Hướng phát triển của đề tài

Một phần của tài liệu phương pháp dạy và học văn bản nhật dụng ở trường thcs (Trang 155 - 212)

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

2. Hướng phát triển của đề tài

Bằng những nghiên cứu bước đầu, người làm luận văn giúp GV nhận thức rõ hơn về thực trạng dạy – học VBND ở trường THCS, cùng chia sẻ về PPDH thích hợp đối với dạng VB mới của chương trình Ngữ văn, mở rộng thành diễn đàn trao đổi về kinh nghiệm và PPDH đối với VBND.

thông.

Có được sự quan tâm và ý thức trách nhiệm cao vì sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời đại mới, sự kết hợp giữa những người làm công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu giáo dục và đội ngũ GV giảng dạy tại trường phổ thông trên bước đường xây dựng PPDH VBND chắn chắn sẽ đạt được những kết quả tốt đẹp.

148

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn An ( Chủ biên )( 1995 ), Lí luận dạy học, Trường ĐHSP TP. HCM.

2. Nguyễn Đức Ân, Dạy học tác phẩm văn chương theo phương pháp giáo dục tích cực, Tài liệu giảng dạy.

3. Nguyễn Ngọc Bảo ( Chủ biên ) – Trần Kiểm ( 2008 ), Lí luận dạy học ở trường THCS, Nxb ĐHSP. HN .

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2002 ), Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học cơ sở Môn Ngữ văn, Nxb GD. HN.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2002 ), Sách giáo khoa Ngữ văn 6, 7, 8, 9, Nxb GD. TP HCM.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2002 ), Sách giáo viên Ngữ văn 6, 7, 8, 9, Nxb GD. TP HCM.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2003 ), Bước đầu đổi mới kiểm tra kết quả học tập các môn học của học sinh lớp 6, Nxb GD. HN.

8. Bộ Giáo dục và đào tạo, Dự án đào tạo giáo viên THCS ( HN, TP.HCM 6/2003 ), Tiếp tục nâng cao năng lực đổi mới phương pháp dạy học cho giảng viên các trường Đại học, Cao đẳng Sư phạm, Tài liệu hội thảo.

9. Bộ Giáo dục và đào tạo, Vụ giáo dục Trung học ( HN, 3/2004 ), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa lớp 8, môn Ngữ văn, Tài liệu.

10. Bộ Giáo dục và đào tạo, Vụ giáo dục Trung học ( HN, 4/2004 ), Văn bản chỉ đạo Bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa lớp 8, Tài liệu.

11. Bộ Giáo dục và đào tạo, Vụ giáo dục Trung học ( HN, 3/2005 ), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa lớp 9, môn Ngữ văn, Tài liệu.

12. Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2007 ), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở Môn Ngữ văn, Nxb GD. HN.

149

13. Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2007 ), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III, Nxb GD. HN.

14. Hoàng Tiến Chính ( 2007 ), Giáo dục nghiệp vụ sư phạm Đào tạo giáo viên THCS Môn Ngữ văn, Nxb ĐHSP. HN .

15. Nguyễn Đình Chú, “Đọc – Hiểu văn bản SGK và SGV Ngữ văn 7”, Thế giới trong ta, 187 (CĐ 16-17 tháng 6+7/ 2003), tr.45-46.

16. Trần Đình Chung ( 2005 ), Mấy vấn đề về giảng dạy môn Phương pháp dạy học Ngữ văn trong chương trình Cao đẳng sư phạm mới. Nxb ĐHSP. HN.

17. Trần Đình Chung ( 2005 ), “Dạy học các văn bản Ngữ văn theo những phương thứ biểu đạt chủ đạo nào?”, Thế giới trong ta, (CĐ 44-45-46 tháng 10+11+12/ 2005), tr.46-47, tr.50.

18. Nguyễn Viết Chữ ( 2006 ), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương, Nxb Đại học Sƣ phạm. HN.

19. Công đoàn Giáo dục Quận 1 (2002), Những kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học và Ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạỵ, Tài liệu.

20. Nguyễn Văn Dân ( 2004 ), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học Xã hội. HN.

21. Dự án Việt - Bỉ, Áp dụng dạy và học tích cực trong môn Văn học, Nxb ĐHSP.HN.

22. Trần Đăng Đàn ( 2005 ), “ Ôn dịch thuốc lá – Một văn bản nhật dụng giàu sức thuyết phục”, Văn học và Tuổi trẻ, Nxb GD.HN ( 11/2005 ), tr.24- 25.

23. Lê Thị Việt Hà ( 2008 ), “Một vài suy nghĩ về vấn đề Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học Ngữ văn”, Văn học và Tuổi trẻ, Nxb GD.HN (7/2008), tr.20-21.

150

24. Vũ Xuân Hải ( 3/2007 ),Nghĩa của việc khai thác kênh hình cho bài học đọc – hiểu các văn bản Ngữ văn”, Thế giới trong ta, 61, tr.33 – 34.

25. Nguyễn Tiến Hảo ( 7/2005 ), “ Một hướng dạy – học văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, Ngữ văn 9, tập 1”, Văn học và Tuổi trẻ, Nxb GD. HN (9/2005), tr. 16-18.

26. Trần Bá Hoành ( 2007 ), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, Nxb ĐHSP. HN.

27. Nguyễn Thanh Hùng ( Chủ biên ) – Lê Thị Diệu Hoa ( 2006 ), Phương pháp dạy học Ngữ văn ở Trung học cơ sở, Nxb NXB ĐHSP. HN.

28. Nguyễn Thanh Hùng ( 2008 ), Giáo trình Phương pháp dạy học Ngữ văn Trung học phổ thông - Những vấn đề cập nhật, Nxb NXB ĐHSP.HN.

29. Nguyễn Kì ( 1995 ), Phương pháp giáo dục tích cực Lấy người học làm trung tâm, Nxb GD.HN.

30. Trần Kiều, Trần Bá Hoành ( 2002 ), “ Những phương pháp tích cực cần đƣợc phát triển”, Thế giới trong ta, 167 (CĐ6 tháng 8/2002), tr.4-6.

31. Phùng Tuấn Lâm ( 2004 ), “Các bước tiến hành khi áp dụng phương pháp dạy học “Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm”.”, Thế giới trong ta, (CĐ 33-34 tháng 11+12/2004),tr.46-47.

32. I. Ia. Lecne ( 1977 ), Dạy học nêu vấn đề, Nxb GD. HN.

33. Phan Trọng Luận ( Chủ biên ) - Trương Dĩnh ( 2007 ), Phương pháp dạy học Văn, Nxb ĐHSP. HN.

34. Phan Trọng Luận, Nguyễn Thanh Hùng, Phương pháp dạy học Văn, Nxb ĐHSP. HN.

35. Phan Trọng Luận, Trần Đình Sử ( 2008 ), Hướng dẫn thực hiện Chương trình, Sách giáo khoa lớp 12, Môn Ngữ văn, Nxb GD. HN.

36. Phương Lựu ( Chủ biên ) ( 2007 ), Lí luận văn học, Nxb ĐHSP. HN.

37. Microsoft, Partners in Learning, Tài liệu.

151

38. Trần Đăng Nghĩa ( 2006 ), “Nghĩ về việc đổi mới dạy học Ngữ văn qua một hội thi”, Văn học và Tuổi trẻ, Nxb GD. HN ( 4/2006 ), tr.59-60.

39. Vũ Nho ( 5/2006 ), “Vấn đề thiết kế giáo án Ngữ văn THCS hiện nay”, Văn học và Tuổi trẻ, Nxb GD. HN ( 6/2006 ), tr.11-14.

40. Nguyễn Khắc Phi, “Một số vấn đề về môn Ngữ văn THCS”, Thế giới trong ta,169 ( CĐ7 tháng 9/2002 ), tr. 6 – 7.

41. Trần Đình Sử ( Chủ biên ) ( 2007 ), Giáo trình Lí luận văn học , Nxb ĐHSP. HN.

42. Sở Giáo dục – Đào tạo TP. HCM ( 6/2005 ), Tập huấn Cán bộ quản lí THCS Đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa lớp 9, Tài liệu.

43. Đồng Văn Thanh ( 2005 ), “ Thảo luận nhóm nhƣ thế nào để có kết quả”, Thế giới trong ta, (CĐ 35-36 tháng 1 + 2/2005), tr.19-20.

44. Đồng Văn Thanh ( 2006 ), “ Không nên thảo luận “chay” trong “Thảo luận nhóm”, Thế giới trong ta, (CĐ 47-48 tháng 1 + 2/2006), tr.12-13.

45. Đỗ Ngọc Thống ( 7/2002 ), “Nên dạy các văn bản nhật dụng trong sách giáo khoa Ngữ văn nhƣ thế nào”, Thế giới trong ta, 167(CĐ6 tháng 8.

2002), tr.7-9.

46. Đỗ Ngọc Thống ( 2002 ), Đổi mới việc dạy và học môn Ngữ văn ở Trung học cơ sở, Nxb GD. HN.

47. Đỗ Ngọc Thống ( 8/2002 ), “Chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THCS mới: Một số vấn đề cần nói rõ”, Thế giới trong ta, 171(CĐ8 tháng 10. 2002), tr.26-28.

48. Đỗ Ngọc Thống ( 2006 ), Tìm hiểu chương trình và Sách giáo khoa Ngữ văn Trung học phổ thông, Nxb GD. HN.

49. Đỗ Ngọc Thống ( Chủ biên ) ( 2006 ), Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 6,7,8,9, Nxb GD. HN.

152

50. Đỗ Ngọc Thống ( 2008 ), “Dạy và học văn ở Mĩ”, Văn học và Tuổi trẻ, Nxb GD. HN (3/ 2008 ), tr. 9-12, tr.33.

51. Nguyễn Anh Thuấn ( 2005 ), “Xung quanh câu hỏi thiết kế giáo án điện tử nhƣ thế nào để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh”, Thế giới trong ta, (CĐ 38-39 tháng 4 + 5/2005), tr.10 – 11, tr.15.

52. Nguyễn Thị Thuận ( 2006 ), “Dạy học tự chọn Môn Ngữ văn ở THCS nói chung và Ngữ văn 8 nói riêng”, Thế giới trong ta, (CĐ 56 tháng 10/2006), tr.33-35.

53. Lại Văn Thƣ ( 2006 ), “Để hoạt động nhóm đạt hiệu quả cao hơn”, Thế giới trong ta, (CĐ 47-48 tháng 1 + 2/2006),tr.10-11.

54. Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ ( 2008 ), Thiết kế bài dạy Ngữ văn Trung học cơ sở, Nxb GD. HN.

55. Vũ Văn Tảo ( 6/2003 ), Dạy cách học, Bộ Giáo dục – đào tạo, Dự án đào tạo giáo viên THCS.

56. Hồ Thị Thanh Xuân ( 2006 ), “ Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm”, Thế giới trong ta, (CĐ 47-48 tháng 1 + 2/2006),tr.15.

57. www.moitruong.com.vn 58. www.nea.gov.vn

59. www.tin247.com 60. www.vnexpress.net

153

PHỤ LỤC

1. Giáo án thực nghiệm:

1.1 Giáo án Ngữ văn 8:

BÀI 10 – tiết 39 THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000

DẠY HỌC THEO DỰ ÁN

DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

“ KHÔNG SỬ DỤNG BAO BÌ NI LÔNG”

Dự án tổ chức cho HS đi vào tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là do việc sử dụng bao bì ni lông gây ra ở Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới, trên cơ sở tiếp nhận văn bản ( VB ) THÔNG TIN NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000 ( Ngữ văn 8 – tập 1 ), từ đó đề ra các giải pháp để bảo vệ môi trường, xử lí rác thải sinh hoạt và nhất là việc tác động nhận thức và thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông trong cộng đồng một cách hiệu quả.

I. Mục tiêu dự án Trong dự án, học sinh sẽ:

- Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam và trên thế giới.

- Tìm hiểu thực trạng sử dụng và thải bỏ bao bì ni lông.

- Xác định và giải thích nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải bao bì ni lông gây ra tại Việt Nam đang ở mức đáng báo động ( tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông ).

- Tìm hiểu về một số điều luật liên quan đến bảo vệ môi trường.

- Đề ra những giải pháp thiết thực cho vấn đề sử dụng bao bì ni lông . - Xây dựng các bài thuyết trình dùng Power Point, chia sẻ dự án với các bạn học trong nước và quốc tế trên ePALS ( Với các trường chưa có phòng vi tính và nối mạng, chƣa có phòng học chức năng có thể thuyết trình trên bản

154

viết tay, và bảng quản lí hình ảnh hoặc tổng hợp các số liệu thống kê trên bìa giấy rô-ki; chia sẻ dự án với các bạn trong lớp, trong trường, liên trường ).

II. Bài tập dành cho học sinh

Giáo viên có thể phát trực tiếp bài tập này cho học sinh hoặc đọc cho các em ghi yêu cầu bài tập.

“Em và nhóm của em là thành viên của Ủy ban Bảo vệ Môi trường Quốc gia, có nhiệm vụ kêu gọi sự quan tâm của toàn xã hội đối với vấn đề sử dụng bao bì ni lông. Nhiệm vụ chính của Ủy ban là cùng với những người làm công tác nghiên cứu khoa học và môi trường giúp người dân trao đổi kinh nghiệm và rút ra những bài học hữu ích cho bản thân, bạn bè, người thân để cùng thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông, tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường hết sức cấp bách hiện nay. Đồng thời, nhóm gởi bản kiến nghị về “CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VÌ MÔI TRƯỜNG: THAY ĐỔI THÓI QUEN SỬ DỤNG BAO BÌ NI LÔNG LÀ GÓP PHẦN BẢO VỆ ĐỜI SỐNG SINH THÁI VÀ CUỘC SỐNG CỦA BẠN” cho Quốc hội. Quốc hội luôn quan tâm đến vấn đề chi tiêu ngân sách và muốn biết liệu những lợi ích từ dự án của các em đem lại có xứng đáng với chi phí của Quốc gia hay không”.

Để hoàn thành bài tập này, học sinh ( HS ) sẽ làm việc theo nhóm 6 người và phải hoàn thành các nhiệm vụ sau đây:

- Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam và trên thế giới.

- Khảo sát thực trạng sử dụng và thải bỏ bao bì ni lông ở Việt Nam (kèm bảng số liệu).

- Xác định các nguyên nhân chính gây nên sự ô nhiễm và hủy hoại môi trường sống, trong đó có nguyên nhân do rác thải bao bì ni lông gây ra.

155

- Đƣa ra các biện pháp để thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông, cũng nhƣ giúp cho việc sử dụng bao bì ni lông có hiệu quả, không gây hại môi trường.

- Chia sẻ những khám phá của em với các bạn trong lớp, trường và những người bạn quốc tế trên một trang Web đặc biệt (ePALS ).

III. Chi tiết dự án

Trong dự án này, học sinh thu thập tƣ liệu qua các nguồn báo chí, tài liệu chuyên môn về môi trường, tìm hiểu thực tế hoặc trao đổi, phản hồi thông qua email với học sinh ở các địa phương khác để tìm kiếm dữ liệu, sau đó cùng chia sẻ những quan điểm về việc sử dụng bao bì ni lông. Để thực hiện việc này, học sinh truy cập vào tài khoản của mình trên trang www.epals.com, nhập vào ePals nhƣ dự án trình bày, tham gia thảo luận trao đổi thƣ từ với bạn bè thế giới về chủ đề mình làm.

Thực hiện dự án này, học sinh sẽ làm việc theo nhóm gồm: Một chuyên gia thống kê, hai chuyên gia khảo sát thực trạng, hai chuyên gia cung cấp các giải pháp, và một chuyên gia xây dựng kế hoạch tuyên truyền, giáo dục. Vì vai trò của các thành viên trong nhóm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nên các học sinh phải hỗ trợ nhau để hoàn thiện báo cáo. Việc chọn nhóm của GV phải đảm bảo mỗi nhóm đều có những học sinh có khả năng sử dụng máy vi tính thành thạo và trình độ học lực giỏi, khá, trung bình, yếu đồng đều.

Dự án này tập trung chủ yếu vào học sinh nhƣng giáo viên đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các em tìm hiểu và rút ra kết luận. Khuyến khích học sinh làm việc một cách độc lập nhƣng GV cũng phải kiểm tra sự tiến bộ thường xuyên của các nhóm.

156

IV. Nguồn công nghệ và tài liệu

1. Yêu cầu tiên quyết đối với học sinh 1.1 Internet

- Kỹ năng sử dụng web.

- Sao chép và dán các hình ảnh.

1.2 Microsoft - Mở văn bản.

- Lưu văn bản.

- In văn bản.

- Chèn cột.

- Chèn hình ảnh.

- Chèn dữ liệu.

- Tạo biểu đồ.

- Nhập biểu đồ vào Microsoft Word hoặc Publisher.

* Không bắt buộc: Microsoft Excel, Microsoft Publisher,

* Không bắt buộc: Microsoft Power Point, bổ sung những chuyển động hoặc âm thanh. Nhƣng nếu HS có khả năng sử dụng Microsoft Power Point thì cần đáp ứng yêu cầu:

- Mở bài trình bày - Tạo bài trình bày - Lưu bài trình bày

- In phần trình chiếu và trình chiếu - Chèn VB và hình ảnh

- Kĩ năng tương tự như Microsoft Word 2. Nguồn công nghệ thông tin cho lớp học

- Internet để truy cập các trang web và các trang có liên quan - Microsoft Word

157

- Microsoft Power Point

- Không bắt buộc Microsoft Publisher, Microsoft Excel 3. Tài liệu dành cho GV hướng dẫn

- Giấy vẽ biểu đồ - Bút viết bảng

- Bản sao bài tập cho mỗi HS

- Các bản chụp ( pho to ) của Bảng thu thập dữ liệu, Báo cáo từ Ủy ban Bảo vệ Môi trường Quốc gia

- Bảng phân vai HS

- Bản chụp của hệ quản lí hình ( không bắt buộc ) - Qui chuẩn đánh giá Power Point ( không bắt buộc ) 4. Các trang web gợi ý

Là danh sách các trang web mà HS có thể lựa chọn để hoàn thiện nghiên cứu của mình

- http://vnexpress.net/Vietnam/Xa- hoi/2005/12/3B9E51FA

- http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/Giao-duc/2005/11/3B9E466E - http://www.unicef.org/vietnam/vi/media_1052html

- http://www.vea.gov.vn

- http://hoian.vn/ngay-khong-tui-ni-long-dau-tien-tren-the-gioi-tai-hoi- an/

5. Nguồn mạng thông tin cung cấp tƣ liệu gợi ý:

- Wikipedia.org

- Trang Google với từ khóa “Môi trường”, “Pollution” để truy nhập hình ảnh về ô nhiễm môi trường ( “Air pollution”, “Water pollution”, “Noise pollution” … )

- Trang Youtube với từ khóa “Môi trường”, “Ô nhiễm môi trường”,

“Pollution video” …

158

- Các báo điện tử …

V. Các bước tiến hành trong lớp học

1. Hướng dẫn và yêu cầu HS thực hiện

- Bắt đầu bằng việc khảo sát thực trạng sử dụng bao bì ni lông của người dân tại địa phương để lập bảng thông kê

- Cập nhật các số liệu thống kê về tình hình sử dụng bao bì ni lông, tình trạng ô nhiễm môi trường trong những năm gần đây, trong đó có nguyên nhân từ thói quen sử dụng và thải bỏ bao bì ni lông.

- Xác định nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống cộng đồng do bao bì ni lông.

- GV giới thiệu mục tiêu của dự án cho HS thảo luận về những biện pháp tuyên truyền, giáo dục giúp bạn bè và người thân hiểu được mối nguy hại của việc sử dụng bao bì ni lông cũng nhƣ tầm quan trọng của các giải pháp cho vấn đề sử dụng bao bì ni lông.

- HS liên kết với ePALS qua việc sử dụng danh sách câu hỏi do lớp học tạo ra.

- Để các nhóm chỉ định vai cho mỗi thành viên. Nhóm có thể sử dụng bảng phân vai HS để giúp các em chỉ định những vai sau:

+ Chuyên gia thống kê sẽ nghiên cứu các số liệu thống kê về việc sử dụng bao bì ni lông, về tình trạng ô nhiễm môi trường.

+ Chuyên gia khoa học thực hiện khảo sát thực tế.

+ Chuyên gia cung cấp giải pháp sẽ đƣa ra các kiến nghị giúp giải quyết vấn đề sử dụng bai bì ni lông.

+ Chuyên gia tuyên truyền sẽ nghiên cứu và đƣa ra những chiến dịch tuyên truyền giúp cho mọi người nhận thức, và thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông, góp phần vào nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

+ Người dân

159

- Hướng dẫn HS sử dụng Internet và các ấn phẩm tài liệu về khoa học công nghệ và môi trường để nghiên cứu trong từng lĩnh vực cụ thể. Khi HS bắt tay vào thực hiện các công việc đã thống nhất trong nhón thì GV phải thường xuyên theo dõi, có thể hỗ trợ HS tìm kiếm những thông tin liên quan, và gợi ý phân tích, phác thảo những kết luận từ những thông tin đó.

- HS có 1 tháng để thực hiện công trình nghiên cứu của nhóm. Sau khi đã hoàn thành công việc, HS có thể thiết lập dự án trên cơ sở của 3 bảng tập hợp dữ kiện nhằm hỗ trợ các em rút ra kết luận cho dự án của mình.

- Sau khi hoàn thiện nghiên cứu và bảng tính, HS sử dụng Microsoft Word viết bản kiến nghị gởi đến Quốc hội ( có thể là bản viết tay ). Trong bản kiến nghị đó, HS đƣa ra những phân tích, đánh giá về thực trạng ô nhiễm môi trường, trong đó có nguyên nhân do việc sử dụng bao bì ni lông; đưa ra đề nghị và các giải pháp cho vấn đề sử dụng bao bì ni lông.

- HS tạo ra các bài thuyết trình trong Power Point để minh họa những khám phá của mình hoặc mô tả dự án trên giấy rô ki ( khổ giấy Ao , có thông tin mở rộng và hình ảnh minh họa ).

- HS trao đổi các bài thuyết trình trong Power Point trên ePALS với những người bạn làm quen trên mạng để thu thập ý kiến, tiếp nhận góp ý xây dựng của GV lần cuối trước khi trình bày trên lớp.

2. Công việc của GV Ý kiến đánh giá

- Sử dụng bảng tin thu thập dữ liệu để xây dựng một bản đánh giá không chính thức trước khi học sinh bắt đầu thực hiện viết bản kiến nghị trong Word và thuyết trình trong PowerPoint.

- Giáo viên có thể đánh giá học sinh dựa trên bản kiến nghị gửi tới Quốc hội. Đánh giá bản kiến nghị về độ chính xác của thông tin, sử dụng hiệu quả các ví dụ, các dữ liệu và kết luận.

Một phần của tài liệu phương pháp dạy và học văn bản nhật dụng ở trường thcs (Trang 155 - 212)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(212 trang)