Giáo án Ngữ văn 7

Một phần của tài liệu phương pháp dạy và học văn bản nhật dụng ở trường thcs (Trang 122 - 135)

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.5 Thiết kế giáo án thực nghiệm

3.5.2 Giáo án Ngữ văn 7

CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG ( Hà Ánh Minh ) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS

- Hiểu thêm và củng cố tri thức về VBND thể loại bút kí.

- Thấy đƣợc vẻ đẹp của một nét sinh hoạt văn hóa ở cố đô Huế, qua đó hiểu về một vùng dân ca phong phú, giàu có về làn điệu, tinh tế và độc đáo trong cách biểu diễn, thưởng thức; cùng những nghệ sĩ tài hoa.

- Cảm nhận đƣợc chất trữ tình của văn bản.

- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước và vốn quí văn hóa dân gian.

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Tìm hiểu SGK, SGV để soạn giáo án, chuẩn bị tranh ảnh, phim tƣ liệu, CD, VCD về Huế, ca Huế, nhạc cụ dân tộc thu nhỏ phù hợp với bài dạy.

- Thiết kế GAĐT hoặc sử dụng máy đèn chiếu và phim trong, hoặc bảng phụ treo tranh ảnh minh họa, máy cattset để nghe nhạc.

- Cung cấp nguồn tƣ liệu cho HS ; phân công các nhóm chuẩn bị tƣ liệu, tìm hiểu về Huế và dân ca Huế, về nhã nhạc cung đình và nguồn gốc ca Huế, đóng vai nhà văn hóa hoặc nghiên cứu văn hóa dân gian Huế.

2. Học sinh:

- Đọc trước VB và soạn bài theo yêu cầu phần Đọc – hiểu văn bản.

- Tìm kiếm tƣ liệu và chuẩn bị bài thuyết trình theo yêu cầu của GV.

- Tìm hiểu về dân ca, tập hát hoặc tập các vai diễn nhóm đã lựa chọn.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: GV có thể có lựa chọn các hình thức kiểm tra bài cũ khác nhau

115

- Kiểm tra kiến thức từ văn bản được học trước đó

- Hoặc kiểm tra nội dung các VBND đã học ở HK1, từ đó chuyển sang giới thiệu về VBND mới sẽ học.

3. Bài mới: * GV có thể dẫn vào bài bằng nhiều hình thức

- Cách 1: Tổ chức trò chơi “Ô CHỮ BÍ ẨN”: Năm ô chữ bí ẩn là 5 chữ cái ghép lại để giới thiệu một làn điệu dân ca nổi tiếng của miền Trung ( Mỗi chữ cái khi đƣợc lật lên sẽ giới thiệu đến HS một bài dân ca Huế ). Năm ô chữ ghép lại thành tên làn điệu NAM AI. Từ đây, GV sẽ chuyển ý vào bài mới : Cô rất vui khi các em có sự am hiểu về các làn điệu dân ca bởi ca dao, dân ca như những mạch nước ngầm mát dịu thấm vào lòng đất quê hương. Vì thế mà trên khắp đất nước ta, đâu đâu cũng có những câu hò, điệu lý ngọt ngào, thắm đượm tình yêu quê hương. Và khi nói đến các loại hình nghệ thuật dân gian nổi tiếng như ca trù miền Bắc hay đờn ca tài tử Nam Bộ thì chúng ta không thể không nhắc đến ca Huế, đây là một loại hình sinh hoạt văn hoá độc đáo đầy quyến rũ giữa miền sông Hương, núi Ngự của vùng đất cố đô. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu cách thưởng thức âm nhạc thanh nhã này qua văn bản “Ca Huế trên sông Hương” của tác giả Hà Ánh Minh

- Cách 2: GV cho HS xem một số hình ảnh hoặc phim tƣ liệu về xứ Huế, rồi đặt câu hỏi Những hình ảnh ( thước phim tư liệu ) trên đây đưa em đến với vùng đất nào? Em biết gì về vùng đất ấy?

Từ ý kiến của HS, GV linh hoạt dẫn vào bài mới : Huế không chỉ nổi tiếng với những món ăn ngon, hay vẻ đẹp của thiên nhiên, sông nước, của lăng tẩm đền đài cổ kính uy nghi hay những ngôi chùa cổ thâm trầm thanh tĩnh … mà còn là xứ sở của những làn điệu dân ca mượt mà, nồng hậu.

Chúng ta hãy cùng đến Huế để thưởng thức nét đẹp âm nhạc thanh nhã này qua văn bản “Ca Huế trên sông Hương” của tác giả Hà Ánh Minh.

116

- Cách 3: GV cho HS nghe một số làn điệu ca Huế trên nền nhạc thiếu nhi để các em cảm nhận đƣợc sự thân quen của dân ca. Sau khi hỏi các em hiểu biết gì về các làn điệu trên, GV có thể dẫn vào bài mới để giúp HS khám phá thêm sự phong phú và vẻ đẹp của ca Huế qua VB.

4. Tiến trình tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG Hoạt động 1: Đọc - hiểu chú thích

- GV hướng dẫn HS cách đọc VB với giọng nhẹ nhàng, khoan thai; đọc mẫu một phần sau đó mời HS khác đọc

- Lưu ý HS trong quá trình đọc phải tìm hiểu khái quát nội dung VB

- Yêu cầu HS khác nhận xét cách đọc của bạn để có thể rút kinh nghiệm cho HS khác về cách đọc VB

? Em có hiểu biết gì về tác giả Hà Ánh Minh

- GV bổ sung kiến thức:

Văn bản là bài bút kí đƣợc đăng trên báo người Hà Nội của tác giả Hà Ánh Minh, một nhà báo có rất nhiều bài viết hay về đề tài

- Đọc VB theo hướng dẫn của GV

- nhận xét, góp ý cho cách đọc của bạn

- Trình bày theo sự tìm hiểu, chuẩn bị của mình

I. Đọc – hiểu chú thích

117

văn hoá - nghệ thuật.

? Trình bày hiểu biết của em về thể loại bút kí ( Nếu HS trình bày chƣa đúng, GV bổ sung hoặc nhắc lại kiến thức )

?VB này thuộc kiểu VB nào, nội dung khái quát của VB là gì

? Dựa vào phần chú thích trong SGK, em hãy giới thiệu đôi nét về ca Huế - Cho HS gạch chân các ý theo SGK

? Xác định bố cục của VB - Gọi 2 đến 3 HS trình bày, sau đó thống nhất với cả lớp bố cục của VB với 3 phần :

+ Giới thiệu các làn điệu dân ca xứ Huế

+ Vẻ đẹp của thú nghe ca Huế trên sông Hương + Nguồn gốc của ca Huế

* Chuyển ý: Có ý kiến cho rằng ca Huế là một nét sinh hoạt văn hoá – âm

- HS trình bày ý kiến

- HS phát biểu

- HS trình bày dựa theo SGK sau đó gạch các ý chính trong SGK

- HS chia bố cục theo cách khái quát nội dung chính các đoạn. Có thể có nhiều ý kiến khác nhau.

- Thể loại bút kí

- Văn bản nhật dụng, giới thiệu vẻ đẹp của văn hóa dân tộc: ca Huế

118

nhạc thanh lịch và tao nhã.

Để hiểu điều này chúng ta cùng đến với phần II “Đọc - Hiểu văn bản”

Hoạt động 2 : Đọc – hiểu văn bản 1. Trước hết chúng ta sẽ

tìm hiểu về các làn điệu dân ca của xứ Huế thơ mộng.

- Hội ý nhóm: 1 phút

? Lập bảng hệ thống về các làn điệu và giai điệu của dân ca Huế đã được tác giả giới thiệu trong VB

- Chọn nhóm HS có kết quả nhanh nhất để trình bày. Các nhóm còn lại sẽ bổ sung nếu nhóm bạn nêu chƣa đủ.

- Hoặc tổ chức cho HS trò chơi (2 phút): Bằng khả năng ghi nhớ của mình, em hãy kể lại tên của các làn điệu và giai điệu ca Huế được giới thiệu trong VB ? - Chọn 2 nhóm HS có kết

- Các nhóm hội ý và cử đại diện trình bày ( Có thể là 1 HS bất kì trong nhóm nếu đƣợc GV chỉ định )

- HS trong nhóm sẽ phân công nhau ghi nhận kiến thức rồi cùng thi đua với nhóm bạn để trình bày xem nhóm nào nhớ đƣợc nhiều hơn.

+ Các nhóm khác nhận

II. Đọc – hiểu văn bản 1. Các làn điệu dân ca Huế

119

quả nhanh nhất lên trình bày ở bảng phụ, sau đó yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung những làn điệu khác mà các em biết.

Sau đó kết luận về kiến thức cần ghi nhận.

- Từ kết quả của HS, GV nhận thấy HS khó có thể nhớ đầy đủ tên các làn điệu và giai điệu của ca Huế. GV chuyển ý :

? Việc không thể nhớ và kể đầy đủ tên các làn điệu và giai điệu của ca Huế được nêu trong VB cho em có nhận xét gì về đặc điểm của ca Huế

- Nếu chỉ đọc văn bản, các em sẽ chƣa thể cảm nhận rõ về ca Huế. Mời các em cùng nghe một số làn điệu ca Huế: GV cho HS nghe điệu lí con sáo, lí hoài nam, nam ai, hò giã gạo … tổng thời lƣợng 2 phút ( Mỗi bài GV chọn đoạn

xét, bổ sung và chấm điểm cho nhóm ghi nhớ đƣợc nhiều nhất.

- HS có thể nhận xét các làn điệu, giai điệu ca Huế nhiều, khó có thể kể hết

… đó là sự phong phú và đa dạng của ca Huế.

- HS thưởng thức các làn điệu ca Huế

Làn điệu Giai điệu Chèo cạn,

bài thai,… buồn bã Hò giã gạo,

ru em, …

náo nức, nồng hậu...

Hò lơ, hò ô,

…, hò Huế

hoài vọng thiết tha Nam ai,

nam bình,…

buồn man mác, bi ai Tứ đại cảnh không vui,

không buồn

120

nhạc tiêu biểu để giới thiệu cho HS ) để HS cảm nhận rõ hơn về sự phong phú và đa dạng của ca Huế.

- Hoặc cho HS nghe các đoạn nhạc và yêu cầu HS cho biết tên của các làn điệu ấy

* Các em thấy không, ca Huế đa dạng và phong phú đến nỗi chúng ta khó có thể nhớ hết tên gọi của các làn điệu. Và mỗi làn điệu ấy lại có một giai điệu riêng, một cung bậc tình cảm riêng. Đó cũng chính là tâm hồn của dân tộc!

2. Các em ạ, ca Huế cất lên trong đời sống giản dị và mộc mạc là thế, nhưng khi trở thành một nét văn hoá của nghệ thuật biểu diễn thì Ca Huế như được chắp cánh bay cao giữa không gian, thời gian, cùng sự giao hòa giữa hồn người và âm nhạc. Để trí

- HS nghe và phát hiện các làn điệu ca Huế mà các em nhận biết

Di sản văn hóa tinh thần phong phú, đa dạng.

121

tưởng tượng và tâm hồn bay bổng của mình hòa vào văn bản, chúng ta hãy cùng khám phá vẻ đẹp của một đêm ca Huế trên sông Hương.

- Cho HS đọc đoạn từ

“Đêm thành phố đầy sao

… trai hiền, gái lịch”, và giải thích nghĩa một số từ liên qua ( phần chú thích ) - Cho HS xem đoạn phim tƣ liệu hoặc hình ảnh đêm ca Huế để HS hình dung và cảm nhận rõ nét hơn về khung cảnh nghe ca Huế trên sông Hương trong đêm trăng. (2 phút)

? Từ văn bản, kết hợp với đoạn phim vừa xem, em hãy giới thiệu nét đặc biệt của đêm ca Huế trên sông Hương qua: thời gian, không gian, hình ảnh nhạc cụ, nhạc công và ca công.

- Từ phát biểu của HS, GV chốt ý để HS có thể ghi

- HS đọc diễn cảm và chú giải từ ngữ

- HS phát biểu cá nhân : + Thời gian: Đêm…trăng lên…tiếng gà gáy gọi năm canh

+ Không gian: thành phố lên đèn nhƣ sao sa…gió mơn man dìu dịu, dòng sông trăng gợn sóng … + Nhạc cụ: đàn tranh,

2. Vẻ đẹp của thú nghe ca Huế trên sông Hương

- Thời gian: từ lúc lên đèn đến gần sáng

- Không gian: sông nước huyền ảo, thơ mộng

- Nhạc cụ: đàn tranh, tì bà, đàn nguyệt …

- Nhạc công: tài hoa, điêu luyện

- Ca công: trang phục

122

nhận kiến thức thật ngắn gọn, tiêu biểu.

- Yêu cầu HS giới thiệu những vùng dân ca nổi tiếng khác trên đất nước, từ đó khẳng định vẻ đẹp của dân ca VN

- Hội ý nhóm 2 bạn:

? Theo em, nghe ca Huế qua máy nghe nhạc hay băng ghi hình có gì khác so với việc trực tiếp thưởng thức ca Huế như tác giả đã miêu tả

- Hoạt động cá nhân hoặc nhóm ( từ 1 – 2 phút )

? Thử hình dung và vẽ lại bức tranh đêm nghe ca Huế trên sông Hương bằng ngôn ngữ của em

? So sánh và cho biết nhận xét của em về bức tranh đã vẽ với bức tranh thưởng thức ca Huế của tác giả.

- Từ ý kiến của HS, GV chốt ý và bình giảng để HS thấy được cách thưởng

đàn nguyệt, tì bà, sáo … + Nhạc công: ngón đàn trau chuốt …

+ Ca công: trẻ, nam áo dài the quần thụng …nữ áo dài, khăn đóng duyên dáng …

- HS suy nghĩ và trả lời

- HS trình bày bức tranh của mình bằng văn nói

- HS so sánh và rút ra kết luận về nét đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện của tác giả: ngôn ngữ giàu sức gợi tả và biểu cảm, óc quan sát và sự cảm nhận tinh tế , cách cảm

truyền thống, lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng

123

thức độc đáo của ca Huế mà VB đã trình bày

* Nếu thưởng thức ca Huế chỉ bằng sự tưởng tượng thì chúng ta không thể có được cảm xúc chân thực và bài viết sẽ chưa đủ sức làm lay động lòng người.

Tác giả đã cảm nhận trong không gian thật nhất của nghê thuật ca Huế trên sông Hương: sông nước thơ mộng và không gian thấm đẫm âm nhạc, người nghe lắng đọng xúc cảm bằng chiều sâu tâm hồn và tình yêu dành cho xứ Huế.

Điều đó đã chắp cánh cho bài bút kí vút bay, nhẹ nhàng lan tỏa vào lòng người đọc.

- Thảo luận nhóm: 2 phút

? Tác giả viết “nghe ca Huế là một thú tao nhã, đầy sức quyến rũ”, em hiểu như thế nào về nhận xét này và bản thân em có

nhận ca Huế trực tiếp dễ tạo cảm xúc cho người nghe …

- Các nhóm thảo luận và nhóm nào có kết quả nhanh nhất thì xung phong trình bày

- HS so sánh và phát biểu, lí giải vì sao nghe

124

suy nghĩ gì về ca Huế + gợi ý: em hiểu thế nào là thú, tao nhã? So sánh cách biểu diễn ca Huế với hát dân ca, quan họ ở các vùng khác?

- GV chốt ý và nâng cao nhận thức,cảm thụ cho HS:

Sẽ không lạ khi có bạn không hiểu và chƣa thấy ca Huế hay, bởi các em chƣa thực sự hòa vào không gian của ca Huế.

Trong cơn gió mơn man, thuyền rồng bồng bềnh giữa sông trăng bàng bạc...

Không gian nhƣ lắng đọng, thời gian nhƣ ngừng tụ, chỉ có những giai điệu trầm bổng hoà cùng sóng nước nhè nhẹ chạm mạn thuyền. Lúc ấy, tâm hồn ta sẽ thăng hoa cùng ca Huế.

Tác giả nói nghe ca Huế là một thú tao nhã và quyến rũ cũng là vì vậy các em ạ!

ca Huế là thú tao nhã;

HS có thể trình bày những suy nghĩ khác nhau về ca Huế ( có em thấy thích, có em không thích … )

Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ

125

3. Tìm hiểu nguồn gốc ca Huế

? Dựa vào văn bản, em hãy cho biết ca Huế được hình thành từ đâu?

- Hoạt động thuyết trình hoặc biểu diễn tiểu phẩm ( 5 phút )

? Em hiểu biết gì về ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình? Và vì sao có thể nói “Thể điệu ca Huế vừa sôi nổi tươi vui, vừa trang trọng uy nghi”

- Đây là nội dung đã đƣợc GV phân công và góp ý cho các nhóm, GV chọn nhóm bằng hình thức trò chơi:“Tín hiệu từ quả bóng bay” ( 1 HS chọn bất kì quả bóng nào, trong đó có tên của nhóm sẽ lên trình bày ).

- Cho HS giới thiệu về nhã nhạc cung đình. ( di sản văn hóa thế giới )

( hoặc GV bổ sung )

- HS dựa vào SGK để trình bày kiến thức

- HS trình bày hiểu biết của mình hoặc biểu diễn tiểu phẩm

+ thuyết trình: dựa vào tri thức thu thập đƣợc + biểu diễn : MC của đài truyền hình phỏng vấn vị Giáo sƣ nghiên cứu văn hóa dân tộc để giúp khán giả xem đài hiểu biết về nguồn gốc của ca Huế và giá trị của di sản văn hóa thế giới: nhã nhạc cung đình

- HS các nhóm khác phát biểu về kết quả thông tin tri thức, cách trình bày, biểu diễn … của nhóm bạn; sau đó chấm điểm cho nhóm bạn

3. Nguồn gốc của ca Huế

126

- Yêu cầu HS nhóm khác có ý kiến góp ý và đánh giá kết quả bài chuẩn bị của nhóm bạn .

- GV đánh giá, tuyên dương và chấm điểm cho HS, bài thuyết trình của nhóm khác, GV thu lại để chấm, sau đó chốt lại để HS ghi nhận và chuyển ý.

- Hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình

Hoạt động 3 : Tổng kết Tổng kết, củng cố và nâng

cao kiến thức

? Em hãy khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản

? Qua VB, em có suy nghĩ gì về giá trị của dân ca trong đời sống tinh thần, của người dân xứ Huế nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung ?

- GV chốt ý và cho HS ghi nhận kiến thức theo ghi nhớ SGK

* Bài tập tạo lập VB:

Cho HS xem một số hình

- HS trình bày nội dung và nghê thuật của VB

- HS trình bày theo nhận thức (có thể HS thấy hay, độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc, thể hiện tâm tư tình cảm con người, ngợi ca quê hương …)

- HS đọc ghi nhớ

III Tổng kết

- Ghi nhớ SGK/ 104

127

ảnh về Huế và biểu diễn ca Huế ( 2 phút )

? Hãy làm hướng dẫn viên du lịch giới thiệu cho du khách về vẻ đẹp của ca Huế trên sông Hương.

* Kết bài: Hướng dẫn viên du lịch đáng yêu của lớp cũng đã khép lại bài học hôm nay. Thầy cô mong rằng văn bản CHTSH đã đem đến cho các em những hiểu biết bổ ích về ca Huế và bồi đắp tình cảm yêu mến, tự hào về di sản văn hóa phi vật thể đáng trân trọng của dân tộc Việt Nam ta.

* Dặn dò HS chuẩn bị bài cho văn bản sẽ học sau đó:

QUAN ÂM THỊ KÍNH

- HS xem hình ảnh, hội ý nhóm và thực hiện theo yêu cầu: làm hướng dẫn viên du lịch giới thiệu cho du khách về loại hình nghệ thuật ca Huế trên sông Hương.

Một phần của tài liệu phương pháp dạy và học văn bản nhật dụng ở trường thcs (Trang 122 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(212 trang)