CA V Ề CÁC MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI
4.2. TH Ế GIỚI TÌNH CẢM CỦA NHÂN VẬT NGƯỜI NÔNG DÂN
4.2.1. Tình c ảm của người nông dân trong lao động sản xuất
Người nông dân có quan hệ mật thiết với tự nhiên. Gớt nhận xét: người nông dân giao tiếp với thiên nhiên nhiều hơn giao tiếp với xã hội. Cả cuộc đời họ bầu bạn chủ yếu với đồng ruộng, sông rạch, cây trái, cá tôm, v.v... Công việc và sinh hoạt hàng ngày của họ phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, vì thế họ rất tôn trọng tự nhiên, trông chờ mưa thuận gió hoa. Chúng ta biết dân ca nghi lễ, những bài hát Giáo trống, Giáo pháo, hát sắc bùa đã thể hiện ước mong "mưa thuận gió hoa" để người dân "thịnh người thịnh của". Ca dao trữ tình cũng có nhiều lời ca thể hiện ước mong ấy. Tâm thức văn hóa của người dân đối với tự nhiên luôn là tâm thức dựa vào tự nhiên, muốn
hài hòa với tự nhiên, muốn tự nhiên giúp đỡ mình, là tâm thức "Lạy trời", "Nhờ trời",
"ơn trời", "Trông trời":
- Người ta đi cấy lấy công Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm Trông cho chân cứng đá mềm
Trời trong, biển lặng mới yên tấm lòng.
-Ơn trời mưa nắng phải thì Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu
Công lênh chẳng quản bao lâu Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
-Lạy trời mưa thuận gió hòa Để cho chiêm tốt, mùa tươi em mừng
Ngô khoai chẳng được thì đừng Có nếp có tẻ trông chừng có ăn.
Hướng về tự nhiên, người nông dân coi tự nhiên là bầu bạn, nhất là các đối tượng tự nhiên gắn bó với cuộc đời và công việc hàng ngày. Họ dành cho các con vật, đặc biệt là con trâu một tình cảm đặc biệt. "Con ừâu là đầu cơ nghiệp", là bạn của nhà nông. Trâu và người như đôi bạn gắn bó với nhau trong công việc, sướng khổ có nhau:
Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn việc nông gia Ta đây trâu đấy ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn
Lời ca thân mật như nói với người bạn chứ không phải nói với một con vật. Tình cảm thân mật, thân thương lan toa khắp bài. Bài ca sáng lên nét đẹp tâm hồn của nông dân, một tâm hồn trung hậu, đầy tình thương với con trâu cùng hai sương một nắng trên cánh đồng.
Công việc chủ yếu của người nông dân là công việc ngoài đồng ruộng. Bao nhiêu khó khăn cực nhọc với nắng mưa, với luống cày. Ca dao đã diễn tả chân thực, cảm động cuộc đời lao động vất vả của người nông dân và những tâm sự giản dị mà trĩu nặng tính triết lý cuộc đời của họ:
-Lao xao gà gáy rạng ngày Vai vác cái cày, tay dắt con trâu Bước chân xuống cánh đồng sâu Mắt nhắm, mắt mở đuổi trâu ra cày
Ai ơi! Bưng bát cơm đầy
Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng?
- Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
Ở các bài ca dao trên, những dòng thơ đau là tâm tình về cuộc sống lao động vất vả, những dòng thơ cuối là triết lý đạo đức tự nhiên, cái triết lý "uống nước nhớ nguồn", Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay". Tiếng gọi "Ai ơi!
Bưng bát cơm đầy" vang lên không phải một lần trong ca dao. Đằng sau tiếng gọi ấy là những so sánh "Một hạt thóc vàng chín giọt mồ hôi", "Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần". Hạt gạo nặng bằng hạt máu. Đằng sau tiếng gọi ấy còn là những lời nhắc
"Nhớ công", "Biết ơn" người làm ra hạt gạo. Hạt gạo dâng thơm thảo, ấm no cho con người. Hạt gạo im lặng như chính người làm ra nó - người nông dân.