CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH HÀ TĨNH
2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, diện tích tự nhiên 5.997 km2, tọa độ địa lý 17054’-18045’ vĩ độ Bắc, 105005’-106030’ kinh độ Đông. Ranh giới phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp tỉnh Bôlikhămxay và Khăm muộn của nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào với 145 km đường biên giới quốc gia và phía Đông giáp Biển Đông với 137 km chiều dài bờ biển.
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh
(Nguồn: Quy hoạch phát triển KTXH tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050) Hà Tĩnh có vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ với cả nước, mà còn với nước bạn Lào và vùng Đông Bắc của Thái Lan. Hà Tĩnh là cầu nối của hai miền Nam, Bắc và là nút giao thông quan trọng trên trục hành lang Đông Tây của khu vực với các tuyến giao thông huyết mạch đi qua: Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, đường Hồ Chí Minh, đường biển; Quốc lộ 8 với cửa khẩu quốc tế Cầu Treo và Quốc lộ 12 với cửa khẩu Cha Lo Quảng Bình, nối với cảng biển nước sâu Vũng Áng đã và đang đầu tư xây dựng.
Với vị trí địa lý như vậy, Hà Tĩnh có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, trao đổi và thương mại với các tỉnh và các nước trong khu vực, phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nông thôn nói riêng.
2.1.1.2. Địa hình
Địa hình Hà Tĩnh được chia thành 4 vùng sau:
- Vùng miền núi: Với diện tích khoảng 474,7 ngàn ha, chiếm 78,8% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, chủ yếu tập trung ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang và phía tây huyện Kỳ Anh. Vùng này có tiềm năng phát triển cây công nghiệp cây ăn quả, nghề rừng và chăn nuôi gia súc, thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản trên cơ sở khai thác nguyên liệu gỗ, tre, nứa, lá, sản phẩm lâm nghiệp phi gỗ..
- Vùng trung du: Diện tích khoảng 30 ngàn ha, chiếm 5% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, phù hợp với sản xuất cây lúa nước; phía lưng đồi phù hợp với các loại cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày và phát triển trang trại chăn nuôi gia súc tập trung. Các sản phẩm chăn nuôi như trâu, bò, lợn, dê, đặc biệt là phát triển nghề nuôi hươu lấy nhung. Đó là những sản phẩm làm nguyên liệu chế biến bảo quản.
- Vùng đồng bằng: có diện tích khoảng 55,8 ngàn ha, chiếm 9,3% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, có độ nghiêng dần từ tây sang đông, bề ngang hẹp, đất đai màu mỡ hơn các vùng khác, rất phù hợp với cây lúa nước, lạc, đậu, đỗ, khoai lang, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy hải sản; có điều kiện thuận lợi hình thành nên công nghiệp nông thôn cũng như làng nghề như xay xát gạo làm bánh, bún tráng, miến;
nghề dệt chiếu, dệt vải, đan lát, làm mộc, nghề rèn các dụng cụ sản xuất và xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn gia súc, chế biến chè, cao su...
- Vùng ven biển: Tổng diện tích khoảng 41,4 ngàn ha, chiếm 6,9% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, chạy dọc từ huyện Nghi Xuân vào tận đèo Ngang của huyện Kỳ Anh. Sản xuất chủ yếu là trồng lúa và màu. Các vùng ven cửa sông, cửa biển chủ yếu là sinh vật mặn, lợ sinh sống, vùng này rất thích hợp với nuôi trồng thuỷ sản, phát triển các nghề chế biến, bảo quản thủy sản; chế biến nước mắm, ruốc, làm muối…..
2.1.1.3. Khí hậu
Hà Tĩnh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền Bắc có mùa Đông lạnh. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa này chủ yếu có gió mùa Đông Bắc kèm theo gió lạnh và
mưa phùn, nhiệt độ có thể xuống tới 70C. Hà Tĩnh là tỉnh nằm ở khu vực có lượng mưa lớn nhất toàn vùng, chịu ảnh hưởng của bão; khí hậu có sự biến động mạnh, thể hiện rõ trong chế độ nhiệt và chế độ mưa bão mùa Hạ. Hà Tĩnh dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai tái diễn và trong tương lai là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
2.1.1.4. Tài nguyên đất
Hà Tĩnh có tổng diện tích đất tự nhiên 599.782 ha, trong đó được sử dụng chủ yếu cho mục đích nông nghiệp với diện tích 487.366 ha (chiếm 81,26%), sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp có 84.453 ha (chiếm 14,08) và đất chưa sử dụng còn lại 27.963 ha (chiếm 4,66%).
81,26%
4,66%
14,08%
Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng
Hình 2.2: Hiện trạng sử dụng đất ở Hà Tĩnh năm 2013 (Nguồn: Báo cáo tình hình sử dụng đất năm 2013 của Sở Tài nguyên và Môi trường) 2.1.1.5. Tài nguyên nước
Hà Tĩnh có nguồn nước mặt phong phú nhờ hệ thống sông, suối, hồ đập khá nhiều, có diện tích lớn và tập trung, đồng thời với vị trí địa lý nên hàng năm lượng mưa ở Hà Tĩnh khá cao. Toàn tỉnh có 357 hồ chứa lớn nhỏ với tổng dung tích trữ trên 767 triệu m3 (các hồ lớn như hồ Kẻ Gỗ, hồ sông Rác…), cùng với nguồn nước của trên 30 con sông lớn nhỏ (các sông lớn có tổng lưu vực khoảng 5.436 km2, trong đó sông La được hợp thành bởi sông Ngàn Sâu và sông Ngàn Phố tạo thành với lưu vực rộng 3.221 km2; sông Cửa Sót được hợp thành bởi sông Nghèn và sông Rào Cái có lưu vực rộng 1.349 km2; sông cửa Nhượng gồm có nhánh sông Gia Hội và sông Rác hợp thành, có lưu vực 356 km2; sông cửa Khẩu là hợp lưu của sông Kênh, sông Trí, sông Quyền với lưu vực rộng 510 km2)…đã tạo cho Hà Tĩnh nguồn nước dồi dào khoảng 11 - 13 tỷ m3/năm.
2.1.1.6. Tiềm năng khoáng sản
Hà Tĩnh có nhiều loại khoáng sản, có mỏ quặng sắt Thạch Khê, lớn nhất Việt Nam, chiếm 45% trữ lượng quặng sắt quốc gia, với trữ lượng 544 triệu tấn, trong đó có 369,9 triệu tấn có thể khai thác.
Hình 2.3 Bản đồ tài nguyên khoáng sản của tỉnh Hà Tĩnh
(Nguồn: Quy hoạch phát triển KTXH tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2050) Ngoài ra, tỉnh còn có một số quặng sắt nhỏ hơn nằm ở khu vực phía Tây. Tài nguyên khác trong tỉnh, có quặng khoáng sản như titan, mangan và các khoáng sản khác làm vật liệu xây dựng. Hà Tĩnh đã và đang khai thác một phần nguồn tài nguyên khoáng sản và đang phát triển các ngành công nghiệp chế biến sâu để tận dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này. Trong tương lai, Hà Tĩnh có tiềm năng lớn trong việc tiếp tục khai thác các nguồn khoáng sản và thiết lập các ngành công nghiệp liên quan đến kim loại.