CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH HÀ TĨNH
2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh
2.1.2. Đặc điểm kinh tế
Trong những năm qua, kinh tế tỉnh Hà Tĩnh đã có bước phát triển vượt bậc, tốc độ tăng đạt cao hơn bình quân cả nước, đồng thời tỉnh cũng thành công trong việc bắt đầu đa dạng hóa nền kinh tế, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, cụ thể:
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 9,43% (của cả nước là 7,2%), giai đoạn 2011-2013 đạt 13,99% (của cả nước là 5,6%).
- Năm 2013 GDP bình quân đầu người của tỉnh đạt 25,54 triệu đồng (tương đương 1.207 USD), tăng gấp 4,5 lần so với năm 2006 và gấp 2 lần so với năm 2010).
- Giảm thành công tỷ trọng nông nghiệp trong GDP từ 40,29% năm 2006 xuống còn 32,59% năm 2010 và còn 22,74% vào năm 2013.
- Tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, trong đó tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP tăng từ 26,68% năm 2006 lên mức 39,24% năm 2013 và tỷ trọng thương mại - dịch vụ tăng từ 33,03% năm 2006 lên 38,02% năm 2013.
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Hà Tĩnh giai đoạn 2006 - 2013 TT Các chỉ tiêu chủ yếu ĐVT 2006 2010 2011 2013
1 Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) giá hiện hành
Tỷ
đồng 7.041,70 15.622,58 20.416,70 32.051,56 2 Tổng sản phẩm trên địa
bàn (GDP) giá so sánh
Tỷ
đồng 4.708,21 6.751,50 17.362,88 23.561,53 3 Tốc độ tăng trưởng GDP
bình quân % GĐ 2006-2010:
9,43%
GĐ 2011-2013:
13,99%
4 Cơ cấu GDP % 100,00 100,00 100,00 100,00
4.1 Công nghiệp - xây dựng % 26,68 32,29 27,75 39,24 4.2 Nông, lâm, ngư nghiệp % 40,29 32,59 31,52 22,74 4.3 Thương mại - dịch vụ % 33,03 35,12 40,73 38,02
5 GDP bình quân đầu người/năm
Triệu
đồng 5,66 12,73 16,61 25,54
6 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội
Tỷ đồng
GĐ 2006-2010:
33.578,67 tỷ đồng 25.385 58.252 7 Kim ngạch xuất khẩu
trên địa bàn
Triệu
USD 40,34 64,55 94,54 125,90
8 Thu ngân sách địa phương
Tỷ
đồng 681,93 1.774,76 2.184,00 4.599,93 (Nguồn: Tổng hợp, xử lý số liệu từ Niên giám thông kê các năm 2006-2013) - Giá trị xuất khẩu trong năm 2006 đạt 40,34 triệu USD đến năm 2013 đạt 125,9 triệu USD, tăng bình quân hàng năm là 17,66%.
- Thu ngân sách địa phương năm 2005 đạt 681,93 tỷ đồng, chỉ chiếm 9,68% GDP tỉnh, đến năm 2010 đạt 1.774,76 tỷ đồng, chiếm 11,36% GDP tỉnh và tăng gấp 2,6 lần năm 2006. Đến năm 2013 đạt 4.599,93 tỷ đồng, chiếm 14,35% GDP tỉnh, tăng gấp 2,6 lần so với năm 2010 và gấp 6,75 lần so với năm 2006.
- Tổng vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2006-2010 là 33.578,67 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần so với giai đoạn 2001-2005, giai đoạn 2011-2013 đạt giai đoạn 2011-2013 ước đạt trên
117 nghìn tỷ đồng, tăng 4,2 lần so với giai đoạn 2006-2010, riêng năm 2013 đạt 58.252 tỷ đồng, tăng hơn 24 nghìn tỷ đồng so với năm 2012 và gấp 2,3 lần so với năm 2011.
- Thu hút đầu tư nước ngoài vào Hà Tĩnh giai đoạn 2006 – 2013 là 54 dự án với số vốn đăng ký là trên 16,5 tỷ USD , trong đó giai đoạn 2006-2010 đã thực hiện 3.170,31 tỷ đồng, chỉ chiếm 9,1% tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh và giai đoạn 2011- 2013 là riêng năm 2013 đã giải ngân được đạt trên 2,3 tỷ USD bằng 1/5 của cả nước.
2.1.2.2. Về phát triển mạng lưới kết cấu cơ sở hạ tầng - Về hệ thống giao thông :
Hà Tĩnh nằm trung lộ của trục giao thông Bắc - Nam nên khá thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội. Hiện có 5 tuyến đường quốc lộ đi qua (gồm đường Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 15, đường Quốc lộ 8A và Quốc lộ 12A qua Lào) với tổng chiều dài 440,3 km; đường sắt qua tỉnh dài 71km với 4 ga (Yên Trung, Đức Lạc, Hương Phố, Phúc Trạch). Ngoài ra, Hà Tĩnh có lợi thế về về phát triển cảng biển, với cảng Vũng Áng đã tiếp nhận tàu 50.000 tấn, cảng nước sâu Sơn Dương có khả năng tiếp nhận tàu 300.000 tấn và cảng Xuân Hải tiếp nhận tàu 3.000 tấn, rất thuận lợi cho việc vận chuyển hành khách, hàng hóa. Hệ thống thông giao nối liền các tỉnh trong nước, các khu vực của hành lang kinh tế Đông - Tây cũng như thị trường quốc tế là tiền đề cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Giao thông nông thôn đ ư ợ c chú trọng đ ầ u tư mới và nâng cấp theo hướng nhựa hoá, cứng hoá tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu, trao đổi hàng hoá, góp phần phát triển sản xuất kinh tế - xã hội của địa phương. Toàn tỉnh có 16.170 km đường giao thông nông thôn, gồm: 1.436 km đường cấp huyện, 1.949 km đường trục liên xã, 2.991 km đường liên thôn/xóm, 4,586 km đường ngõ/xóm, và 5.029 km đường nội đồng. Các đường liên xã, liên thôn đều được nhựa hoặc bê tông hóa. Tuy nhiên một số đoạn đường bắt đầu xuống cấp chưa kịp đầu tư, tu bổ lại cũng gây khó khăn cho đi lại, vận chuyển hàng hóa.
- Về hệ thống thông tin liên lạc:
Cơ sở hạ tầng bưu chính viễn thông phát triển mạnh, phủ sóng điện thoại hầu hết trên địa bàn dân cư. Hoạt động công nghệ thông tin trong điều hành tác nghiệp của cơ quan, đơn vị được quan tâm. Hà Tĩnh hiện có 58 cơ sở bưu điện, gồm: 1 bưu điện trung tâm, 11 bưu điện huyện, 46 bưu điện khu vực, với 166.608 thuê bao, trong đó 87.636 thuê bao di động, số thuê bao điện thoại bình quân 13,55 thuê bao/100 dân, có
100% xã phường có điện thoại cố định; số thuê bao Internet có 27.378 thuê bao đảm bảo cung cấp thông tin thông suốt trong nước và quốc tế.
- Về hệ thống điện:
Hệ thống điện của tỉnh được cấp điện chủ yếu từ lưới quốc gia thông qua trạm nguồn 500kV Hà Tĩnh (1x450MVA) và các trạm 220kV Hà Tĩnh (1x125MVA), 220kV Hưng Đông (2x125MVA - thuộc tỉnh Nghệ An) và một số nhà máy thủy điện nhỏ đang hoạt động trên địa bàn. Lưới điện 110kV được cấp từ 5 trạm biến áp trên địa bàn tỉnh và và trạm 110kV Bến Thủy (Nghệ An) với tổng dung lượng 246MVA với 219,15km đường dây; lưới điện trung thế của tỉnh gồm 4 cấp điện áp là 35, 22, 10 và 6kV với tổng chiều dài 2.327km cấp điện cho phụ tải của tỉnh thông qua 1.992 TBA với tổng công suất đặt 400,3MVA; lưới điện hạ thế có tổng chiều dài 5.513km. Tính đến nay, 100% số xã , 99,8% hộ dân trong tỉnh được sử dụng điện lưới điện lưới Quốc gia.
Nhìn chung lưới điện Hà Tĩnh hiện cơ bản đáp ứng được yêu cầu cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các trạm phân bố tương đối đều, vận hành ổn định. Cơ cấu tiêu thụ điện trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, tăng dần tỷ trọng sử dụng điện sản xuất công nghiệp, xây dựng, năm 2013 tăng 1,5 lần so với năm 2010 (từ 103,83MWh lên 156,5 MWh).
- Về hệ thống sản xuất và phân phối nước:
Nguồn nước mặt phong phú nhờ hệ thống sông, suối, hồ đập khá nhiều. Có 13 con sông lớn, nhỏ, 266 hồ chứa, 15 đập dâng với tổng dung tích trên 1.600 triệu m3 nước; nhiều công trình thủy lợi lớn đang được xây dựng nhằm đáp ứng cơ bản nhu cầu nước cho sản xuất và dân sinh. Hệ thống cấp nước hiện nay có công suất 74.600m3/ngày với 12 nhà máy sẽ cung cấp nước sạch cho 85% dân số thành thị và gần 70% người dân ở khu vực nông thôn có đủ nước sạch sinh hoạt.