Kinh nghiệm phát triển công nghiệp nông thôn ở một số địa phương

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh hà tĩnh đến năm 2020 (Trang 33 - 36)

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp nông thôn

1.5.1. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp nông thôn ở một số địa phương

Với đặc thù một tỉnh nông nghiệp, trong các bước phát triển về kinh tê – xã hội, Thái Bình đã quan tâm đến phát triển công nghiệp nông thôn, đặc biệt là phát triển cụm công nghiệp và các làng nghề, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển đời sống văn hóa - xã hội ở nông thôn, đưa tỷ trọng phát triển CNNT đạt mức tăng trưởng khá, bình quân 25%/năm; số lượng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, các làng nghề, cụm công

nghiệp trong tỉnh đều tăng mạnh.

Tổng số cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh lag 64.624 cơ sở, trong đó có 15 doanh nghiệp nhà nước, 25 hợp tác xã, 367 doanh nghiệp và 64.183 hộ sản xuất cá thể;

góp phần tạo việc làm cho khoảng 30% lực lượng lao động ở nông thôn. Bình quân mỗi doanh nghiệp tạo việc làm ổn định cho 27 lao động; mỗi hộ sản xuất cả thể giải quyết việc làm cho 4-6 lao động; ngoài ra các doanh nghiệp, hộ sản xuất cả thể thu hút lao động nhàn rỗi ở nông thôn bình quân 8-10 người/doanh nghiệp và 2-5 người/hộ.

Đến nay đã quy hoạch chi tiết cho 20 cụm công nghiệp, đến nay đã được 237 dự án với số vốn đăng ký là 2.448 tỷ đồng; số vốn thực hiện là 1.237 tỷ đồng, trong đó có 160 dự án đã đi vào hoạt động, 31 dự án đang tiến hành xây dựng cơ bàn và 45 dự án chưa khởi công xây dựng. Có 233 làng nghề được công nhận đạt tiêu chuẩn, tăng 58 làng nghề so với 2005, giải quyết việc làm cho 175.000 lao động.

Nhiều chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn đã được ban hành như:

Quyết định 02/2008/QĐ-UBND ngày 07/4/2008 ban hành quy định về quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công; Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 08/04/2008 của UBND tỉnh về việc ban hanh Quy định tiêu chí và Quy trình xét, công nhận làng nghề;

Quyết định số 17/2009/QĐ- UBND ngày 06/11/2009 của UBND tỉnh thái Bình về việc ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích phát tiển nghề, làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Nhờ đó, giai đoạn 2001 - 2013, Thái Bình đã bố trí gần 40 tỷ đồng cho công tác khuyến công. Kinh phí khuyến công đã thực sự góp phần thúc đẩy công nghiệp của tỉnh phát triển, tăng giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm, có tác động tích cực trong việc thu hút thêm vốn trong dân, khuyến khích đầu tư ứng dụng công nghệ mới, đầu tư mở rộng sản xuất, duy trì, mở rộng phát triển các nghề và làng nghề truyền thống, du nhập và phát triển thêm nghề mới, đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, khu, cụm điểm công nghiệp, làng nghề trong tỉnh, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân.

1.5.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc

Những năm gần đây, Vĩnh Phúc không chỉ tập trung phát triển công nghiệp mà đã chú trọng đến việc khôi phục, phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp - một tiềm năng lớn để giải quyết việc làm cho số đông lao động nông thôn. Tỉnh đã đầu tư xây dựng 9 cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề, thu hút được trên 100 cơ sở sản xuất và hàng trăm hộ gia đình đến đầu tư...Bên cạnh đó, với hình thức hỗ trợ đào tạo thợ

lành nghề, truyền nghề, từ năm 2006 đến năm 2010, toàn tỉnh đã có 5.105 người được đào tạo nghề, truyền nghề, nâng cao tay nghề. Nhiều ngành nghề, làng nghề đã được khôi phục và phát triển như: làng đá Hải Lựu, đan lát Triệu Đề ở Lập Thạch, làng mộc Thanh Lãng, làng gốm Hương Canh ở Bình Xuyên;…Một số làng nghề mới đã và đang được khuyến khích như: mây tre đan, mây xiên, ươm tơ. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 20 làng nghề đạt tiêu chuẩn với 4 nghệ nhân và 55 thợ giỏi

Hoạt động hỗ trợ chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh được quan tâm đẩy mạnh.

Trong 5 năm, toàn tỉnh đã hỗ trợ ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất cho 45 doanh nghiệp, giúp nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, hạn chế ô nhiễm môi trường, giải quyết việc làm cho 2.500 lao động. Giá trị sản phẩm của các doanh nghiệp được hỗ trợ tăng từ 10 - 40% và thu hút trên 300 tỷ đồng tiền đầu tư từ doanh nghiệp. Hoạt động khuyến công cũng đã hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho 24 doanh nghiệp và 3 nghề truyền thống, thành lập 8 hội làng nghề TTCN. Các hoạt động tuyên truyền, tham quan, khảo sát, học hỏi kinh nghiệm cũng đã được chú trọng. Trong 5 năm, từ năm 2006 đến năm 2010, đã có 84 chuyên mục được xây dựng phát trên các phương tiện thông tin đại chúng; 12 cơ sở làm tờ gấp để quảng bá, giới thiệu sản phẩm được hỗ trợ với số lượng 40.000 tờ; tổ chức đưa 16 đoàn cán bộ khuyến công đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh; tổ chức hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn khu vực phía Bắc lần thứ nhất với sự tham gia của 29 tỉnh, thành phố.

Trong giai đoạn đến 2015, tỉnh phấn đấu duy trì tốc độ phát triển kinh tế ngành công nghiệp đạt 17,5%/năm, trong đó công nghiệp nông thôn tăng trưởng bình quân trên 20%/năm; 30-35 làng đạt tiêu chuẩn làng nghề của tỉnh; hình thành 24 cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề để thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp vào sản xuất tập trung. Để hoàn thành mục tiêu này, tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động khuyến công, tập trung vào chương trình hỗ trợ đào tạo truyền nghề và nâng cao tay nghề; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp công nghiệp nông thôn. Cùng với khôi phục các làng nghề truyền thống là xây dựng, nhân cấy một số nghề mới trong khu vực nông nghiệp nông thôn như nghề mây tre đan xuất khẩu, thêu ren xuất khẩu, chế biến nông sản thực phẩm, nghề mộc mỹ nghệ, trong đó tập trung một số nghề có thể sử dụng được nhiều lao động, đối tượng, lứa tuổi khác nhau, có thể tham gia vừa học vừa làm nghề, tăng thu nhập cho người lao động góp phần xoá đói

giảm nghèo, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững.

1.5.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Bình

Thời gian qua, lĩnh vực TTCN và ngành nghề nông thôn ở Quảng Bình đã có bước phát triển khá, giải quyết được nhiều việc làm, góp phần ổn định đời sống người dân, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và đóng góp cho ngân sách. Nhiều cơ sở đã đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm; một số địa phương du nhập nghề mới, hình thành các DN đầu mối cung cấp nguyên liệu và thu mua sản phẩm cho người lao động.

Để giúp TTCN và ngành nghề nông thôn phát triển bền vững, tỉnh đã đẩy mạnh quy hoạch và phát triển các cụm công nghiệp (CCN). Tỉnh đã quy hoạch 62 CCN cho giai đoạn 2011-2020. Đến cuối năm 2013 có 10 CCN được đầu tư hạ tầng, bao gồm:

CCN Thuận Đức, Bắc Nghĩa, Nghĩa Ninh, Tân Sơn, Thị trấn Quán Hàu, Cam Liên, Cảnh Dương, Lưu Thuận và Yên Hóa. Trong đó có 2 cụm đã được đầu tư tương đối hoàn thiện và có tỷ lệ lấp đầy gần 100% là Thuận Đức và Tây Sơn. Tổng diện tích các CCN là 163 ha, trong đó diện tích dùng cho sản xuất, kinh doanh 120 ha, đã cho thuê 62 ha, tỷ lệ lấp đầy khoảng 50%, thu hút 92 dự án vào các CCN với tổng mức đầu tư 140 tỷ đồng, tạo việc làm cho trên 1.020 lao động.

Một trong những hoạt động quan trọng góp phần không nhỏ cho phát triển TTCN và ngành nghề nông thôn ở địa phương là khuyến công. Thời gian qua, công tác khuyến công luôn được triển khai tốt. Trong năm 2013 đã triển khai hỗ trợ 33 đề án, với kinh phí 3.185 triệu đồng; trong đó khuyến công quốc gia 4 đề án, với kinh phí 1.290 triệu đồng; khuyến công địa phương có 29 đề án, kinh phí là 1.895 triệu đồng, trong đó 25 đề án hỗ trợ sản xuất, 4 đề án đào tạo nghề.

Chính các kết quả trên đã đưa, giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn tỉnh Quảng Bình năm 2013 đạt 1.969 tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm 2012. Các địa phương có tốc độ tăng khá như: Thành phố Đồng Hới tăng 8,8%; Quảng Trạch tăng 9,9%; Bố Trạch tăng 8,55; Quảng Ninh tăng 15%; Tuyên Hóa tăng 9,0% và Lệ Thủy tăng 9,9%.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh hà tĩnh đến năm 2020 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)