Về motif mộng báo

Một phần của tài liệu một điềm báo và mộng báo trong truyện cổ tích của các dân tộc thiểu số ở tây nguyên (Trang 46 - 54)

CHƯƠNG 2: PHÂN LOẠI MOTIF ĐIỀM BÁO, MỘNG BÁO VÀ CẤU TẠO CỦA MOTIF ĐIỀM BÁO, MỘNG BÁO

2.3 Khảo sát motif điềm báo và mộng báo

2.3.2 Về motif mộng báo

Đối với các dạng thức báo mộng, có thể phân loại các kiểu mộng báo dựa vào cách thức, chức năng hay nội dung của chúng. Ở đây, luận văn dựa trên nội dung của mộng báo để phân loại. Từ đó, chúng ta có các kiểu mộng báo như sau:

2.3.2.1 Mộng báo chỉ dẫn hành động:

Kiểu mộng báo này xuất hiện trong 26/61 truyện, chiếm tỉ lệ 42,6% bao gồm nhiều nội dung chỉ dẫn hành động khác nhau.

Thứ nhất, nhân vật được chỉ dẫn, cách thức kiếm được thức ăn, nước uống, của cải, cách làm ăn. Kiểu chỉ dẫn này gồm 6 truyện:

- K’Bâu lười (TT I, tập 16, tr.29) - Chàng Kơh Ho (TC X, tr.26)

- Nkring- người khờ bắt voi (TT I, tập 15, tr.669) - Chàng cơm cháy (TT I, tập 15, tr.327)

- Hai anh em mồ côi (TC II, tr.55)

- Cậu bé Rơ-bah và giàng NĐu (TC VI, tr.44) - Chàng Lak Liêng (TC VII, tr.29)

Khi nhân vật đói, khát thì trong giấc ngủ, nhân vật mơ thấy có người chỉ dẫn cách tìm được thức ăn, nước uống. K’Bâu lười chỉ cần thò tay vào ngà voi để ở đầu giường sẽ có ngay những thứ cần thiết: thức ăn, nước, thuốc để hút, thậm chí là trâu bò, chiêng ché, nhà cửa. Hai chàng Lak Liêng trong lúc ngủ thì được thần chỉ cách chặt cây lồ ô để lấy nước, chàng Kơh Ho được chỉ dẫn chỗ có hạt vàng để ăn, hạt trắng để gieo trồng trong lúc chàng thiếp đi vì đói. Giấc mộng còn chỉ dẫn nhân vật phương thức làm ăn: bày cách bắt cá, săn voi, cách làm nhà ở, kho lúa,… Nhân vật chỉ cần thực hiện theo lời báo mộng và được thay đổi cuộc đời, trở nên giàu có, sung sướng.

Đối với mộng báo chỉ dẫn con đường tìm kiếm người/vật nào đó, nhân vật báo mộng không trực tiếp trợ giúp thay đổi số phận nhân vật mà đóng vai trò như nhân vật chỉ đường, đưa ra một lời chỉ dẫn để nhân vật nhận mộng báo lên đường

tìm kiếm người/vật trợ giúp, và chính người/vật trợ giúp này mới là nhân vật trực tiếp giúp đỡ nhân vật đổi đời. Mộng báo chỉ đường tìm kiếm vật/người có mặt trong 5 truyện cổ tích, bao gồm:

- Thần Ulâm (TT I, tập 16, tr.105) - Chàng trai nghèo khổ (TT X, tr.63) - Con dê vàng (TC IX, tr. 34)

- Chuyện bắt cua (TC I, tr.93) - Nàng Biarat (TC I, tr.14)

Trong đó, truyện “Thần Ulâm” và “Chàng trai nghèo khổ”, nhân vật được báo mộng chỉ dẫn đi tìm nhân vật trợ giúp, nhờ có nhân vật trợ giúp đó mà nhân vật được đổi đời. Trong truyện “Chuyện bắt cua” và “Nàng Biarat”, mộng báo cũngchỉ dẫn cho nhân vật đi tìm nhưng là con đường tìm kiếm được vợ/chồng tương lai tốt như ý muốn. Còn cô gái ở truyện “Con dê vàng” được báo mộng chỉ dẫn tìm dê vàng. Ở đây, con dê vàng là nhân vật đội lốt, có năng lực thần kỳ, vừa đóng vai trò là người trợ giúp nhân vật chính đổi đời, vừa là người mà cô gái sẽ lấy làm chồng.

Không chỉ hướng dẫn nhân vật cách có được thức ăn, của cải, cách thức làm việc, hay chỉ dẫn nhân vật đi tìm, mộng báo còn chỉ dẫn nhân vật hành động như thế nào để vượt qua những khó khăn, thử thách. Kiểu mộng báo xuất hiện trong 4 truyện cổ tích là:

- Chiếc sừng bò (TC I, tr.49) - H’Bia Mút (TT I, tập 15, tr.725)

- Chuyện con chó bảy đuôi hay Nàng hoa đỏ (TC X, tr.46) - Người con côi Nộp và vua Chàm (TT II, tr.137)

Người anh Bò trong “Chiếc sừng bò” báo mộng cho em trai Y Rít của mình mỗi khi Mơtao đặt ra một việc khó ép Y Rít phải thực hiện. Hoặc như các chàng trai trên đường tìm kiếm người con gái đẹp, cứu vợ mình hoặc tiêu diệt loài quỷ trừ hại cho dân, khi gặp gặp trở ngại đều được báo mộng để chỉ đường đi hoặc cách vượt qua núi cao, biển sâu.

Kiểu mộng báo chỉ dẫn hành động cuối cùng là mộng báo dặn dò nhân vật thực hiện hoặc không được thực hiện một hành động nào đó, bao gồm 11 truyện:

- Hai anh em mồ côi (TC II, tr.55)

- Hai em nhỏ mồ côi và trăn thần ( TC III, tr.37) - Nung Kuang và bác cháu chàng Rit (TC IV, tr.83) - Hrit và voi thần (TT I, tập 15, tr.498)

- Con sâu đá (TC V, tr.40)

- K’Ram và mũi tên thần Sơ-na (TC VI, tr.52)

- Srôt Srăm và chị em Môih Maih (TT I, tập 14, tr.621) - Đường mang lung (TC I, tr.83)

- A Xanh (TT II, tr.343)

- Chàng K’Lanh và loài tinh cọp (TC III, tr.110) - Cô gái tóc thơm (TC II, tr.204)

Đối với 5 truyện: Hai anh em mồ côi, Hai em nhỏ mồ côi và trăn thần, Nung Kuang và bác cháu chàng Rit, Hrit và voi thần, Con sâu đá, nhân vật chính được báo mộng và khi tỉnh dậy, nhân vật thực hiện ngay lập tức việc được dặn trong giấc mơ. Từ hành động được chỉ dẫn của giấc mộng, nhân vật sẽ có nhiều của cải và trở nên giàu có.

Cũng có khi mộng báo đưa ra những lời dặn dò, những kiêng kỵ mà nhân vật phải tránh làm. K’Ram được thần Sơ-na báo mộng cho biết cách sử dụng mũi tên thần với điều cấm là: mỗi ngày chỉ sử dụng mũi tên một lần, khi trưởng thành mới được sử dụng 2 lần. Chàng Srôt sau khi được ban tặng hòn đá thần lại được thần dặn dò mọi việc phải do vợ chàng quyết định, đồng thời khi ché thần (con gái thần) đến ở phải hết lòng chăm sóc, tránh để ché giận mà bỏ đi.

Chỉ dẫn hành động trong truyện “Chàng K’Lanh và loài tinh cọp”, “Cô gái tóc thơm” mang tính chất là sự cầu xin sự trợ giúp, người báo mộng chỉ dẫn cho người nằm mộng những việc phải thực hiện để người nằm mộng có thể giúp đỡ họ thoát khỏi nguy hiểm.

Ở truyện “A Xanh”, A Xanh sau khi giết được rắn chuyên ăn thịt người đã được thần báo mộng bảo ăn viên ngọc rắn, vào hang lấy 10 quả trứng rắn rồi đi về hướng đông. Trong khi mộng báo ở truyện “Đường mang lung” chỉ dẫn nhân vật Rit tìm cách đưa tên Bót Rơ độc ác xuống hang mang lung để thần linh trừng phạt hắn. Như vậy, mộng báo chỉ dẫn của hai truyện này nhìn chung là sự dặn dò, chỉ bảo nhân vật những hành động phải thực hiện để chuẩn bị thực hiện cuộc hành trình của mình.

2.3.2.2 Mộng báo ban tặng vật trợ giúp:

Không chỉ được chỉ giúp cách có thức ăn, của cải, nhân vật còn được trao vật thần kì, hoặc được ban tặng một phần thưởng nào đó thông qua giấc mơ. Kiểu mộng báo này xuất hiện trong 5/61 truyện, chiếm tỉ lệ khoảng 8,2%.

- Srôt Srăm và chị em Môih Maih (TT I, tập 14, tr.621) - Nàng tiên gạo (TC X, tr.88)

- Chàng Jiông (TT I, tập 15, tr.385) - Nàng Ka Kồng xấu xí (TC VI, tr.85) - Y Đăm – tai to (TC VIII, tr.73)

Thần linh xuất hiện trong giấc mơ của nhân vật, trực tiếp ban cho nhân vật phương tiện thần kì. Nhận được mộng báo, sau khi tỉnh dậy, nhân vật thấy ngay món quà thần linh ban cho nằm bên cạnh mình. Chẳng hạn như cô gái nghèo trong

“Nàng tiên gạo” trong giấc mơ được thần Xơ-ri (nàng tiên gạo) cho những nắm thóc vàng óng; Chàng Srôt ngốc nghếch được thần tặng cho ống điếu tức là hòn đá thần giúp làm ăn giàu có. Chàng Jiông bệnh tật, xấu xí thì ngủ mơ gặp lại người cha đã mất, được cho thuốc thần để thay hình đổi dạng trở nên đẹp đẽ hơn người. Còn nàng Ka Kồng xấu xí gặp thần được thần hóa phép biến cho thành xinh đẹp trong giấc ngủ vì mệt và đói ở trong rừng; Y Đăm đi tìm vùng đất tốt để lập buôn thì gặp thần trong giấc mơ, được thần ban cho cả một ngôi làng giàu có, đẹp đẽ.

Như vậy, mộng báo ban tặng vật thần kỳ có thể giúp nhân vật đổi đời, trở nên giàu có, hoặc giúp nhân vật cởi lốt xấu xí, trở nên xinh đẹp. Điều này thể hiện

sự cảm thông của cộng đồng đối với những người thiệt thòi trong xã hội: những người ngốc nghếch, xấu xí, bệnh tật hay những người bị coi thường, bị bóc lột; và ước mong đem lại hạnh phúc, thay đổi số phận cho họ trong thế giới cổ tích, thông qua những điều thần kì, kì diệu.

2.3.2.3 Mộng báo hứa hẹn:

Không trực tiếp đem đến sự thay đổi cuộc sống cho nhân vật, không đưa ra những lời hướng dẫn hành động,… kiểu mộng báo này là lời hứa hẹn giúp đỡ nhân vật trong tương lai, cũng có thể là lời kết giao bạn bè.Có 3/61 truyện có kiểu mộng báo này, chiếm tỉ lệ là 4,9%, gồm

- Au Biang, K’rang và thần Sét (TC VII, tr.63) - Thần rắn và cô gái H’Long (TT I, tập 15, tr.358) - Chàng K’Tỉa Truôi (TC IV, tr.59)

Ở phần 2.1.2, người viết có nhắc đến về tục kết nghĩa của các cư dân bản địa Tây Nguyên. Thông thường việc kết giao giữa thần – người, người – người được tiến hành dựa vào giấc mộng của người nằm mơ. Truyện “Au Biang, K’Rang và thần Sét” đã kể về sự kết bạn giữa thần sét và hai anh em này, và còn giải thích them việc con cháu của Biang, K’Rang sau này không sợ thần sét ra oai nữa. Điều này thể hiện tâm lý của người Tây Nguyên, họ tin tưởng vào sự kết thân với thần linh, và khi kết thân với thần linh nào thì họ cho rằng vị thần đó là bạn, sẽ che chở, giúp đỡ họ. Và vì thế, họ không e sợ vị thần này nữa.

Trong truyện “Thần rắn và cô gái H’Long”, thần báo mộng cho nhân vật không phải để ban vật thần kì, cũng không chỉ dẫn cho nhân vật nơi tìm thấy của cải, hạnh phúc mà là đưa ra một lời hứa giúp đỡ thay đổi hoàn cảnh hiện tại của nhân vật. Cô gái nghe theo lời báo mộng, làm lễ cúng thần và từ đó được cậu mợ thương yêu, gia đình ngày càng giàu có và đỉnh cao hạnh phúc là kết hôn với con trai chủ làng. Đây cũng có thể coi là một kiểu kết giao giữa người – thần và vị thần mà con người kết giao sẽ luôn luôn dõi theo, giúp đỡ con người trong đời sống của họ.

Truyện “Chàng K’Tỉa Truôi” cũng có kiểu mộng báo hứa hẹn giúp đỡ nhưng khác với 2 truyện trên. Thần nước đem lòng yêu mến cô gái trần gian xinh đẹp và có con với cô. Thần đã báo mộng để động viên, an ủi cô gái trong hoàn cảnh nghèo đói, khó khăn và hứa sẽ giúp đỡ hai mẹ con mỗi khi cần thiết. Do đó, không thể coi đây là lời hứa hẹn kết giao như ở truyện “Au Biang, K’rang và thần Sét” và

“Thần rắn và cô gái H’Long”.

Nhìn chung, mộng báo hứa hẹn trong truyện cổ tích của các dân tộc Tây Nguyên không đưa ra một sự chỉ dẫn cụ thể cho nhân vật phải hành động như thế nào, hay ban tặng cho nhân vật một điều gì. Kiểu mộng báo này được xem như một lời cam kết giữa người nằm mộng và người báo mộng. Nói cách khác, sự giúp đỡ của nhân vật báo mộng đối với nhân vật nhận mộng báo không được biểu hiện bằng một hành động cụ thể nào mà sự trợ giúp ấy thể hiện thông qua tất cả những may mắn, hạnh phúc mà nhân vật nhận được trong cuộc sống.

2.3.2.4 Mộng báo thông báo trước tương lai:

Kiểu mộng báo thông báo tương lai của nhân vật xuất hiện trong 7/61 truyện, chiếm tỉ lệ 11,4%, gồm các truyện:

- Chàng cóc (TC IV, tr.104) - Chàng rể khỉ (TC IV, tr.138) - Chàng K’Tỉa Truôi (TC IV, tr.59) - Tắc kè con trời (TC VII, tr.41) - Cậu bé cứu dân (TT II, tr.224)

- Cô gái trong rừng và chàng trai K’Khar (TC III, tr.77) - Chàng K’Làng và nàng tiên cá (TC VI, tr.65)

Cũng là giấc mộng báo trước cuộc đời của nhân vật nhưng kiểu mộng báo thông báo trước tương lai này khác với mộng điềm đã khảo sát ở phần 2.3.1.1.

Mộng điềm là những giấc mơ với hình ảnh tượng trưng, ẩn dụ trong khi ở kiểu mộng báo này, nhân vật được thông báo qua lời nói một cách trực tiếp. Nhân vật, trong truyện “Chàng cóc”, “Chàng rể khỉ”, “Chàng K’Tỉa Truôi”, khi biết mình có

thai, hoặc sinh ra một đứa con dị dạng, mang lốt vật thì muốn vứt bỏ nó đi. Lúc ấy, họ sẽ bị một thế lực vô hình làm cho ngủ thiếp đi và báo mộng cho họ giữ lại và nuôi nấng đứa con, báo cho họ biết sau này, đứa bé sẽ có ích cho gia đình. Trong

“Cậu bé cứu dân”, trong giấc mộng, cá voi cũng đã báo trước cho cậu bé trong tương lai cậu sẽ giúp dân diệt trừ gian ác và trở thành người mạnh nhất.

Không chỉ thông báo trước tương lai, mộng báo cũng có thể dặn dò một việc nào đó trong tương lai. Ở đây, luận văn nhận thấy mộng báo dặn dò này có liên quan đến sự ra đời của nhân vật có nguồn gốc thần linh. Truyện “Tắc kè con trời”

có mộng báo của thần Mặt Trời cho cô gái dặn cô những việc phải làm và những việc cần kiêng cữ khi sinh con: hứng con vào chiếc la đồng, không được để nó nằm trên chiếu”. Truyện “Chàng K’Tỉa Truôi” lại là mộng báo liên quan đến việc đặt tên cho đứa bé khi đứa bé ra đời. Thần nước đã dặn dò nàng Hơ-rum Mơ-lút bảy ngày sau khi sinh con thì mới chọn đặt tên cho đứa bé và cũng chính thần đã chọn tên

“K’Tỉa Truôi”.

Ngoài ra, mộng báo còn báo trước cuộc gặp gỡ giữa người và thần. Có thể gặp loại mộng báo này trong truyện “Cô gái trong rừng và chàng trai K’Khar”,

“Chàng K’Làng và nàng tiên cá”. Cả hai nhân vật chính, sau khi gặp được một đồ vật/con vật kì lạ, đem về làm bầu bạn và trong giấc mơ, thấy đồ vật/con vật biến thành người. Sau gđó, nhân vật sẽ gặp gỡ và kết hôn với chính người trong giấc mơ của mình.

2.3.2.5 Mộng báo cảnh báo nguy hiểm:

Những giấc mộng không hoàn toàn là mộng báo những điều may mắn, tốt đẹp. Những mộng báo cảnh báo nguy hiểm, tai họa, trách mắng cũng là một trong những nội dung của motif mộng báo những nội dung này chiếm tỉ lệ khá ít. Có 4/61 truyện xuất hiện kiểu mộng báo cảnh báo, trách phạt, chiếm tỉ lệ là 6,5% bao gồm các truyện:

- Thần nước Jakia và nàng Ma Kọ (TC II, tr.234) - Hrit kể chuyện chàng Tun (TT I, tập 15, tr.472)

- Hồn lúa và lão Mơtao (TC IV, tr.143) - Cô gái đẹp và hạt gạo (TC VIII, tr.267)

Trong truyện “Thần nước Jakia và nàng Ma Kọ”, anh của Ma Kọ trong khi cùng cha đi phát rẫy ở xa đã nằm mộng nghe thấy tiếng nói đe dọa không được phép làm rẫy, nếu không sẽ chết. Ở truyện “Hrit kể chuyện chàng Tun”, chủ làng vì đã quá huênh hoang về sự giàu có của mình, ép buộc Hrit kể chuyện nhưng lại ngủ quên trong lúc nghe kể chuyện. Những điều này đã làm cho thần tức giận, báo mộng đe dọa chủ làng. Như vậy, có thể thấy, thần linh không chỉ có thần tốt, luôn giúp đỡ con người mà còn có những vị thần ác, ngăn cản công việc của con người (Thần nước Jakia và nàng Ma Kọ), muốn làm hại đến tính mạng của họ.

Hoặc thần linh cũng báo mộng chỉ để trách mắng, vạch ra những lỗi lầm của nhân vật. Nội dung này có mặt ở 2 truyện “Hồn lúa và lão Mơtao”, “Cô gái đẹp và hạt gạo”. Hai truyện này đều nói đến việc nhân vật coi thường, đối xử tàn nhẫn với thóc lúa khiến hồn lúa tức giận mà bỏ đi. Từ đó, nhân vật ngày càng nghèo đói, sa sút, phải vào rừng đào củ mài sống qua ngày. Trong lúc vừa đói vừa mệt và ngủ thiếp đi, nhân vật nằm mộng thấy thần linh hiện lên trách cứ, chỉ rõ cho họ nguyên nhân hoàn cảnh hiện tại của mình.

Ngoài những kiểu mộng báo như trên, có một dạng giấc mơ đặc biệt, nó không nói rõ trực tiếp ý nghĩa, mục đích của giấc mộng mà nó hiện lên với những hình ảnh, dấu hiệu kì lạ. Đó là giấc mơ có tính chất tượng trưng, ẩn dụ, báo trước một điều gì đó về tương lai của nhân vật. Dạng mộng báo này luận văn xem nó như là một kiểu điềm báo, do đó, đã dành trình bày ở phần motif điềm báo.

Tiểu kết: Giấc mơ và niềm tin vào sự báo mộng luôn tồn tại trong tín ngưỡng dân gian ở bất kì thời đại nào. Những ấn tượng, ám ảnh lúc thức có thể sẽ xuất hiện trong giấc ngủ, giấc mơ sẽ “hiện thực hoá” những ao ước, khát vọng mà mà con người không thể có trong cuộc sống thực. Niềm tin ấy đã làm cho giấc mơ cũng như motif mộng báo xuất hiện với tần số lớn như là một trong những biểu hiện của yếu tố thần kỳ trong truyện cổ tích. Trong truyện cổ tích của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, motif mộng báo xuất hiện với nhiều dạng thức, nội dung: chỉ dẫn

Một phần của tài liệu một điềm báo và mộng báo trong truyện cổ tích của các dân tộc thiểu số ở tây nguyên (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(256 trang)