CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH HÀ TĨNH
2.3. Đánh giá chung về công nghiệp nông thôn tỉnh Hà Tĩnh
2.3.1. Một số thành tựu chủ yếu trong quá trình phát triển của công nghiệp nông thôn Hà Tĩnh trong thời gian qua
Với sự phân tích trên có thể nói phát triển công nghiệp nông thôn Hà Tĩnh đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, điều đó được thể hiện trên một số thành tựu chủ yếu sau:
Thứ nhất, sự phát triển của công nghiệp nông thôn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh theo hướng hiệu quả hơn.
Trong những năm qua, công nghiệp nông thôn Hà Tĩnh đã có bước phát triển khá. Số cơ sở công nghiệp nông thôn năm 2013 tăng thêm hơn 2.028 cơ sở so với năm 2008 với tốc độ tăng bình quân 2,9%.
37,92%
22,74%
27,98%
39,24%
34,10%
38,02%
0%
5%
10%
15%
20%
25%
30%
35%
40%
45%
Năm 2008 Năm 2013
Nông - lâm - thủy sản Công nghiệp - Xây dựng Thương mại dịch vụ
Hình 2.7: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh năm 2008 - 2013 (Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ Niên giám Thống kê năm 2008, 2013) Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp trong GDP giảm dần từ 37,92% năm 2008 xuống còn 22,74% năm 2013; tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng lên khá, trong đó riêng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng đã có sự tăng nhanh, từ 27,98% năm 2008 lên 39,24% năm 2013, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của công nghiệp nông thôn. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh phù hợp với sự phát triển kinh tế chung của đất nước.
So với các địa phương lân cận, CNNT Hà Tĩnh đã được quan tâm đầu tư phát triển, nhất là đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp trên địa bàn; hỗ trợ lãi suất cho các cơ sở CNNT.
Thứ hai, sự phát triển của công nghiệp nông thôn Hà Tĩnh đã góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của tỉnh.
Sự phát triển của công nghiệp nông thôn đã làm các ngành nghề sản xuất tăng nhanh, nhất là ngành nông nghiệp như đã hình thành nên nhiều vùng chuyên canh với trình độ thâm canh cao như vùng chuyên sản xuất lúa có phẩm cấp gạo đủ tiêu chuẩn quốc tế, vùng chuyên nuôi trồng thủy sản, vùng chuyên canh cây ăn quả, vùng chuyên trồng rau đậu... để phục vụ nhu cầu chế biến xuất khẩu. Đặc biệt đã kích thích nông dân đi vào tận dụng phế phẩm trong nông nghiệp, tận dụng đất trống, tận dụng mọi khoảng không gian để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác như: nấm rơm, mộc nhĩ v.v... Ngành chăn nuôi cũng bị cuốn hút vào sản xuất để phục vụ công nghiệp chế biến nuôi cá lồng, nuôi gia cầm lấy trứng, lấy thịt; nuôi gia súc... xuất hiện ngày càng nhiều, sản phẩm làm ra đáp ứng được yêu cầu thị trường.
Sự phát triển của công nghiệp nông thôn đã góp phần vào việc hình thành và phát triển các cụm công nghiệp; khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống cùng với sự ra đời và du nhập của các làng nghề thủ công mới ở địa phương khác vào tỉnh Hà Tĩnh làm cho ngành nghề ở nông thôn tăng lên, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống cho nhân dân.
Sự phát triển đó của CNNT đã huy động được nguồn vốn lớn vào sản xuất, tạo việc làm và thu nhập cho một số lượng lớn lao động ở nông thôn. CNNT đã tạo công ăn việc làm thương xuyên không chỉ cho 5,31% lao động xã hội đang hoạt động trong các cơ sở công nghiệp nông thôn mà còn mà còn tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới cho một khối lượng lớn lao động khác đang hoạt động trong các ngành sản xuất nông nghiệp và dịch vụ. Hiện nay, các cơ sở công nghiệp nông thôn đã tạo ra trên 37 nghìn việc làm với mức thu nhập bình quân trên 3 triệu đồng/người/tháng.
Phát triển công nghiệp nông thôn đã tạo được một lượng sản phẩm góp phần thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của dân cư ở nông thôn cũng như ở thị trường thành phố và một số tỉnh thành khác trong cả nước, đồng thời tham gia vào xuất khẩu ra nước ngoài với tỷ trọng 64,32% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh trong năm 2013.
Phát triển công nghiệp nông thôn góp phần khai thác các lợi thế so sánh của từng vùng, từng huyện từ đó tác động tới phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt của dân cư nông thôn và thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển góp phần để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.
Thứ ba, sự phát triển của công nghiệp nông thôn Hà Tĩnh tạo thúc đẩy sự phát triển văn hóa xã hội ở nông thôn. Sự phát triển đó đã tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần ở nông thôn, tăng sức mua cho thị trường nông thôn, từng bước giảm bớt khoảng cách chênh lệch quá xa về mức sống giữa thành thị và nông thôn;
đồng thời đã tác động tích cực đến sự phát triển y tế, giáo dục ở khu vực nông thôn.
Ngoài ra nhân dân còn góp sức cùng với Nhà nước đầu tư xây dựng nhiều công trình phúc lợi khác như: giao thông nông thôn, điện, nước sạch ... nhờ đó tỷ lệ dùng điện trên địa bàn tỉnh đạt 99,78%, tỷ lệ dùng nước sạch đạt 70%.
Thứ tư, sự phát triển của công nghiệp nông thôn Hà Tĩnh đã góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn. Việc hình thành các cụm công nghiệp, làng nghề... đã kéo theo hàng loạt các hoạt động kinh tế khác như phát triển sản xuất. dân cư. Kết cấu
hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn được mở rộng đầu tư tạo đà cho sự phát triển kinh tế nông thôn, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị.