân yêu, niềm mong ước được nhìn thấy, được gặp mặt, được nhắn tin về cho gia đình ruột thịt càng trở nên canh cánh trong lòng. Có những khi người con oán trách cha mẹ sao nỡ đẩy mình vào chốn bị đọa đầy.
Ai về nhắn mẹ cùng cha Lấy chồng nhà có, cực ba bảy đường.
Lời trách cứ không thay đổi được tình thế, cho nên hình ảnh người con trong cảnh ngộ éo le luôn đau buồn, tủi hổ:
- Mẹ em tham bạc tham vàng
Ép em vào chốn cơm sang gạo nồi Ra đường em chẳng được tươi Nghĩ thân phận nước mắt rơi hàng hàng.
Hoặc là:
- Mẹ em thấy của thì tham Hang hừm cứ tưởng hang vàng ép con
Nói ra thẹn với nước non
Ngậm vào cay đắng lòng con đêm ngày.
- Mẹ như ánh nắng mùa đông Soi không tận mặt tận lòng cho con.
Cũng có khi là lời trách mẹ cha không hiểu được lòng con, chia rẽ tình yêu của con:
Trách lòng thầy mẹ cầm cân Đôi ta như nhện đan lần mối tơ
Hai ta đứng lại vừa cân Trách lòng thầy mẹ phụ gần tham xa.
Đạo luật hôn nhân phong kiến khiến cho cha mẹ tính toán ngược xuôi, vô tình với tâm sự của con.
Mẹ mong con đẹp lứa đôi Con xin được tỏ đôi lời đục trong
Lấy nhau hiểu được lòng nhau Tình kia mới được đượm nồng dài lâu
Vì chưng mẹ trót nhận trầu Bắt con ngậm miệng cúi đầu vâng theo
Lấy người chẳng biết, chẳng yêu Sống sao cho mãi bóng chiều trăm năm.
Chùm ca dao "thách cưới" là chùm bài tiêu biểu nhất cho tiếng hát than trách của người con đối với cha mẹ. Ở đây ta không chi thấy sự than trách. Đằng sau những lời than trách ấy là tiếng nói phản kháng những luật lệ, tục lệ hủ lậu của xã hội phong kiến đối với người phụ nữ.
Không ít những bài ca dao trữ tình mang tính trào lộng, kể lể ngọn ngành sự việc, vừa như phân giải giãi bày suy nghĩ của con với cha mẹ, vừa như một tiếng nói phản kháng quyết liệt với hủ tục của xã hội và mong muốn cha mẹ tinh táo nhìn vào sự thật trớ trêu mà con cái sẽ phải chịu đựng.
Ví dụ bài ca dao sau:
Mẹ ơi, năm nay con mười tám tuổi rồi Chồng con chưa có mẹ thời tính sao ? Con chim khách nó mách có hai bà mối
Mẹ ngồi thách cưới:
Tiền chẳn năm quan Cau chẳn năm ngàn
Lợn béo năm con Áo quần năm đôi.
Mẹ ơi, năm nay con hai mươi ba tuổi rồi Chồng con chưa có mẹ thời tính sao ? Con chim khách nó mách có hai bà mối
Mẹ ngồi thách cưới:
Tiền chẵn ba quan Cau chẵn ba ngàn Lợn béo ba con
Áo quần ba đôi.
Mẹ ơi, năm nay con ba mươi ba tuổi rồi Chồng con chưa có mẹ thời tính sao ? Con chim khách nó mách có hai bà mối
Mẹ ngồi thách cưới:
Tiền chẵn một quan Cau chẵn một ngàn
Chó béo một con Áo quân một đôi...
Mẹ ơi, năm nay con bốn mươi ba tuổi rồi
Chồng con vẫn hoàn toàn chưa có ...mẹ thời... mẹ thời... cho không.
Bài ca vẽ lên cảnh người con gái, nạn nhân đau khổ của hủ tục "thách cưới", mỗi chặng đời của tuổi thanh xuân trôi đi một cách "vô duyên" và bẽ bàng, nỗi lo lắng của con, sự đắn đo của mẹ có cùng một mục đích mong muốn có cuộc hôn nhân đầy đặn nhưng hướng đi tới mục đích của con và mẹ lại là hai ngả đối lập nhau. Kết cục của bài ca dao hiện lên hai con người đau khổ và chi đơn giản như vậy bài ca đã gợi đến sâu thẳm nỗi cay đắng của người phụ nữ trong cảnh ngộ.
Bài ca về tình cảm gia đình đã miêu tả phong phú và sinh động nhữhg bức chân dung của người phụ nữ (người mẹ, người vợ, người con gái) với nhiều sắc thái, cung bậc của tâm trạng, cảm nghĩ. Nhưng chủ yếu đó là nhữhg bài ca thể hiện sâu sắc, thống thiết những nỗi khổ đau, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội Việt Nam cổ truyền. Âm hưởng bao trùm lên các bài ca về tình cảm gia đình là nỗi đau và lời than oán về thân phận nhọc nhằn, cay đắng của người vợ, người con bị trói buộc trong những hủ tục phong kiến nặng nề, nhưng đồng thời là lời ngọt ngào yêu thương, thiết tha trìu mến trong mối quan hệ với người ruột thịt (ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái, ...)
Bài ca về tình cảm gia đình là tiếng hát than thân nhưng không bi lụy mà giàu sức tố cáo và phản kháng. Hơn nữa nó là tiếng hát của tình thương. " Một tình thương thấm nhuần đức tính quên mình và là cội nguồn của sức chịu đựng, của lòng kiên nhẫn, của sức mạnh hầu như vô tận của người con gái bị rẻ rúng, bị o ép đủ điều trong gia đình gia trưởng, của người vợ gánh vác trên vai cả giang sơn nhà chồng, của người mẹ suốt đời âm thầm cực nhọc". [ 105 - Tr.162]