Tình hình thị trường

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh hà tĩnh đến năm 2020 (Trang 62 - 65)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH HÀ TĨNH

2.2.5. Tình hình thị trường

Thị trường là một trong những nhân tố quan trọng của bất kỳ quá trình sản xuất nào. Thị trường của công nghiệp nông thôn được xét trên hai bình diện: thị trường nguyên liệu và thị trường sản phẩm.

2.2.5.1. Thị trường nguyên liệu

Thị trường nguyên liệu phục vụ sản xuất sản phẩm của các cơ sở công nghiệp nông thôn khá đa dạng. Nhóm ngành khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng sử dụng 100% nguyên liệu trong tỉnh; nhóm ngành sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống nguyên liệu trong tỉnh đáp ứng được 88,5% nhu cầu; nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ sử dụng nguyên liệu trong tỉnh khoảng 70,5%, trong khi nhóm ngành cơ khí, chế tạo, sửa chữa nông cụ, hóa chất sử dụng nguyên liệu chủ yếu là nhập từ ngoài tỉnh như sắt, thép, máy móc, thiết bị...

Bảng 2.10. Cơ cấu thị trường công nghiệp nông thôn Hà Tĩnh

Đơn vị tính: %

STT Chỉ tiêu

Khai thác, sản

xuất VLXD

Chế biến lương thực, thực phẩm,

đồ uống

SX hàng tiêu dùng,

thủ công mỹ nghệ

Cơ khí chế tạo, SC nông cụ, hóa chất

1 Thị trường nguyên liệu 100 100 100 100

1.1 Trong tỉnh 100 88,5 70,5 30

1.2 Ngoài tỉnh - 11,5 29,5 70

2 Hình thức mua 100 100 100 100

2.1 Trực tiếp 22,2 92,9 62,6 82

2.2 Hợp đồng 77,8 7,1 37,4 18

3 Thị trường tiêu thụ 100 100 100 100

3.1 Trong tỉnh 96 91,7 80,5 88,3

3.2 Ngoài tỉnh 4 8,3 19,3 11,7

4 Hình thức bán hàng 100 100 100 100

4.1 Trực tiếp 83,6 84,2 86,5 88

4.2 Gián tiếp 16,4 15,8 13,5 12

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu tác giả điều tra tháng 3 năm 2014) Qua khảo sát cho thấy, nguyên liệu của nhóm ngành sản xuất chế biến thực phẩm được nhập từ các tỉnh bạn và nước ngoài chủ yếu là thủy sản; nhóm sản xuất hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ thiếu gần 30% nguyên liệu cho nhu cầu sản xuất được nhập khẩu chủ yếu từ nước bạn Lào và Malaysia.

Mặc dù chưa đáp ứng nhu cầu tại chỗ nhưng nguồn nguyên liệu cho công nghiệp nông thôn ở Hà Tĩnh còn được bán ra thị trường khác như nguyên liệu gỗ, nguyên liệu chè, lúa, mây, tre.... đã đặt các cơ sở công nghiệp nông thôn vào thế khó khăn, buộc phải cạnh tranh với các cơ sở công nghiệp ở tỉnh khác. Có thể thấy rằng nguyên liệu của công nghiệp nông thôn chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất trong tỉnh.

Hình thức thu mua nguyên liệu của các nhóm ngành sản xuất cũng khác nhau.

Nguyên liệu nhóm ngành sản xuất, chế biến thực phẩm và nhóm ngành cơ khí, chế tạo, sửa chữa nông cụ, hóa chất chủ yếu do cơ sở công nghiệp nông thôn tự thu gom, số lượng nguyên liệu được cung cấp theo hợp đồng cho hai nhóm ngành này lân lượt là 7,1% và 18%; trong lúc đó nhóm ngành khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng được cung cấp qua hợp đồng 77,8% và nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ là 37,6%. Nguyên nhân của sự khác nhau này do sự dồi dào và giá trị của nguyên liệu.

Nguyên liệu cho nhóm ngành sản xuất, chế biến thực phẩm khá dồi dào, giá trị nhỏ nên dễ mua trực tiếp ở các chợ hoặc mối quan hệ mua - bán trước đây giữa các cơ sở sản xuất với các hộ gia đình và những người cung cấp nhỏ lẻ. Nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc từ núi rừng, nguồn cung cấp này hiện nay khá hạn chế do chính sách quản lý chặt tài nguyên và việc quy hoạch trồng và khai thác chưa hiệu quả. Đặc biệt, các sản phẩm mỹ nghệ có đòi hỏi cao về chất lượng của nguyên liệu cũng như giá cả cao nên phải thực hiện hợp đồng để đảm bảo quyền lợi kinh tế của các đối tác. Ở nhóm ngành khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng và nhóm ngành cơ khí, chế tạo, sữa chữa nông cụ, hóa chất có giá cả nguyên liệu rất cao, do đó việc cung cấp nguyên liệu phải thực hiện thông qua các đơn đặt hàng.

2.2.5.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Thị trường sản phẩm của công nghiệp nông thôn Hà Tĩnh chưa phát triển mạnh, chủ yếu bó hẹp trong địa phương. Hiện nay, hầu hết các sản phẩm công nghiệp nông thôn được tiêu thụ trong tỉnh như các sản phẩm của ngành chế biến lương thực, thực phẩm; đồ dùng bằng nhựa, bằng kim loại; sản phẩm của ngành vật liệu xây dựng; sản

phẩm từ các làng nghề; sản phầm từ cơ khí, chế tạo... Kênh tiêu thụ hàng hóa của các sản phẩm công nghiệp nông thôn khá đơn giản, người sản xuất bán trực tiếp cho khách hàng là chủ yếu, các sản phẩm bán gián tiếp thường thông qua hợp đồng, các hiệp hội và các doanh nghiệp ủy thác.

Những sản phẩm đạt chất lượng, kiểu dáng mẫu mã được được tiêu thụ ra ngoại tỉnh như kẹo cu đơ, rượu, bánh đa, các loại máy móc thiết bị..., một số sản phẩm đã được phân phối trong hệ thống toàn quốc của siêu thị Co.opMart, VinatexMart. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu xuất khẩu ra nước ngoài như khoáng sản, chè, thức ăn gia súc, hàng may mặc ... đã có mặt tại thị trường như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Trung Đông... với kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nông thôn năm 2013 đạt triệu USD, chiếm 24 triệu USD, chiếm % tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh.

Bảng 2.11. Một số mặt hàng CNNT xuất khẩu chủ yếu của Hà Tĩnh

TT Tên sản phẩm ĐVT 2008 2010 2011 2012 2013

1 Chè đen Tấn 616 680 664 721 774

2 Bột vằng đắng Tấn 23 125

3 Tinh bột sắn Tấn 4.660 1.973 5.370 2.320 6.544

4 Thức ăn gia súc Tấn 0 881 42.154 502 750

6 Quặng măng gan Tấn 15 48 18.357 7.372

7 Quặng llmenit Tấn 70.022 22.151 58.266 10.950 30.800

8 Thuốc đông dược Tấn 0 21 3 6 13

9 Gỗ các loại m3 1.473 3.793 8.184 21.374 3.245

10 Hàng may mặc 1000 chiếc 295 279 365 368 299

(Nguồn: Xử lý, tổng hợp từ các cuộc điều tra 2011, 2012, 2013 của Cục Thống kê) Tuy nhiên, sản phẩm công nghiệp nông thôn còn đơn điệu, mẫu mã, chất lượng sản phẩm chưa cao, quy mô sản phẩm không lớn, chưa đáp ứng nhu cầu của kinh tế thị trường, mặc dù tiềm năng phát triển của địa phương còn rất lớn, đặc biệt là những nghề mang tính chất truyền thống của vùng. . Hầu hết các sản phẩm công nghiệp nông thôn chưa đăng ký kiểu dáng công nghiệp, chưa đăng ký thương hiệu, mặc dù được coi là đặc sản nhưng khối lượng tiêu thụ không cao. Hơn nữa phần lớn là hộ sản xuất cá thể, mạnh mún, không hình thành các hợp tác xã tiêu thụ, thiếu sự liên kết, công tác tiếp thị, quảng cáo hầu như không có. Các cơ sở công nghiệp nông thôn hầu hết chưa đủ năng lực xuất khẩu trực tiếp mà phải thông qua khâu trung

gian, doanh nghiệp ủy thác nên có lúc phải chịu thu thiệt.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh hà tĩnh đến năm 2020 (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)