Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân làm chậm sự phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Hà Tĩnh thời gian qua

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh hà tĩnh đến năm 2020 (Trang 69 - 72)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH HÀ TĨNH

2.3. Đánh giá chung về công nghiệp nông thôn tỉnh Hà Tĩnh

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân làm chậm sự phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Hà Tĩnh thời gian qua

Thứ nhất, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định và việc tìm kiếm thị trường chưa được quan tâm đúng mức.

Mặc dù các sản phẩm đa dạng và đã có một số sản phẩm CNNT ở tỉnh đã tạo được uy tín cho người tiêu dùng, nhưng cũng có nhiều sản phẩm chưa nâng cao được chất lượng, đổi mới được kiểu dáng và khá nhiều trong số đó vẫn chưa có thương hiệu hoặc chưa đăng ký thương hiệu, chất lượng các sản phẩm CNNT còn thấp, do đó gặp khó khăn khi cạnh tranh với các sản phẩm tương tự của các tỉnh và khu vực khác. Mặt khác, ngoại trừ một số cơ sở CNNT được bao tiêu hoặc được nhận tiêu thụ ổn định, còn lại phần lớn các cơ sở CNNT chưa có thị trường tiêu thụ ổn định, nhiều lúc phải giảm năng lực sản xuất, từ đó làm hạn chế khả năng sản xuất và hiệu quả kinh doanh của các cơ sở CNNT, đồng thời việc thăm dò và tìm kiếm thị trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Thứ hai, công nghiệp nông thôn Hà Tĩnh chủ yếu là hộ sản xuất, quy mô nhỏ bé, tốc độ phát triển còn chậm, cơ cấu loại hình doanh nghiệp chiếm tỷ trọng quá nhỏ bé.

Các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn có quy mô vốn dưới 1 tỷ đồng (chiếm 98,35%); từ 1- 5 tỉ đồng chiếm 0,73% và từ 5 tỷ trở lên chiếm 0,92%, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển công nghiệp nông thôn.

Thứ ba, nguồn lực phát triển công nghiệp nông thôn còn hạn chế, chưa khai thác được các tiềm năng phát triển.

- Trình độ tay nghề của người lao động ở các cơ sở CNNT chủ yếu ở dạng lao động thủ công, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm là chính; số lượng lao động có tay nghề cao, lao động kỹ thuật, lao động quản lý vẫn còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra; lao động có tay nghề cao thường bị thu hút vào các cơ sở công nghiệp trong các khu kinh tế, khu công nghiệp hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các cơ sở CNNT thu hút lao động còn ít, chưa đáp ứng được xu thế chuyển dịch lao động ở nông thôn. Một số ngành nghề hoạt động không hiệu quả, thu nhập thấp quay lại hoạt động nông nghiệp hoặc các ngành xây dựng, dịch vụ...trong khi đó, công tác đào tạo chưa được các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất quan tâm đúng mức.

- Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của các ngân hàng thương mại còn nhiều hạn chế, bởi còn khó khăn về điều kiện thế chấp, tỉ lệ giá trị được vay vốn so với tài sản thế chấp, thời gian vay, lãi suất… Do nguồn vốn nhỏ, các nguồn vốn huy động gặp khó khăn nên chưa chủ động được nguồn vốn ổn định cho sản xuất kinh doanh, khó đổi mới công nghệ thiết bị để tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm. Năng lực của doanh nghiệp còn yếu cả về quy mô, tổ chức hệ thống, vốn, nguồn nhân lực, quản lý tài chính, quản trị kinh doanh, marketing; việc áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO còn hạn chế... đã làm chậm lại tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn của tỉnh.

Bảng 2.12. Một số khó khăn của các cơ sở công nghiệp nông thôn Hà Tĩnh

Đơn vị tính: %

TT Khó khăn

Khai thác, sản

xuất vật liệu xây dựng

Chế biến lương thực, thực

phẩm và đồ uống

Sản xuất hàng tiêu dùng, thủ công mỹ

nghệ

Cơ khí, chế tạo, sửa chữa

nông cụ, hóa chất

1 Thiếu vốn 46,67 75,00 66,00 35,71

2 Thiếu nhà xưởng 40,00 60,00 75,00 57,14

3 Thiếu năng lực lý 60,00 70,00 72,00 64,29

4 Thiếu thiết bị công nghệ 40,00 40,00 34,00 22,86

5 Thiếu thị trường tiêu thụ SP 16,67 25,00 22,00 21,43 6 Thiếu thiết bị xử lý môi trường 40,00 66,00 90,00 68,57 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu tác giả điều tra tháng 3 năm 2014 Thứ tư, công tác quản lý nhà nước đối với sự phát triển công nghiệp nông còn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

- Về công tác quy hoạch: Mặc dù tỉnh đã có các quy hoạch, đề án phát triển công nghiệp nông thôn, nhất là phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề, nhưng do việc triển khai tổ chức thực hiện chậm và thiếu đồng bộ nên công nghiệp nông thôn phần lớn còn tự phát, các cơ sở công nghiệp nông thôn chủ yếu là xen cài trong các khu dân cư, chưa hình thành được nhiều cụm, điểm tập trung phát triển sản xuất nênđã ảnh hưởng khá lớn đến môi trường cảnh quan chung.

- Nhận thức chưa đúng, chưa đủ và chưa thống nhất về vị trí, vai trò phát triển công nghiệp nông thôn của cả hệ thống chính trị, nên trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa kịp thời, tập trung, nhất quán, để cụ thể hoá chủ trương, chính sách của Đảng và

Nhà nước thành chương trình, mục tiêu, chiến lược phát triển phù hợp với tiềm năng lợi thế của địa phương. Mặt khác, từ chính sách đến thực tiễn luôn có độ trễ nhất định đã làm chậm lại sự phát triển của công nghiệp nông thôn; hơn nữa, nhận thức từ phía người dân với tư cách là chủ thể tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh còn hạn chế với tâm lý làm ăn nhỏ lẻ, không dám mạo hiểm, sự nắm bắt thông tin về chính sách còn chậm… cũng là nguyên nhân làm cản trở sự phát triển của công nghiệp nông thôn

- Công tác quản lý nhà nước đối với công nghiệp nông thôn trong thời gian vừa qua còn bất hợp lý, chồng chéo như quản lý cụm công nghiệp chịu sự quản lý của 02 cơ quan: Sở Công Thương và Sở Kế hoạch và Đầu tư; quản lý làng nghề chịu sự quản lý của Sở Công Thương và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; vấn đề môi trường chịu sự quản lý của Sở Công Thương và Sở Tài nguyên và Môi trường... Từ việc có nhiều cơ quan quản lý nên có lúc quá chặt gây chồng chéo nhưng cũng có lúc lại quá lỏng do sợ mang tiếng “lấn sân. Việc bố trí, sắp xếp bộ máy nhà nước về lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở cấp huyện, cấp xã chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Mô hình tổ chức quản lý các cụm công nghiệp, làng nghề chưa rõ, thiếu tính chuyên nghiệp

Thứ năm , do việc phát triển công nghiệp nông thôn như phát triển mang tính tự phát, công nghệ thủ công lạc hậu, thiết bị chắp vá, thiếu đồng bộ, ý thức bảo vệ môi trường rất thấp, hệ thống xử lý môi trường chưa được quan tâm đầu tư.

Tóm lại, trong những năm qua, công nghiệp nông thôn tỉnh Hà Tĩnh đã có bước phát triển khá, có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng. Song sự phát triển đó còn hạn chế nhiều mặt và mang tính không ổn định. Để đảm bảo cho sự phát triển của công nghiệp nông thôn trong thời gian tới cần có phương hướng, giải pháp phù hợp nhằm khơi dậy tiềm năng của các nguồn lực của địa phương thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển ổn định, bền vững.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh hà tĩnh đến năm 2020 (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)