Huy động vốn để phát triển công nghiệp nông thôn

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh hà tĩnh đến năm 2020 (Trang 80 - 83)

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020

3.3. Các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn

3.3.3. Tăng cường các nguồn lực để phát triển công nghiệp nông thôn

3.3.3.2. Huy động vốn để phát triển công nghiệp nông thôn

Để huy động nguồn vốn khoảng 8.160 tỷ đồng để phát triển công nghiệp nông thôn đến năm 2020, dự kiến huy động các nguồn vốn đầu tư theo cơ cấu như sau:

- Tranh thủ sự hỗ trợ của các Bộ, ngành trung ương để thu hút các nguồn vốn ODA, ngân sách trung ương, lồng ghép từ nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và các chương trình quốc gia, dự án trọng điểm có liên quan để đầu tư hạ tầng cho các cụm công nghiệp, làng nghề TTCN với nguồn vốn khoảng 4,27%

- Đối với nguồn ngân sách tỉnh, huyện, xã được huy động, lồng ghép từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các dự án đầu tư, đề tài, dự án trọng điểm để phát triển kinh tế của tỉnh, nhằm đảm bảo hiệu quả và ổn định ngân sách trong thời kỳ phát triển. Tăng tỷ lệ đầu tư từ ngân sách tỉnh, nguồn từ các quỹ, sự nghiệp ngành và nguồn kinh phí khuyến công địa phương hàng năm với nguồn vốn khoảng 17,67%.

- Tăng cường xã hội hoá đầu tư, xây dựng các chính sách thu hút các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và huy động vốn đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp. Có chính sách đảm bảo lợi ích chính đáng, hợp pháp của các cá nhân, tập thể tham gia đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh ở khu vực nông thôn, chiếm 78,26%

Để đảm bảo huy động được một lượng vốn như trên, cần áp dụng một hệ thống các biện pháp để vừa tạo nguồn vốn, tăng lượng vốn có thể huy động từ mỗi nguồn, vừa tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất kinh doanh có thể khai thác, sử dụng được các nguồn vốn đó. Trong thời gian tới những biện pháp mà tỉnh cần áp dụng để tạo vốn nhằm phát triển phát triển công nghiệp nông thôn, đó là:

Một là, thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, bao gồm nhiều nguồn như vốn tự có trong dân, từ hệ thống ngân hàng, từ ngân sách nhà nước Trung ương và địa phương, từ thị trường tài chính phi chính thức v.v…

Trong điều kiện hiện nay, nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn từ bên ngoài còn rất hạn chế, do vậy nguồn vốn tự có và huy động từ trong dân là rất quan trọng. Tuy nhiên việc huy động vốn từ trong dân là chưa được nhiều. Vì vậy, ngoài việc thực hiện mức lãi xuất hợp lý cần cải tiến nâng cao chất lượng và uy tín của hệ thống ngân hàng để tăng lòng tin của người gửi tiền, áp dụng các hình thức khuyến khích thoả đáng đối với tiền gửi dài hạn. Bên cạnh đó tăng cường nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng thông qua việc phát triển thị trường vốn tín dụng ở nông thôn. Để đáp ứng yêu cầu này nhà nước cần ban hành chính sách lãi suất phù hợp với quan hệ cung cầu về vốn ở từng khu vực để thu hút nhiều tổ chức tín dụng tham gia cạnh tranh trong cung ứng phát triển vốn.

Đồng thời các cơ quan quản lý chuyên ngành cần định kỳ phân tích tình hình thị trường vốn để có những quyết định cần thiết nhằm định hướng hoặc hướng dẫn các ngân hàng, các tổ chức kinh doanh tiền tệ thay đổi, bổ sung các quy định về vay và cho vay để khuyến khích sử dụng vốn đầu tư vào công nghiệp nông thôn.

Một hình thức huy động vốn khác cần được khuyến khích, đó là hình thức liên kết kinh tế. Hình thức này được phát triển trên cơ sở phân công hiệp tác lao động và chuyên môn hoá sản xuất. Nó được coi là một giải pháp hữu hiệu không chỉ nhằm giải quyết vấn đề vốn thông qua việc cung ứng nguyên, vật liệu hoặc ứng vốn trước cho người sản xuất làm hàng gia công v.v… mà còn nhằm khai thác lợi thế lẫn nhau giữa các bên tham gia liên kết. Bên cạnh đó, các hộ dân cư định tham gia hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nông thôn cần tiết kiệm trong tiêu dùng, huy động vốn từ bà con, bạn bè và số người quen biết có khả năng cho vay lãi suất thấp trong thời hạn lâu dài, ít nhất cũng là 2 đến 3 chu kỳ sản xuất.

Khuyến khích thành lập quỹ hộ trợ đầu tư dưới nhiều hình thức như quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, quỹ hỗ trợ xúc tiến việc làm, quỹ trợ giúp áp dụng tiến bộ khoa học

kỹ thuật, quỹ khuyến công; quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; quỹ bảo lãnh tín dụng để tạo điều kiện cho cơ sở công nghiệp nông thôn, nhất là các cơ sở sản xuất trong các cụm công nghiệp, làng nghề được hỗ trợ và vay vốn phát triển sản xuất.

Hai là, cải tiến và đa dạng hoá phương thức cho vay. Để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh một cách tốt nhất thì nguồn vốn vay phải đảm bảo được ba điều kiện:

lãi xuất, thời gian vay, số lượng vốn vay phù hợp với nhu cầu và quy trình sản xuất.

Thực tế hiện nay việc cho vay vốn đối với các cơ sở công nghiệp nông thôn như chưa thoả mãn các điều kiện trên: lãi xuất cao, thời gian vay ngắn, thủ tục rườm rà, số lượng không đủ. Vì vậy, nên áp dụng chính sách ưu đãi hơn nữa đối với phát triển công nghiệp nông thôn. Thực hiện đơn giản hoá các thủ tục cho vay trung hạn và dài hạn đối với các ngành nghề cần khuyến khích phát triển. Điều chỉnh về mức vốn và thời hạn cho vay phù với hợp đối tượng và chu kỳ sản xuất ra sản phẩm. Việc vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, hiện đại hoá trang thiết bị máy móc, đầu tư sử lý môi trường phải được ưu tiên hàng đầu trong chính sách cho vay vốn.

Xây dựng cơ chế tạo vốn trong dân cư nông thôn bằng hình thức thành lập “quỹ tín dụng nhân dân” như một số địa phương đã làm. Quỹ này được xây dựng trên cơ sở tự nguyện của dân cư nông thôn, là tổ chức quần chúng, phi chính phủ, nhưng được chính quyền sở tại công nhận và bảo vệ. Quỹ này sẽ huy động tiền nhàn rỗi trong dân cư để cho các đơn vị sản xuất vay với lãi suất phù hợp.

Ba là, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Để đạt được mục tiêu này, chính quyền địa phương từ tỉnh đến xã cần có kế hoạch và hợp lý hoá cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp nông thôn từ ngân sách các cấp. Ưu tiên đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp có khả năng lấp đầy cao và hạ tầng làng nghề nhằm tạo sức thu hút đầu tư đối với các cơ sở sản xuất. Chú trọng đầu tư cải thiện ô nhiễm môi trường làng nghề, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Khi xây dựng các dự án vay vốn trong đó phải xác định rõ mục đích và phân tích khả năng phát triển của nó. Ở đây vai trò của hệ thống ngân hàng là rất quan trọng trong việc tư vấn, hỗ trợ việc xây dựng các dự án khả thi có hiệu quả và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện dự án.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay, các chủ doanh nghiệp cần được nâng cao kiến thức về quản lý, sản xuất, kinh doanh cung cấp các thông tin về thị

trường, công nghệ, kỹ thuật và các nhu cầu, xu hướng phát triển ngành nghề trong vùng, trong nước và thế giới để các doanh nghiệp có sơ sở tin cậy trong việc xây dựng án phát triển.

Bốn là, Nhà nước cần có chính sách, biện pháp thích hợp để hỗ trợ vốn cho các cơ sở công nghiệp nông thôn, đó là: Ban hành các chính sách hỗ trợ vốn như chính sách hỗ trợ lãi suất 4%/năm; chính sách vay vốn từ quỹ đầu tư phát triển; chính sách vay vốn từ quỹ khoa học và công nghệ; chính sách vay vốn từ quỹ đổi mới công nghệ;

chính sách vay vốn phát triển hợp tác xã; chính sách vay vốn từ ngân sách phát triển, ngân hành chính sách xã hội v.v... đồng thời đã xác định danh mục các ngành nghề, lĩnh vực được ưu tiên để phân bổ vốn đầu tư như:

- Các ngành nghề ưu tiên trong phân bổ vốn đầu tư như nhóm ngành chế biến nông, lâm, sản (phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm; chế biến thủy sản; chế biến gỗ và lâm sản; chế biến từ cây công nghiệp); nhóm ngành cơ khí, chế tạo (gia công cơ khí, chế tạo máy móc thiết bị, sữa chữa máy móc, sản xuất nông cụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn); nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng (sản xuất gạch, ngói không nung); đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp; khôi phục và phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống.

- Các lĩnh vực được ưu tiên như đào tạo nguồn nhân lực (đào tạo cán bộ quản lý và công nhân lành nghề); đầu tư xây dựng vùng chuyên cạnh tạo nguồn nguyên liệu ổn định (nuôi trồng thủy sản; cây công nghiệp; chăn nuôi...); xây dựng thương hiệu, quảng bá mở rộng thị trường; đổi mới công nghệ; đầu tư hệ thống xử lý nước thải, chất thải...

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh hà tĩnh đến năm 2020 (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)