Cái tôi ngưỡng vọng về Tổ quốc, nhân dân

Một phần của tài liệu cái tôi trữ tình trong thơ trẻ việt nam 1965 1975 (Trang 58 - 68)

CHƯƠNG 2: CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ TRẺ VIỆT

2.1. Cái tôi sử thi

2.1.1. Cái tôi ngưỡng vọng về Tổ quốc, nhân dân

Hình tượng Tổ quốc luôn là niềm tự hào của bộ phận thơ trẻ cách mạng. Chủ thể trữ tình kiêu hãnh: Và vầng trăng, vầng trăng đất nước/ Vượt qua quầng lửa mọc lên cao (Vầng trăng quầng lửa - Phạm Tiến Duật). Đất nước lấm lem khói đạn và vầng trăng sáng trong thanh khiết - hai hình ảnh tưởng đối lập nhau nhưng lại chan hòa, trong cảm quan sử thi của người nghệ sĩ. Thời kháng chiến chống Pháp, người lính bước vào chiến trường từ bùn lầy, từ thân phận nô lệ. Chẳng thế mà khi tạm thời kết thúc chiến tranh, Nguyễn Đình Thi đã nhìn thấy đất nước “rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Đất nước). Đến thời chống Mỹ, con người đi vào tiền tuyến khi đằng sau là hậu phương xã hội chủ nghĩa vững chắc. Họ giáp mặt với quân thù trong tinh thần vững chãi. Đến với chiến trường trong cái nhìn sử thi, các nhà thơ trẻ thường xây dựng hình tượng thơ rất đẹp, từ sự kết tinh của vẻ đẹp lịch sử dân tộc. Không gian Tổ quốc dường như được kéo gần lại với đời sống người chiến sĩ, ấm áp nghĩa tình. Trong bữa cơm trộn mùi đạn bom ngột ngạt, người chiến sĩ luôn ý thức Tổ quốc bên mình: Trong lòng đất ăn bữa cơm đánh giặc/ Tổ quốc gần hơn bất cứ bao giờ (Ngô Văn Phú). Yêu thành phố tuổi thơ bằng một cảm giác da thịt, bằng một

cảm thức về Tổ quốc gần gụi như tình cảm máu mủ, cái tôi trong thơ Nguyễn Khoa Điềm đã có một cái nhìn hướng vọng thiêng liêng:

Ôi Tổ quốc ta yêu Người vời vợi

Khi Người khổ đau không làm ta sợ hãi Trong căm hờn ta biết đường ta lên Như hôm nay trầm tĩnh tiếng chim

Gõ không mỏi vào cửa ngày gian khổ nhất

(Con chim thời gian)

Cũng như các nhà thơ trẻ cùng thời, tác giả không chịu bó mình trong những không gian chật chội. Trong nhãn quan người nghệ sĩ, vận mệnh đất nước gắn vào khoảng không gian khát vọng: Ta đã lên đến tầng thứ năm/ Ta đã gặp trời mây lóa nắng/ Tầng cao nhất sân dài gió lộng/ Ụ đất màu nâu xếp đó lặng yên/ Thành công sự quanh nòng đại liên/ Ôi lên tầng năm ta gặp đất/ Lòng ta lóe sắc vàng băng đạn/

Ta biết vì sao ta đứng ở đây rồi/ Súng đăm đăm nhìn rộng đến chân trời/ Muốn nói rất nhiều với cửa gương tầng dưới/ Nơi ngọn bút chì đang vạch nét tương lai (Tầng năm). Nguyễn Đức Mậu lại tạc nên một đất nước mang hình hài mới: Hai mươi năm so với tuổi rừng già/ Khoảng cách nhỏ của lụi tàn, sinh nở/ Ơi đất nước hai mươi năm lịch sử/ Có con đường dài rộng trước thời gian (Điệp khúc một con đường).

Đó là đất nước gắn với dòng thời gian đầy hứa hẹn. Xuất phát từ cảm hứng sử thi, điểm nhìn của tác giả thường được phóng chiếu ở những chiều kích lớn. Tất cả đều được chắt lọc qua nguồn cảm xúc mãnh liệt của chủ thể trữ tình.

Cái tôi không chỉ thể hiện trong điểm nhìn hoành tráng về hiện thực được phóng chiếu ở tầm kích phi thường mà còn là khởi nguồn của cảm xúc sử thi. Hình hài đất nước được lật trở trong nhiều góc nhìn: Cái đất nước có dáng hình tiên múa/

lại có hình ngọn lửa lúc cuồng phong (Trần Mạnh Hảo). Đó là đất nước mang hình vóc sử thi, hoành tráng mà cũng đầy sức gợi. Có khi người nghệ sĩ lại để cho cảm xúc tuôn trào từ những dồn nén, những rung động tinh tế khi cảm nhận được khuôn dáng nguyên sơ của quê hương trong tình yêu nước mặn mà, sâu kín:

đất nước ngấm vào ta, đơn sơ

như Tháp Mười không điểm trang

đầy im lặng

trên tất cả tình yêu - tình yêu này đi thẳng đến mỗi đời ta

bất chấp những ngôn từ

(Một người lính nói về thế hệ mình - Thanh Thảo) Trong sáng tác của các nhà thơ lớp trước, nhiều biểu tượng, hình tượng nghệ thuật đã trở thành mô típ; mang những đặc trưng thẩm mĩ của phong cách, thời đại.

Như hình tượng Tổ quốc đã xuất hiện thường trực trong thơ Tố Hữu. Với cái nhìn lạc quan, hào hùng, nhà thơ hình thành nên một Việt Nam có sức sống kì diệu:

Chúng muốn đốt ta thành tro bụi/ Ta hóa vàng nhân phẩm, lương tâm/ Chúng muốn ta bán mình ô nhục/ Ta làm sen thơm ngát giữa đầm (Việt Nam - máu và hoa). Đến giai đoạn 1965 - 1975, khi hướng về Tổ quốc, cái tôi trong thơ trẻ cũng được thể hiện ở những trang thơ đậm chất chính luận. Song ở đó, các tác giả thường đặt ra những chất vấn thời đại trong chiều sâu của tư tưởng và cảm xúc. Họ đối diện với quê hương trong niềm tin cuộc sống tái sinh: Đâu mái nhà quê, hương khói quyện bền lâu/ Đã hạ xuống, che cho hầm trú ẩn?/ Đâu rát bỏng bên trên. Dù quân thù san phẳng/ Thì tự dưới hầm sâu, tất cả vẫn hồi sinh (Đất nước - Bằng Việt). Không nằm ngoài số phận của thanh niên trí thức đô thị miền Nam, Đông Trình ý thức được cái giá của chiến tranh nghiệt ngã. Và hồn thơ đa mang ấy không khỏi ngỡ ngàng khi cảm nhận sự sống quê hương lại mọc lên từ trong cõi chết: Ôi kiêu hãnh thay quê hương ta/ Từ dưới vực sâu, hố thẳm, ao bùn/ Vẫn nở ngát những cánh sen tinh khiết/ Trên lâu đài của một thành phố chết/ Sáng hôm nay mầm sống đã hồi sinh (Hoa đã hướng dương). Cảm hứng lãng mạn là một trong những nguồn mĩ cảm dạt dào của thơ trẻ trong lòng đô thị, là điểm tựa vững chắc để trong suốt quá trình sáng tạo, các cây bút vững tin vào quan niệm thơ ca - thực sự là vũ khí đấu tranh.

Ngưỡng vọng về hình hài đất nước trong quá khứ hay tự hào về truyền thống dân tộc cũng là một khía cạnh thể hiện nguồn cảm hứng sử thi của cái tôi trữ tình.

Với hồn thơ thấm ướt điệu ru, Xuân Quỳnh lại nhìn thấy một đất nước mang nỗi đau chiến tranh chôn sâu vào lòng biển, để làm dịu đi những dấu ấn buồn của dân

tộc thời chiến: Biết bao nhiêu năm tháng đi qua/ Dẫu biển đã trải nhiều chiến trận/

Chưa bao giờ biển mang thương tích/ Mảnh đạn bom biển giấu tận lòng sâu (Biển).

Nguyễn Đức Mậu cũng có một cái nhìn sâu thẳm về lịch sử dân tộc. Đó là hình ảnh quê hương trong Điệp khúc một con đường. Là những người đã khuất, cây đổ ngổn ngang, bom phá đường, cầu đứt nhịp. Đất nước là pho truyền thuyết rêu phong: Trăm con đường kể về một con đường/ Vách đá nhắc tên những người đã khuất/ Cột mốc cũ lên màu rêu truyền thuyết/ Thành thước đo dân tộc mình đi; là cơn lốc sức mạnh diệt thù cuộn lên từ những dư âm hào sảng của một thời lịch sử:

Có người, cũng đủ thành thơ/ Có Người, mũi tên đồng Cổ Loa/ Không chịu vùi dưới đất/ Không nằm yên trong viện bảo tàng/ Chúng bay lên xé gió thời gian/ Mở hết đường bay qua thăng trầm lịch sử/ Để cắm vào đầu giặc Mỹ! (Đất nước - trích Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm). Với khả năng khái quát hiện thực vĩ mô của trường ca, thơ trẻ tạo được mảnh đất trù phú cho cái tôi sử thi neo đậu. Đề tài mang tầm vóc lịch sử, thời đại được chuyển tải trọn vẹn trong thể loại này. Trong trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm phối nên một gam giọng đẫm chất sử thi. Đất nước đi qua bao thăng trầm của thời gian. Đất nước là cuộc hạnh ngộ của những câu chuyện tưởng đã nằm yên trong nguồn cội xa xưa: Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất nước núi vọng phu/ Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái/ Gót ngựa Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại/ Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương/ Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm/ Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên.

“Cảm hứng lịch sử trong thơ Lê Anh Xuân mang một ý nghĩa sâu sắc. Quá khứ thường có một vị trí riêng trong đời sống hiện tại. Một khi đã tìm ra sự liên quan máu thịt của nó trong tình huống và bối cảnh xã hội đương đại thì lịch sử sẽ trở thành một điểm tựa, một điều cắt nghĩa” [148, tr.351]. Với điểm nhìn này, Lê Anh Xuân đã dựng nên một âm hưởng hào sảng cho sự trở về của quá khứ oai hùng:

Hỡi những anh hùng ngàn năm dựng nước/ Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Quang Trung/ Tất cả hôm nay xuất trận trùng trùng/ Lớp lớp anh hùng tràn như sóng cuộn/ Trương Định cũng vượt Trường Sơn về đây bóng che Nhà hát lớn (Chào Hà

Nội! Chào Thăng Long!). Quay về cội nguồn dân tộc, Trần Vàng Sao - ngòi bút học sinh sinh viên thành thị miền Nam - suy tư về một đất nước có bề dày truyền thống rất đáng tự hào. Cũng như khi đến với Nguyễn Khoa Điềm, người đọc lại không chỉ gặp ở Trần Vàng Sao một hình ảnh đất nước thiêng liêng qua nguồn cảm xúc chứa chan của cái tôi trữ tình mà còn bắt gặp ở đây vẻ thâm trầm của cái tôi suy tưởng:

Tôi yêu đất nước này lầm than/ Mẹ đốt củi trên rừng cha làm cá ngoài biển/ Ăn rau rìu rau có rau trai/ Nuôi lớn người từ ngày mở đất/ Bốn ngàn năm nằm gai nếm mật/ Một tấc lòng cũng trứng Âu Cơ/ Một tiếng nói cũng đẩy hồn Thánh Gióng (Bài thơ của một người yêu nước mình).

Đến với chuỗi tháng năm tranh đấu, các thi sĩ trẻ mang nhiều sắc diện của cái tôi ngưỡng vọng về hình tượng Tổ Quốc đẹp đẽ, lớn lao vào mùa thơ chống Mỹ. Ở đó, đất nước được tái hiện trong nguồn cảm hứng sử thi, mang tầm vóc sử thi.

Trong quá khứ, giữa thực tại hay ở tương lai thì đất nước cũng được dựng lên qua cái nhìn lí tưởng của cái tôi trữ tình. Một quá khứ hào hùng, một thực tại đối mặt với thương đau và một tương lai đầy hứa hẹn. Đó là Tổ quốc qua lăng kính cái tôi ngưỡng vọng trong thơ trẻ 1965 - 1975.

Các nhà thơ trẻ còn hướng cái nhìn ngưỡng vọng về một khách thể thẩm mĩ khác. Đó là nét đẹp của con người qua cảm thức ngợi ca của cái tôi trữ tình. Viết về họ, khám phá vẻ đẹp quần chúng nhân dân là sứ mệnh của người cầm bút trẻ, nhất là những nhà thơ trực tiếp lăn lộn ở chiến trường, thấu hiểu tác động sâu sắc của chiến tranh đến số phận con người. Bởi vậy lớp cầm bút trẻ còn thể hiện cái tôi trong nguồn cảm hứng đẹp đẽ về nhân dân qua sự gắn kết giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Như lời thơ vọng mãi của Nguyễn Khoa Điềm: Đất Nước này là Đất Nước của Nhân dân (Mặt đường khát vọng).

Giữa ngổn ngang trận địa, phút chợp mắt của đồng đội cũng được ghi lại trong cái nhìn lạc quan cách mạng. Một nét vẽ đơn sơ giữa khoảnh khắc tạm dừng chân của anh bộ đội sao thanh thản lạ lùng: Người tựa lưng vào dãy Trường Sơn/ Thành bức tượng đồng mới tạc/ Người nằm trên đỉnh đèo chót vót/ Mây trắng vờn bay mái tóc mềm/ Người gối đầu lên mảnh trăng liềm/ Cây lá êm đưa sao lùa dưới võng

(Ngủ rừng theo đội hình đánh giặc - Nguyễn Đức Mậu). Có khi từ trong khói lửa đạn bom, hình tượng người chiến sĩ hiện ra oai hùng qua lăng kính cái tôi đầy thán phục: Không thể rời đồi thì vùi người xuống đất/ Súng nằm im nghe lửa thổi trên đầu/ Tưởng thiêu hết cả rồi lũ giặc kéo nhau/ Đổ quân xuống quả đồi cháy xém/ Bỗng vụt dậy ba anh chàng đen nhẻm/ Nòng súng đen vùn vụt lửa phun lên (Lửa và súng ở quả đồi cháy - Phạm Tiến Duật). Trong cái nhìn sử thi, thơ trẻ cũng thể hiện sâu sắc niềm tự hào về tinh thần lạc quan của những đồng đội đã bị chiến tranh lấy mất đi một phần sự sống: Anh vẫn còn nghe rõ/ Tiếng sự sống xung quanh tách nở/

Không chỉ riêng bằng màu sắc và mùi hương/ Đất nước đâu dễ lặng chìm trong mỗi vết thương (Anh vẫn nghe - Lâm Huy Nhuận).

Niềm lạc quan của cái tôi thơ trẻ còn là nụ cười ý vị, là thời khắc suy tư lãng mạn của người lính xa nhà, là thoáng xao xuyến trước nét đẹp bình dị. Cái tàn khốc của lửa đạn không thể xóa đi vẻ đẹp tâm hồn của thế hệ từng nếm trải chiến tranh.

Họ thường rung động trước một nét đẹp, một âm thanh thân thuộc của cuộc sống.

Tất cả làm nên một vùng cảm xúc chân thực, là gương mặt tâm hồn thế hệ thơ trẻ, là biểu hiện của cái tôi hăm hở nhận thức, ngợi ca con người. Thơ NguyễnDuy đưa ta về một thế giới thân thuộc, thế giới của hơi ấm làng quê. Chủ thể ngậm ngùi trong niềm hạnh phúc hiếm hoi: Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no/ Riêng cái ấm nồng nàn như lửa/ Cái mộc mạc lên hương của lúa/ Đâu dễ chia cho tất cả mọi người (Hơi ấm ổ rơm). Dưới rừng già Trường Sơn, chiếc võng bạt cũng hóa thành võng trăng. Nguyễn Duy đã khảm lên trời đêm một vành trăngthật lạ, chỉ của riêng đời lính: Cong cong võng bạt anh nằm/ Khuyên lên nền lá vành trăng lưỡi liềm (Võng trăng). Sau trận bão bom cày nát thịt xương, con người hướng đến hình ảnh tình tứ, dịu yên của cuộc sống. Hẳn cái tôi trải lòng mình với thiên nhiên mới có được cảm nhận tinh nhạy thế này: Vừa tim nghỉm tiếng bom rung/ Đã nghe nhỏng nhảnh chim rừng tán nhau/ Cành lim nhựa chảy, lá nhàu/ Tiếng chim dịt vết thương đau cho cành (Tiếng chim sau trận bom B.52). Với một hồn thơ xao động, Hoàng Nhuận Cầm cũng lắng lòng mình bắt gặp âm thanh của tiếng chim. Thật lạ, thanh âm trở nên có dáng, có hình và có cả cái xôn xao của tâm hồn người lính: Mũ tai bèo khẽ

nghiêng nghiêng/ Nghe lăn lăn những tiếng chim xuống hầm. Nguyễn Đức Mậu có cả một ngăn yêu thương cho mảnh trời riêng. Anh Ngọc lại bâng khuâng trước nét duyên thầm của một loài cây dại. Với thế hệ thơ trẻ, duờng như một thoáng lay động khẽ khàng của thiên nhiên cũng đủ kết thành yêu thương. Bài thơ thực sự là khoảnh khắc hòa hợp giữa cái tôi và ngoại cảnh: Người qua rồi bóng dáng cứ theo sau/ Anh lính trẻ bỗng quay đầu tủm tỉm/ Cây đã hé những mắt tròn chúm chím/

Đang thập thò nghịch ngợm nhìn theo. Người đọc bắt gặp một cái tôi trữ tình xao xuyến trước cảnh vật tưởng đã hết sức thân quen trong cuộc sống: Phút lạ lùng trời đất trong veo/ Anh nghe có tiếng reo thầm gặp gỡ/ Nhiều dáng điệu thoáng qua trong trí nhớ/ Rất thân quen mà chẳng gọi nên lời (Cây xấu hổ). Tâm hồn thiết tha yêu cuộc sống làm cái tôi thơ trẻ rung động với từng thanh âm vui vầy trong những lúc dừng chân: Trên đường hành quân xa/ Dừng chân bên xóm nhỏ/ Tiếng gà ai nhảy ổ/ Cục…cục tác cục ta/ Nghe xáo động nắng trưa/ Nghe bàn chân đỡ mỏi (Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh). Có khi, cái tôi cồn cào trong những đường nét gợi nhớ da diết quê nhà: Tiểu đội mười hai đứa/ Mười hai nỗi nhớ quê/ Chao màu xanh đồi cọ/ Vị ngọt từ tôm he,/ Đồng bằng mùi cơm mới/ Hoa ban khi xuân về/ Và tôi, trong tưởng tượng/ Vẫn nghe hoài tiếng quê (Tiếng quê - Phan Thị Thanh Nhàn).

Ngay cả một chiếc hòm thư cũng ăm ắp nỗi niềm: Hòm thư bưu điện ở trạm giao liên/ Treo liền trên vách đá/ Niềm vui từ nơi đây/ Được chia đều trăm ngả/ Đêm đêm bộ đội hành quân/ Có những lá thư viết vội/ Bỗng ùa ra như đàn chim/ Chiếc hòm sắt tưởng chừng chật chội. Nguyễn Đức Mậu đã lột tả được chân dung cái tôi nôn nao hạnh phúc. Cái tàn khốc, vô tâm của súng đạn càng làm con người tìm đến niềm sẻ chia ở những điều giản dị như thế. Bằng một giọng thơ nghèn nghẹn, cái tôi Hoàng Phủ Ngọc Tường đăm đắm nhớ về Trường Sơn, về con đường mòn vô định có sức ám ảnh ghê gớm trong những năm đánh Mỹ - in sâu bước chân thầm thỉ của con người: Ôi những con đường chỉ một lần qua/ Hai mươi năm biết ai còn nhớ/

Nhưng từ đó cây hoang rừng già/ Thương mãi đàn con gian khổ/ Đất nhớ chân người thiết tha (Tôi đi trên những con đường rừng cũ). Hiện thực chống Mỹ đưa con đường Trường Sơn thành tri kỉ với con người. Day trở trong tâm cảm cái tôi

Một phần của tài liệu cái tôi trữ tình trong thơ trẻ việt nam 1965 1975 (Trang 58 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(213 trang)