1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp nông thôn
1.5.2. Bài học rút ra cho tỉnh Hà Tĩnh
Qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển công nghiệp nông thôn của một số điển hình cho thấy mỗi quốc gia, mỗi khu vực, mỗi địa phương có một mô hình, cách thức
riêng trong quá trình phát triển công nghiệp nông thôn. Trên cơ sở nghiên cứu những mô hình đó có thể rút ra những kinh nghiệm quý giá trong việc phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay.
Thứ nhất, để công nghiệp nông thôn phát triển ổn định và bền vững cần chú trọng đến công tác quy hoạch. Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu bảo đảm sự phát triển của CNNT hài hòa với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác khuyến công giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển sản xuất kinh doanh. Chương trình khuyến công sẽ tạo điều kiện huy động nhiều nguồn lực vật chất như vốn, kỹ thuật công nghệ, xúc tiến thương mại,… nhằm nâng cao năng lực sản xuất cũng như khả năng quản lý cho các cơ sở CNNT.
Thứ ba, mở rộng các ngành nghề sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp nông thôn, đặc biệt là sản phẩm của các làng nghề truyền thống đang có uy tín trên thị trường; đồng thời quan tâm xây dựng và thực hiện việc bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu nhằm quảng bá, xây dựng thương hiệu và uy tính cho sản phẩm của tỉnh.
Thứ tư, mở rộng thị trường cho công nghiệp nông thôn. Một trong những khó khăn phổ biến hiện nay của công nghiệp nông thôn là vấn đề thị trường. Thị trường nguyên liệu cũng như thị trường sản phẩm còn hạn chế, do đó, phát triển thị trường có ý nghĩa quan trọng trong việc ổn định và phát triển sản xuất trong CNNT.
Thứ năm, chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động trong công nghiệp nôn thôn. Có thể nói đây là vấn đề then chốt hiện nay, việc nâng cao tay nghề cho người lao động sẽ tác động mạnh mẽ đến quá trình tăng năng suất lao động trong công nghiệp nông thôn. Cần tôn vinh nghệ nhân và khuyến khích nghệ nhân truyền nghề để nhân cấy nghề trong công nghiệp nông thôn.
Thứ sáu, quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách cho công nghiệp nông thôn. Chính sách ưu đãi luôn có tác động tích cực đến quá trình huy động các nguồn lực cho CNNT phát triển. Các chính sách như khuyến công, hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ quản lý sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thông tin thị trường,… là những tiền đề quan trọng cho sự phát triển của công nghiệp nông thôn.
Thứ bảy, cùng với quá trình phát triển công nghiệp nông thôn cần chú trọng công tác bảo vệ môi trường. Một thực tế hiện nay là các cơ sở sản xuất trong công nghiệp nông thôn đang trong tình trạng ô nhiễm khá nặng mà chưa có cách giải quyết hợp lý.
Vì vậy, phát triển công nghiệp nông thôn phải đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái là vấn đề cơ bản cho sự phát triển bền vững.
Tóm lại, từ cách tiếp cận, các quan điểm về phát triển công nghiệp nông thôn và từ thực tế chính sách của Đảng và Nhà nước, đã đưa ra được khái niệm về công nghiệp nông thôn, làm rõ được các đặc trưng cơ bản của CNNT cũng như vị trí, vai trò của nó có ảnh hưởng đến sự phát triển CNNT; đặc biệt đã đưa ra được một số chỉ tiêu đánh giá phát triển CNNT cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của CNNT.
Đồng thời, đã nghiên cứu tình hình phát triển CNNT của một số tỉnh để rút ra các bài học kinh nghiệm có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn, góp phần thúc đẩy CNNT tỉnh Hà Tĩnh phát triển.