Các chỉ tiêu đánh giá công nghiệp nông thôn

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh hà tĩnh đến năm 2020 (Trang 27 - 30)

1.3.1. Phát triển số lượng và các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh

- Sự phát triển của CNNT trước hết đựợc thể hiện bằng sự mở rộng về quy mô sản xuất, mà cụ thể thường là sự biến động của các cơ sở sản xuất CNNT, sự biến động này được xác định trên cơ sở so sánh số lượng của chúng qua các năm. Số lượng cơ sở CNNT gia tăng hàng năm chứng tỏ CNNT ngày càng phát triển, không chỉ tăng số lượng cơ sở đăng ký kinh doanh mà phải được thể hiện bằng sự tăng lên về số

lượng cơ sở CNNT hoạt động thực tế trên thị trường, có như vậy mới đánh giá đúng thực tế phát triển số lượng cơ sở CNNT. Do đó, phát triển số lượng và các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh là một trong những chỉ tiêu quan trọng để nghiên cứu, đánh giá sự phát triển CNNT.

Nhìn chung, sự phát triển số lượng cơ sở CNNT phải phù hợp với tình hình, xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của cả nước, phù hợp với cơ cấu ngành nghề trong từng địa phương. Sự phát triển về số lượng cơ sở phải được kiểm chứng thông qua kết quả sản xuất kinh doanh của các cơ sở CNNT, sự gia tăng giá trị sản xuất CNNT trong cơ cấu tổng sản phẩm toàn tỉnh.

- CNNT có nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh. Hiện nay, hình thức tổ chức chủ yếu: hộ sản xuất cá thể; hợp tác xã chuyên sản xuất tiểu thủ công nghiệp; các loại hình doanh nghiệp (Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Công ty Cổ phần…), trong đó hộ sản xuất cá thể vẫn chiếm đa số về lao động và số lượng loại hình tổ chức doanh nghiệp và hợp tác xã chiếp tỷ lệ nhỏ bé.

Để CNNT có sự tăng trưởng và phát triển ổn định, khuyến khích phát triển loại hình doanh nghiệp CNNT, cụ thể tăng quy mô về số lượng và năng lực, để tăng sức cạnh tranh của CNNT, các doanh nghiệp CNNT trở thành vệ tinh cho cá KCN, KKT và công nghiệp thành thị; đồng thời phát huy loại hình hợp tác xã có ưu điểm ở cơ chế huy động vốn và sự tham gia quản lý của người lao động, phù hợp với mục tiêu xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

1.3.2. Về giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn

Cùng với sự phát triển về số lượng và loại hình tổ chức sản xuất, giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự phát triển công nghiệp nông thôn.

Giá trị sản xuất là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của sản phẩm vật chất và dịch vụ sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định. Chi tiêu giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn theo giá cố định được tính theo phương pháp xác định khối lượng sản phẩm CNNT sản xuất trong kỳ nhân với đơn giá sản phẩm của năm gốc được chọn làm năm so sánh.

Như vậy, giá trị sản xuất công nghiệp tăng hay giảm phù thuộc vào số lượng các cơ sở CNNT và từng cơ sở sản xuất sẽ được đánh giá cụ thể về quy mô sản xuất CNNT bao gồm: quy mô vốn, quy mô lao động, quy mô sản xuất… Như vậy, giá

trị sản xuất công nghiệp phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh mà kết quả trước hết phụ thuộc vào số lượng và quy mô của các cơ sở CNNT.

1.3.3. Về các nguồn lực của công nghiệp nông thôn

Các nguồn lực của CNNT bao gồm lao động, nguồn vốn, trình độ công nghệ của cơ sở CNNT, là những chỉ tiêu đầu vào cơ bản đối với sự tồn tại và phát triển của các cơ sở CNNT.

- Lao động, năng lực, trình độ quản lý của các cơ sở CNNT là một trong những yếu tố quan trọng cho sự phát triển CNNT. Quy mô lực lượng lao động trong khu vực CNNT càng đông thể hiện quy mô, số lượng của khu vực CNNT chiếm tỷ trọng càng lớn trong nền kinh tế. Năng lực, trình độ cũng như kiến thức của người lao động nói chung và trình độ quản lý của cơ sở CNNT nói riêng càng cao càng dễ nâng cao khả năng cạnh tranh của CNNT.

- Vốn là yếu tố tiên quyết của sự hình thành và phát triển của cơ sở CNNT. Sự tăng lên về vốn trong khu vực CNNT chứng tỏ quy mô của CNNT phát triển. Vốn đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn thường vốn đầu tư của các cơ sở CNNT, vốn hỗ trợ của nhà nước, vốn vay ngân hàng, vốn tập trung của nhiều người thông qua các hợp tác xã, loại hình doanh nghiệp v.v…

- Trình độ công nghệ - kỹ thuật có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của công nghiệp nông thôn bởi việc áp dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại sẽ nhanh chóng nâng cao trình độ sản xuất của các cơ sở CNNT. Hiện nay trình độ công nghệ và kỹ thuật trong CNNT rất thấp do khả năng về vốn và khả năng tiếp cận công nghệ của các cơ sở CNNT không cao. Thực tế cho thấy có những làng nghề hay cơ sở CNNT được hình thành từ rất sớm nhưng không thể phát triển được vì chậm sử dụng những tiến bộ kỹ thuật hay trình độ công nghệ mới. Cho nên, để phát triển CNNT phải nhanh chóng sử dụng công nghệ kỹ thuật,, những công nghệ mới phù hợp với mức độ, khả năng của các cơ sở CNNT.

1.3.4. Về các cụm công nghiệp, làng nghề TTCN

- Mặt bằng sản xuất kinh doanh là một trong những yếu tố có vai trò thúc đẩy CNNT phát triển. Các cơ sở CNNT thường sử dụng chính diện tích đất của mình làm mặt bằng sản xuất, rất khó khăn khi mở rộng quy mô sản xuất. Do đó, sự ra đời các cụm công nghiệp nhằm góp phần giải quyết những khó khăn về mặt bằng, môi trường, cơ sở hạ tầng cho các cơ sở CNNT, thông qua cụm công nghiệp nhằm phát

triển sản xuất CNNT, dịch vụ và giải quyết việc làm cho lao động.

- Phát triển CNNT thông qua các làng nghề ở nông thôn dựa trên sự năng động của nhân dân và chính quyền địa phương. Các làng nghề thường sản xuất các hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm nghệ thuật phục vụ cho thị trường nội địa và xuất khẩu hoặc các làng nghề chuyên chế biến lương thực, thực phẩm và nguyên liệu phục vụ cho tiêu dung và công nghiệp chế biến khác.

1.3.5. Về phát triển thị trường

- Đối với thị trường đầu vào, khi phát triển CNNT cần chú trọng việc nghiên cứu, thiết kế và sản xuất, cung cấp cho dân cư nông thôn nhiều tư liệu sản xuất hơn, thích hợp với điều kiện sử dụng của họ. Đối với yếu tố vốn, khi lượng vốn đầu tư tự có ở nông thôn tăng lên, nhu cầu vốn bổ sung từ ngoài cũng tăng lên, khả năng sử dụng số vốn cũng lớn hơn. Bởi vậy, thị trường vốn ở nông thôn cũng sẽ được mở rộng. Nhà nước cần có sự hỗ trợ và kiểm soát nó để đảm bảo thực hiện được định hướng của mình và bảo vệ lợi ích của các của các chủ thể có liên quan.

- Thị trường đầu ra, khi phát triển CNNT cần nâng cao chất lượng sản phẩm, các điều kiện về an toàn thực phẩm, giá cả… nhằm cung cấp, bán sản phẩm tại chổ (làng, xã, huyện), trong tỉnh và vùng phụ cận, trong nước và thị trường nước ngoài.

1.3.6. Về quản lý nhà nước đối với công nghiệp nông thôn

Công nghiệp nông thôn chịu sự quản lý nhà nước của chính quyền địa phương.

Do đó, các chính sách của địa phương tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn nói chung và công nghiệp nông thôn nói riêng; đồng thời các chính sách đó sẽ góp phần vào việc hỗ trợ và tổ chức việc du nhập, duy trì, bảo tồn và phát triển các hoạt động sản xuất ở khu vực công nghiệp nông thôn.

Hệ thống chính sách tác động đến sự phát triển công nghiệp nông thôn như quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, chính sách đầu tư phát triển nông thôn, chính sách khuyến công, chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chính sách nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, chính sách tín dụng, hỗ trợ thông tin thị trường, chính sách tôn vinh nghệ nhân, chính sách bảo vệ môi trường… Thực tế cho thấy ở đâu có sự quản lý nhà nước về kinh tế có hiệu quả thì ở đó tạo nên môi trường thuận lợi cho sự phát triển của công nghiệp nông thôn.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh hà tĩnh đến năm 2020 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)