CHƯƠNG 1: VĂN BẢN NHẬT DỤNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN BẬC THCS
1.2 Văn bản nhật dụng .1 Khái niệm văn bản nhật dụng
1.2.3 Nội dung nhật dụng trong chương trình ngữ văn THCS
1.2.3.2 Nội dung cụ thể của các văn bản
VBND đƣợc bố trí giảng dạy ở tất cả các lớp của bậc THCS (13 VB) với một số nội dung (đề tài) cụ thể nhƣ sau:
Bảng 1.1Tổng hợp nội dung các VBND chương trình Ngữ văn THCS
LỚP TÊN VĂN BẢN NỘI DUNG
CHỦ ĐỀ
PHƯƠNG THỨC
BIỂU ĐẠT THỂ LOẠI
6
1. Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử
( Thúy Lan )
Tìm hiểu các di tích lịch sử
Thuyết minh ( Báo Người Hà
Nội )
Bút kí ( Nhiều yếu
tố hồi kí ) 2. Bức thƣ của thủ
lĩnh da đỏ (Xi-at-tơn)
Quan hệ giữa thiên nhiên và
con người
Biểu cảm ( kết
hợp Nghị luận ) Thƣ
17
3. Động Phong Nha (Trần Hoàng )
Giới thiệu danh lam thắng cảnh của đất nước
Thuyết minh Bút kí
7
4. Cổng trường mở ra ( Lý Lan )
Mối quan hệ giữa nhà trường và HS
Biểu cảm Bút kí
5. Mẹ tôi
( Ét - môn - đôđơ A-
mi -xi) người mẹ Biểu cảm Tùy bút
6. Cuộc chia tay của những con búp bê
( Khánh Hoài )
Quyền trẻ em Tự sự Truyện
ngắn 7. Ca Huế trên sông
Hương
( Hà Ánh Minh )
Văn hóa
dân tộc Thuyết minh Bút kí
8
8. Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 (Sở KHCN Hà Nội )
Bảo vệ môi
trường Thuyết minh 9. Ôn dịch, thuốc lá
(Nguyễn Khắc Viện) Tệ nạn xã hội Thuyết minh 10. Bài toán dân số
(Thái An ) Dân số Nghị luận
9
11. Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà )
Hội nhập với thế giới và bảo
vệ bản sắc văn hóa dân tộc
Thuyết minh
18
12. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
( Ga-bri-en Gac-xi-a Mac-ket )
Bảo vệ hòa bình, chống
chiến tranh Nghị luận Tham luận 13. Tuyên bố thế giới
về sự sống còn, quyền đƣợc bảo vệ và phát triển của trẻ em
Quyền sống
của con người Nghị luận Công ước quốc tế
Bảng hệ thống cho thấy ác VBND:
- Phân phối đều ở 4 khối lớp với số VB, và tiết dạy tương đương nhau.
- Đƣợc nâng dần về nội dung đề tài, về hình thức thể hiện qua từng cấp lớp, phù hợp với đặc điểm tâm lí và tầm nhận thức của HS.
, thái độ ứng xử, phản hồi, cũng nhƣ biết quan
tâm đúng mức đối với các vấn đề .
Có thể điểm lại nội dung cụ thể của từng VB nhƣ sau:
* Các VBND của khối lớp 6: Tập trung về đề tài di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và thiên nhiên, môi trường.
- “Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử” :
+ Đây là VBND đầu tiên, mở đầu cho cụm bài VBND, của tác giả Thúy Lan đăng trên báo “Người Hà Nội”.
+ Giới thiệu về cây cầu Long Biên, một di tích lịch sử nổi tiếng và thân quen ở Thủ đô Hà Nội, với vai trò là một nhân chứng đau thương của việc Thực dân Pháp xây dựng cây cầu với qui mô lớn, nhằm phục vụ cho cuộc cai trị và đặt ách đô hộ, khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Cây cầu cũng đã trở thành nhân chứng lịch sử của những tháng năm gian lao mà hào hùng suốt hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ của dân tộc ta.
19
hể loại, đ hương thức biểu đạt chính là thuyết minh kết hợp miêu tả và biểu cảm. Bằng các sự kiện, các tƣ liệu chính xác, sinh động về cây cầu, đan xen các hình ảnh lịch sử tái hiện trên nền của cảm xúc, suy tƣ của tác giả, cầu Long Biên hiện lên nhƣ một hình tƣợng sống động và chân thực, vừa gần gũi bình dị, vừa thân thương, thiêng liêng trong kí ức và cảm nhận của người đọc nói riêng, của mỗi người Việt Nam nói chung.
+ Từ đó, tác giả cùng “Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử” khơi dậy và bồi đắp trong chúng ta tình yêu, niềm tự hào dành cho cầu Long Biên;
xây dựng ý thức tự hào, cùng gìn giữ và góp tiếng nói quảng bá về di tích lịch sử cầu Long Biên nói riêng, các di tích lịch sử trên đất nước ta nói chung.
- Văn bản “Bức thƣ của thủ lĩnh da đỏ”:
+ Các nhà soạn sách lựa chọn và dẫn từ nguồn tài liệu “Quản lí môi trường phục vụ phát triển bền vững” (Dự án VIETPRO – 2020, Hà Nội, 1995), in trong cuốn Chào năm 2000, NXB Đà Nẵng, 1999.
+ Đây là một bức thư nổi tiếng, được nhiều người xem là một trong những văn bản hay nhất về thiên nhiên và môi trường. Thủ lĩnh Xi-at-tơn đã gởi thư trả lời khi tổng thống thứ 14 của nước Mĩ là Phreng-klin Pi-ơ-xơ (năm 1854) tỏ ý muốn mua đất của người da đỏ.
+ Ở góc độ thể loại, đây không phải là một văn bản văn học mà là một bức thư phúc đáp, có tính chất ngoại giao, phương thức biểu đạt chính là biểu cảm, kết hợp miêu tả và nghị luận.
+ Xuất phát từ tình yêu thiên nhiên đất nước, Thủ lĩnh đã nêu lên một vấn đề bức xúc có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống: đó là việc bảo vệ và giữ gìn sự trong lành của thiên nhiên, môi trường. Qua VB, HS nhận ra thông điệp sâu sắc: con người phải biết sống hòa hợp với thiên nhiên, biết chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ chính mạng sống của mình.
20
- Văn bản “Động Phong Nha”:
+ Đây là bài viết của tác giả Trần Hoàng, đăng trong Sổ tay địa danh du lịch các tỉnh Trung Trung bộ, NXB GD, 1998, giới thiệu về “Đệ nhất kì quan Phong Nha” của tỉnh Quảng Bình.
+ Phong Nha nằm trong quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi
Kẻ Bàng, v là hang động đẹp nhất ở gần con đường
mòn Hồ Chí Minh xuyên Trường Sơn. Điều đó càng làm cho kì quan Phong Nha mang thêm nhiều giá trị, ý nghĩa. Giá trị tuyệt mĩ của Phong Nha
bảy cái nhất: hang động dài nhất, cửa hang cao và rộng nhất, bãi cát bãi đá rộng và đẹp nhất, hang khô rộng và đẹp nhất, thạch nhũ tráng lệ và đẹp nhất, sông ngầm dài nhất, có những hồ đẹp nhất.
+ Phương thức biểu đạt chính của VB là thuyết minh kết hợp miêu tả và biểu cảm. VB khơi gợi lòng yêu quí, tự hào, thích khám phá và có ý thức chăm lo bảo thắng cảnh Việt Nam trong mỗi HS.
* Các VBND của khối lớp 7: Nội dung hướng vào những vấn đề về quyền trẻ em, vai trò của người mẹ, gia đình và nhà trường, về văn hóa.
- Văn bản “Cổng trường mở ra”:
+ Đây là bài kí của tác giả Lí Lan, trích từ báo Yêu trẻ số 166 – 1/9/2000, TP. HCM. Văn bản không có cốt truyện, phương thức biểu đạt chính là tự sự kết hợp biểu cảm. VB tâm trạng hồi hộp của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con bước vào ngày khai trường đầu tiên.
+ VB thể hiện những cảm xúc đan xen của người mẹ: không chỉ là sự hồi hộp, lo lắng đến không ngủ đƣợc mà còn có cả niềm vui với hồi ức của một tuổi thơ áo trắng mẹ được đến trường, được hòa mình dưới mái trường thân yêu, nơi lưu giữ bao kỉ niệm thân thương của đời mẹ. Mẹ gởi gắm niềm hi vọng vào trong ước mơ của con trẻ, vào ngôi trường sẽ mở ra tương lai tươi sáng cho con, và cho bao trẻ thơ khác.
21
- Văn bản “Mẹ tôi”:
+ VB mang tính tự truyện nhưng được trình bày dưới dạng một bức thƣ của nhà văn Ét – môn – đô đơ A- mi -xi ( nhà văn Italia ).
+ Về thể loại, đây là bài tùy bút phương thức biểu đạt chính là biểu cảm tâm trạng và suy nghĩ của người bố qua bức thư gửi cho con – người phạm lỗi vì thốt ra lời thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm.
+ Qua bức thư, người cha bộc lộ sự đau buồn và tức giận, đồng thời chia sẻ với con những suy tư về tình nghĩa sâu nặng của người mẹ, tác động đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của người con ( và cả người đọc ). Những lời tâm tình, khuyên nhủ của người cha đối với con đã làm hiện lên hình ảnh một người mẹ cao cả và lớn lao: có thể hi sinh tất cả, có thể chịu mọi đau khổ bất hạnh để con đỡ đau đớn và đƣợc sống hạnh phúc.
+ Từ VB, HS thấm thía sâu sắc rằng: công lao to lớn và tình cảm sâu nặng của người mẹ có ý nghĩa như thế nào đối với con cái; đồng thời nhận ra trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức thiêng liêng, cao cả.
- Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”:
+ VB là truyện ngắn viết phương thức tự sự với miêu tả và biểu cảm về quyền trẻ em. Trẻ em có rất nhiều quyền và điều đó đã đƣợc ghi trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em của Liên hợp quốc, năm 1989. Tuy vậy, hiện nay, đề tài sáng tác về quyền trẻ em không nhiều.
Đặc sắc về nội dung và hình thức thể hiện đã đem lại giải nhì cho truyện ngắn trong cuộc thi thơ – văn viết về quyền trẻ em do Viện khoa học giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Radda Barnen – Thụy Điển – tổ chức năm 1992.
+ VB chủ yếu đƣợc khai thác theo tinh thần của một VBND.
Truyện đề cập đến một vấn đề khá tế nhị, phức tạp hết sức đáng quan tâm (li hôn, li dị), đó là nỗi đau tinh thần mà trẻ thơ phải chấp nhận do cha mẹ gây
22
nên. Nhƣng chính từ bi kịch tan vỡ gia đình, phải sống thiếu tình cảm của cha mẹ, những đứa trẻ vẫn giữ đƣợc tâm hồn trong sáng; tình cảm anh em càng thêm yêu thương, gắn bó máu thịt. Nội dung chính của truyện không khai thác và miêu tả cảnh đổ vỡ giữa bố mẹ mà tập trung khắc họa tình cảm chân thành, gắn bó yêu thương và tấm lòng vị tha, nhân hậu, trong sáng của anh em Thành, Thủy. Điều này có ý nghĩa giáo dục rất lớn không chỉ với HS khi tiếp nhận VB mà còn tác động sâu sắc đến các bậc làm cha mẹ. Sức hút của câu chuyện toát lên từ đây, dẫn dắt người đọc HS đến gần với cuộc sống một cách hiệu quả hơn là thế!
+ Từ câu chuyện, vấn đề quyền sống của trẻ em đang bị đe dọa trong XH hiện đại đƣợc đặt ra, rất cần đến trách nhiệm của các bậc làm cha
làm mẹ ý thức trân
trọng và cùng vun đắp tổ ấm gia đình.
Khi lựa chọn VB này để đưa vào chương trình Ngữ văn 7, các nhà biên soạn đã có những băn khoăn khi chương trình cho HS tiếp cận một vấn đề khá tế nhị và có tính “nhạy cảm” của người lớn. Thế nhưng xuất phát từ vấn đề trong cuộc sống thường nhật, nhất là
tiếp cận với một vấn đề XH, liên quan đến quyền cần thiết.
- Văn bản “Ca Huế trên sông Hương”:
+ VB là bài viết của tác giả Hà Ánh Minh, đăng trên báo Người Hà Nội. Đây không phải là một sáng tác văn học có tính hƣ cấu, mà chỉ là bài bút kí, phương thức biểu đạt chính là thuyết minh, kết hợp yếu tố biểu cảm, giới thiệu về một sản phẩm văn hóa nổi tiếng của một địa danh cố đô Huế. Đó là thú nghe ca Huế trên sông Hương thơ mộng – một nét đẹp văn hóa cần được mọi người biết đến, cần được bảo tồn, giữ gìn và phát triển.
+ VB giúp người đọc cảm nhận ca Huế không chỉ phong phú ở các điệu hò, điệu lí, là sự kết hợp hài hòa giữa dòng nhạc dân gian và nhạc cung
23
đình, mà còn là cách sinh hoạt độc đáo giữa không gian đêm trăng thanh trên dòng Hương Giang thơ mộng, hòa trong không gian âm nhạc với nhạc công, ca công và tâm hồn người thưởng thức.
+ Qua VB, HS hiểu thêm không chỉ có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng mà còn làm say lòng người bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Ca Huế là một sản phẩm tinh thần quí giá cần đƣợc bảo tồn và phát triển. Từ đó, HS hiểu hơn về các làn điệu dân ca của đất
nước, văn hóa dân tộc.
* Các VBND của khối lớp 8: Tập trung vào các vấn đề cơ bản nhƣ môi trường, dân số, các tệ nạn xã hội.
- Văn bản “ Thông tin Ngày Trái Đất năm 2000” :
+ VB là tài liệu khoa học của Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội, thuộc đề tài bảo vệ môi trường. VB được soạn thảo dựa trên bức thông điệp của 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ, phát đi ngày 22 tháng 4 năm 2000, nhân lần đầu tiên Việt Nam tham gia hoạt động Ngày Trái Đất.
+ Đây là VB thuyết minh về một vấn đề khoa học thể hiện dưới hình thức lời kêu gọi, nên từ ngữ trong VB được sử dụng tương đối dễ hiểu, góp phần đem lại hiệu quả cao khi tác động nhận thức và thống nhất hành động ở
mỗi bao bì ni lông đối với
môi trường và sức khỏe của con người.
+ Qua VB, mỗi người nhìn nhận lại thói quen sử dụng bao bì ni lông để có ý thức và hành động đúng, thiết thực góp phần bảo vệ môi trường sống bằng cách hưởng ứng lời kêu gọi “Một ngày không dùng bao bì ni lông”.
- Văn bản “Ôn dịch, thuốc lá”:
+ VB là bài viết của tác giả Nguyễn Khắc Viện, kết hợp giữa phương thức lập luận và thuyết minh.
24
+ VB cung cấp cho bạn đọc những tri thức khách quan và phân tích tác hại ghê gớm của thuốc lá - nguy hiểm hơn cả ôn dịch - đối với sức khỏe của con người, cộng đồng, thậm chí có thể làm suy thoái đạo đức con người.
+ VB góp tiếng nói cảnh tỉnh và kêu gọi mọi người từ bỏ thuốc lá, đứng lên chống lại tệ nạn này. Ý nghĩa góp phần cổ động cho chiến dịch truyền thông chống hút thuốc lá .
- Văn bản “Bài toán dân số”:
+ VB là bài viết của tác giả Thái An - đăng trên báo Giáo dục và thời đại Chủ nhật, số 28, 1995 - thuộc đề tài dân số và phục vụ cho chủ đề
“Dân số và tương lai của dân tộc, nhân loại”, viết theo phương thức lập luận kết hợp với tự sự. Tác giả bắt đầu bằng câu chuyện vui về một bài to cổ, cách nêu vấn đề nhẹ nhàng mà hấp dẫn. Phần cuối bài đƣợc trình bày bằng những lập luận chặt chẽ, số liệu minh chứng phong phú, giàu sức thuyết phục.
+ Mƣợn câu chuyện vui về một bài toán cổ liên hệ sang câu chuyện đáng buồn, đáng lo về việc gia tăng dân số trên trái đất, VB ấn đề hết sức trọng đại đã được đặt ra: nếu không hạn chế sự gia tăng dân số, con người sẽ làm hại chính mình, nhất là ở các nước chậm phát triển.
+ VB giúp HS nhận thức đƣợc sự gia tăng dân số thế giới nhanh chóng nhƣ thế nào, các em có ý thức tìm hiểu sâu hơn về tình hình dân số ở Việt Nam.
* Các VBND của khối lớp 9: Tập trung vào vấn đề về quyền sống của con người, vấn đề chống chiến tranh, gìn giữ hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc, vấn đề hội nhập thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”:
+ Bài viết của tác giả Lê Anh Trà đƣợc trích từ bài Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị - trong Hồ Chí Minh và văn hóa Việt
25
Nam, Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội, 1009 - thuộc chủ đề về sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc dân tộc.
+ VB giúp HS hiểu và quí trọng vẻ đẹp của phong cách Bác Hồ.
Phần thứ nhất của VB nói về vẻ đẹp trong phong cách văn hóa của Bác – sự kết hợp hài hòa giữa phẩm chất, tinh thần dân tộc với tinh hoa nhân loại trong sự tiếp nhận văn hóa thế giới. Phần thứ hai thể hiện vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác – sự hài hòa giữa giản dị và thanh cao trong nếp sống.
+ VB được trình bày phương thức thuyết minh kết hợp nghị luận. Trong đó, sự kết hợp giữa kể và bình luận đƣợc thể hiện một cách tự nhiên, góp phần làm sáng rõ vẻ đẹp của phong cách Bác Hồ cũng nhƣ thể hiện tình cảm yêu kính, ngƣỡng mộ của tác giả dành cho Bác.
+ Từ nội dung trên, vấn đề nhật dụng đƣợc đặt ra: học tập, rèn luyện theo phong cách, và đạo đức Hồ Chí Minh là một việc làm thiết thực, thường xuyên đối với các thế hệ người Việt Nam, nhất là lớp trẻ.
- Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”:
+ Đây là đoạn trích từ bản tham luận nổi tiếng của nhà văn Cô-lôm- bi-a, Ga-bri-en Gac-xi-a Mac-ket, đọc tại cuộc họp mặt của sáu nguyên thủ quốc gia bàn về việc chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình thế giới.
Phương thức nghị luận với hệ thống lập luận sắc sảo, chứng cớ xác thực, kết cấu so sánh tương phản đặc sắc đã giúp tác giả luận giải một cách thuyết phục và rõ ràng về hiểm họa hạt nhân đối với nhân loại.
+ VB nêu rõ nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa loài người và sự sống trên trái đất - vấn đề cấp thiết, n
ết để ngăn chặn, xóa bỏ nguy cơ đó.
sự tốn kém và tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, VB góp tiếng nói thức tỉnh và kêu gọi mọi người cùng hành động để ngăn chặn nguy cơ chiến tranh, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.