Type truyện về nhân vật mồ côi

Một phần của tài liệu một điềm báo và mộng báo trong truyện cổ tích của các dân tộc thiểu số ở tây nguyên (Trang 83 - 87)

CHƯƠNG 2: PHÂN LOẠI MOTIF ĐIỀM BÁO, MỘNG BÁO VÀ CẤU TẠO CỦA MOTIF ĐIỀM BÁO, MỘNG BÁO

3.2 Các type truyện có motif điềm báo, mộng báo

3.2.1 Type truyện về nhân vật mồ côi

Đây là type truyện khá phổ biến với nhân vật chính là nhân vật mồ côi, cốt truyện xoay quanh số phận của mồ côi. Ban đầu, mồ côi là những người nghèo khó, chịu nhiều thiệt thòi trong cộng đồng, xã hội. Sau đó, nhờ vào những sự trợ giúp, trong đó có vai trò trợ giúp quan trọng của điềm báo, mộng báo, mồ côi được đổi đời, nhận được cuộc sống hạnh phúc. Hành trình đổi đời của nhân vật mồ côi có thể khác nhau, tùy thuộc từng truyện. Có truyện, mồ côi nhận sự trợ giúp – mộng báo và cuộc đời thay đổi. Cũng có truyện, nhân vật nhận được mộng báo, sau đó phải trải qua hành trình tìm kiếm khó khăn, vất vả mới có được hạnh phúc về vật chất và tinh thần,… Type truyện về nhân vật mồ côi có motif điềm báo và mộng báo được khái quát thành những mô hình sau:

Mô hình 1 được khái quát từ 2 truyện:

- Cậu bé Rơ – bah và Giàng Nđu (TC VI, tr.44)

Rơ-bah mồ côi, nghèo khổ. Làng mất mùa, muốn đi đổi lúa cùng dân làng, bị cười nhạo. Cậu bị lạc đến buôn của Giàng Nđu, đổi được hòn đá có phép lạ. Dân làng biết, cười nhạo. Có hòn đá, Rơ-bah có bắp lúa, quần áo đẹp. Đến mùa suốt lúa, Rơ-bah mơ thấy có người từ hòn đá bước ra chỉ cách làm một cái nhà kho lớn, cậu đã có một cái kho. Tuốt lúa mãi vẫn không hết, được đá báo mộng chỉ cách để lúa tự về, làm theo, sau một đêm kho lúa đã đầy ắp. Lớn lên, trở thành một chủ làng giàu có, tốt bụng.

- K’Ram và mũi tên thần Sơ – na (TC VI, tr.52)

K’Ram mồ côi, ở với cậu mợ, bị bắt vào rừng săn, bị mọi người cười nhạo, đi không cho đi cùng. K’Ram nhặt được mũi tên đẹp, bắn đâu trúng đó, đêm nằm mơ thấy thần Sơ – na (một người đàn ông đen trùi trũi) dặn một ngày chỉ bắn một lần, lớn lên thì một ngày được bắn hai lần. K’Ram thực hiện theo, lớn lên thành một chàng trai vạm vỡ. Một hôm, bắn trúng một con hươu đẹp, K’Ram đuổi theo hươu đến một vùng đất lạ - buôn của thần Sơ – na, lấy con gái thần (chính là con hươu).

Buôn cũ mất mùa, dân làng đi xin, đến buôn của Sơ – na thì được cho lúa, bà mợ thì

bị gùi toàn sỏi đá nên mắng K’Ram, định lấy gùi khác nhưng gặp phải một con rắn lớn, không dám đến buôn K’Ram nữa.

Mô hình 1: Mồ côi bị cười nhạo được vật thần kỳ nhận mộng báo chỉ dẫn hành động giàu có, sống hạnh phúc

Mô hình 2 được khái quát từ truyện:

- Đứa trẻ mồ côi (TT II, tr.234)

Hai chị em mồ côi đi xúc cá, được một con cá, cá biến thành heo, heo giúp cho cuộc sống no đủ. Người chú biết được, hại chết heo. Người chị đang làm rẫy, tối sẩm mặt mày, mắt hoa lên, thấy cột nhà gẫy, biết có điềm xấu. Hai chị em trở về, lấy nanh lợn đâm vào bụng chết, mộ mọc lên dây bầu tươi. Bà hái bầu để trong buồng, ngày ngày đều có cơm canh để sẵn, rình gặp hai chị em từ quả bầu bước ra, giữ ở lại. Hai chị em đi tắm suối, dần dần biến mất.

- Cầu vồng hút nước (TT I, tập 16, tr.87)

Ting mồ côi, nghèo khổ, đi kiếm củi, mò ếch, bị mất cả khố rách và ếch, tủi thân ngồi khóc. Cụ già cho khố rách mặc ảo đi tìm ông trời hỏi. Gặp cá giúp qua sông và nhờ hỏi trời cho thành người, gặp bà già hỏi cho cô cháu gái câm, gặp ông gìa nhờ hỏi vì sao hai cây trồng không có trái. Ting đến cổng trời, trời cho hỏi ba điều. Ting hỏi được cho cá, bà già và ông già.Trở về, được ông già chia một nửa vàng bạc dưới chân gốc hai cây, cưới cháu gái bà già do khiến cô nói được, lấy được ngọc trong miệng cá, trở thành giàu có nhưng keo kiệt. Ting đi xa, dặn vợ không được xuất gạo nếp, vợ không theo lời dặn, làm mất hòn ngọc cá. Ting ở xa, mơ thấy điềm xấu, vợ bị người ta cướp, trở về nhà, thấy mất ngọc, đi tìm ngọc, nuốt vào mồm thấy khát, uống bao nhiêu cũng không đủ, nhảy xuống biển, thành rắn. Vợ Ting tìm chồng, hóa thành rắn cùng chồng, cả hai cùng bay lên trời, hóa thành cầu vồng.

Mô hình 2: Mồ côi được vật quí giàu có mất vật quí nhận điềm báo trở về chết/hóa thân

Ở mô hình này, kết thúc của nhân vật không có hậu. Hai chị em trong “Đứa trẻ mồ côi” đã nói với người bà rằng họ không thể tiếp tục sống ở thế giới nhiều

điều ác rồi từ từ biến mất, Ting mồ côi vì lo sợ mất viên ngọc quý nên nuốt luôn vào bụng dẫn đến sự hóa thân. Nếu như hầu hết các nhân vật khác trong truyện về nhân vật mồ côi đều có kết thúc là sự đổi đời, giàu có, hạnh phúc của nhân vật thì nhân vật ở đây không được hưởng cuộc sống no đủ, sung sướng nơi trần gian.

Mô hình thứ 3 được khái quát từ truyện: Thần Ulâm, Chuyện bắt cua, Chàng trai nghèo khổ:

- Thần Ulâm (TT I, tập 16, tr.105)

Người nhà nghèo, không được ai giúp đỡ, đi khắp khu rừng thần cầu xin giúp đỡ cho làm ăn, được giàu có. Đêm về nằm mơ thấy có người khuyên gặp thần Ulâm cất giữ ống rốn, sự nghèo đói, giàu sang và chỉ đường đi (qua hang nhím).

Người đó thực hiện theo, gặp thần Ulâm, được cho ba cây tiễn, thực hiện được ba điều mong muốn và dặn về làm rẫy, trỉa lúa. Từ đó, người nhà nghèo có đủ thóc lúa, trâu bò, chiêng ché. Người nhà giàu thấy cậy, bắt chước nhưng lại dần nghèo đi.

- Chuyện bắt cua (TC I, tr.93)

Mồ côi, lười biếng, không có ăn, đói rét, dần dần chăm chỉ, trở nên giàu có, nhiều người đến kén rể, không chịu. Ngủ mơ thấy ông giàu râu tóc bạc phơ chống gậy trúc đến chỉ cho lấy người vợ tốt. Tỉnh dậy, đi tìm cô gái nghèo, chuộc về, lấy làm vợ, sống hạnh phúc.

- Chàng trai nghèo khổ (TC X, tr.63)

Mồ côi nghèo khổ, mơ thấy chim vàng khuyên đi gặp Giàng để hỏi nguyên nhân, ra đi, gặp bà lão nhờ hỏi tại sao gốc bầu không nở hoa, gặp cô gái nhờ hỏi tại sao vẫn chưa có chồng, gặp cá sấu nhờ hỏi tại sao chưa được hóa kiếp. Đến núi, ngủ mệt, mơ thấy Giàng, trả lời ba việc, trở về được viên ngọc của cá sấu, lấy cô gái làm vợ, nhận một gùi dụng cụ bà lão cho, sống hạnh phúc.

Mô hình 3: Mồ côi nhận mộng báo chỉ dẫn đi tìm thực hiện theo đạt ước nguyện

Đối với mô hình này, nhân vật nhận thấy có một sự thiếu và mong muốn bù đắp sự thiếu đó: nhân vật nghèo khổ muốn trở nên giàu có hay chàng trai sống một

mình mong muốn tìm được một người vợ tốt. Thần linh đã giúp đỡ họ thực hiện những ước muốn ấy thông qua những chỉ dẫn đường tìm kiếm cho họ trong giấc mơ.

Mô hình 4 khái quát cốt truyện của 3 truyện cổ tích: H’Bia Mút, Chuyện con chó bảy đuôi hay Nàng hoa đỏ, Chiếc quạt thần:

- H’Bia Mút (TT I, tập 15, tr.725)

Pơtao sửa nhà, Y Drit đến xem, lấy máu chim vẽ hình H’Bia Mút – người con gái đẹp nhất chưa ai gặp lên thành xà. Pơtao muốn lấy H’Bia Mút, bắt Y Drit đi tìm. Y Drit không chịu, bị thả xuống bùn, thiếp đi, mơ thấy thần Đất dặn bảo Pơtao đào lỗ sâu xuống đất, thả chàng xuống để tìm H’Bia Mút. Tỉnh dậy, làm theo, xuống dưới mặt đất, gặp chim thần, được giúp thành chàng trai đẹp, có sức mạnh phi thường, chỉ đường đi gặp H’Bia Mút. H’Bia Mút tắm, Y Drit lấy trộm miếng vải của H’Bia Mút, làm nàng đau đớn rồi nhận chữa bệnh cho nàng, lấy H’Bia Mút làm vợ. Pơtao biết được cùng Pơtao Prong Mưng cùng phe của Y Drit, Pơtao sấm sét và Pơtao – cha của H’Bia Mút thách đấu nhiều trận. Cuối cùng, Y Drit đánh nhau với hai Pơtao ác, giết chết họ, sống hạnh phúc mãi mãi.

- Chuyện con chó bảy đuôi hay Nàng hoa đỏ. (TC X, tr.54)

Rit mồ côi, bẫy được chim đ’rao rất đẹp. H’Bia làm chim bay mất. Rit khóc, đêm mơ thấy chim báo mộng bảo giữ lại chiếc lồng. Từ đó, ngày nào trong lồng cũng có thức ăn. Rit rình, bắt được con chó bảy đuôi rất đẹp dẫn Rit tìm được bông hoa đỏ. Hằng ngày, thấy nhà cửa sạch sẽ, rình xem, gặp cô gái đẹp bước ra từ bông hoa, lấy làm vợ. Tù trưởng cướp vợ, vợ sợ hãi ôm con trốn, Rit và chó đi tìm, qua sông, chó dặn im lặng, vi phạm bảy lần, chó rụng bảy đuôi, chết. Rit mệt, ngủ, mơ thấy chó dặn đi theo ruồi trâu, đến làng nàng Hoa, gặp lại vợ, trở về, sống hạnh phúc.

- Chiếc quạt thần (TC VIII, tr.58)

Y Rit mồ côi, tình cờ cứu được chú rắn nhỏ, được rắn dẫn về nhà mình. Bố mẹ rắn trả ơn Y Rit bằng cái quạt thần – nữ thần quạt, chị của rắn. Y Rit lấy nữ thần

quạt làm vợ. Một ngày kia đi đổi muối, ở nhà vợ bị cướp, nhận điềm báo trở về, cùng chó, mèo, chuột, nhím đi cứu. Gặp vùng nước rộng, được báo mộng bày cách vượt qua, đến cứu được vợ, trở về sống hạnh phúc và giàu có.

Mô hình 4: Mồ côi  đi tìm vợ/người đẹp  nhận báo mộng chỉ dẫn đường đi  thực hiện theo  tìm được vợ/người đẹp, sống hạnh phúc

Một phần của tài liệu một điềm báo và mộng báo trong truyện cổ tích của các dân tộc thiểu số ở tây nguyên (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(256 trang)