Về lao động trong các cơ sở công nghiệp nông thôn

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh hà tĩnh đến năm 2020 (Trang 51 - 55)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH HÀ TĨNH

2.2.3. Thực trạng về các nguồn lực của công nghiệp nông thôn

2.2.3.1. Về lao động trong các cơ sở công nghiệp nông thôn

Lao động là yếu tố cơ bản nhất của lực lượng sản xuất, là yếu tố quyết định đến năng suất lao động cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tổng lao động làm việc trong công nghiêp nông thôn năm 2008 là 28.643 người, chiếm 80,87% lao động công nghiệp; đến năm 2013 có 37.277 người, chiếm 77,37% lao động công nghiệp

Bảng 2.5: Số lao động công nghiệp nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2008-2013 ĐVT: Người

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013

1. Lao động CNNT 28.643 30.177 32.508 35.626 35.966 37.277

2. Lao động công nghiệp 35.420 39.267 40.071 43.265 46.604 48.181 3. Lao động toàn tỉnh 648.090 644.760 655.120 694.790 698.810 701.380 4. Tỉ lệ lao động CNNT/ lao

động CN (%) 80,87 76,85 81,13 82,34 77,17 77,37

5. Tỉ lệ lao động CNNT/ lao

động toàn tỉnh (%) 4,42 4,68 4,96 5,13 5,15 5,31

Nguồn: Sở Công Thương và Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh Như vậy, số lao động công nghiệp nông thôn tăng lên qua các năm, với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2008-2013 là 5,41%. Lao động tăng thêm tập trung tại các cụm công nghiệp, làng nghề và tăng nhanh ở ngành chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống và ngành cơ khí chế tạo, sửa chữa nông cụ, hóa chất... Điều đó cho thấy, hoạt động công nghiệp nông thôn ở Hà Tĩnh đã tạo việc làm cho người lao động ngày càng nhiều, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn. Năm 2008, lao động công nghiệp nông thôn chiếm 4,42% tổng số lao động của tỉnh thì năm 2013, tỉ lệ này 5,31% trong tổng số lao động của tỉnh, tăng 0,89%%. Điều này chứng tỏ việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn diễn ra tích cực và đúng hướng.

Bảng 2.6: Cơ cấu lao động công nghiệp nông thôn tỉnh Hà Tĩnh

TT Chỉ tiêu Đơn vị

tính 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1 Lao động CNNT theo

loại hình Người 28.643 30.177 32.508 35.626 35.966 37.277 1.1 Doanh nghiệp người 6.342 6.739 7.321 7.599 7.818 8.466

Tỷ trọng % 22,14 22,33 22,52 21,33 21,74 22,71

1.2 Hợp tác xã người 500 546 632 734 798 826

Tỷ trọng % 1,75 1,81 1,94 2,06 2,22 2,22

1.3 Hộ sản xuất cá thể người 21.801 22.892 24.555 27.293 27.350 27.985

Tỷ trọng % 76,11 75,86 75,54 76,61 76,04 75,07

2 Lao động CNNT theo

phân ngành kinh tê người 28.643 30.177 32.508 35.626 35.966 37.277 2.1 Khai thác, sản xuất người 9.293 9.681 10.315 10.515 8.777 9.043

Tỷ trọng % 32,44 32,08 31,73 29,51 24,40 24,26

2.2 Chế biến lương thực,

thực phẩm, đồ uống người 8.216 8.462 8.672 9.894 11.467 12.124

Tỷ trọng % 28,68 28,04 26,68 27,77 31,88 32,52

2.3 SX hàng tiêu dùng, thủ

công mỹ nghệ Người 8.040 8.763 9.176 10.477 11.187 11.381

Tỷ trọng % 28,07 29,04 28,23 29,41 31,10 30,53

2.4 Cơ khí chế tạo, sửa

chữa nông cụ, hóa chất người 3.094 3.271 4.345 4.740 4.535 4.729

Tỷ trọng % 10,80 10,84 13,37 13,30 12,61 12,69

(Nguồn: Xử lý, tổng hợp từ Cục Thống kê Hà Tĩnh) Mặc dù số hộ sản xuất cá thể chiếm 97,79% tổng số cơ sở công nghiệp nông thôn nhưng lao động làm việc trong các hộ sản xuất cá thể chỉ chiếm 75,07% (27.985 người);

tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2008-2013 là 5,41%; lao động trong các loại hình doanh

nghiệp, hợp tác xã đều có xu hướng tăng, nếu năm 2008 lao động làm việc trong các doanh nghiệp, hợp tác xã lần lượt là 6.342 người, 500 người thì đến năm 2013 lần lượt là 8.466 người, 826 người; tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2008-2013 ở các doanh nghiệp là 5,95% và hợp tác xã là 10,56%.

Lao động phân theo nhóm ngành có sự biến động khá lớn. Cùng với sự suy giảm về số lượng các cơ sở sản xuất, lao động nhóm ngành khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng có sự biến động khá lớn; nếu năm 2008 là 9.293 người, chiếm 32,44% tổng lao động công nghiệp nông thôn, thì đến năm 2011 tăng lên 10.515 người, chiếm 29,51% tổng số lao động công nghiệp nông thôn, nhưng đến năm 2013 giảm xuống còn 9.043 lao động và chiếm 22,71% tổng lao động công nghiệp nông thôn. Lao động nhóm ngành chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống tăng bình quân hàng năm là 8,09%, năm 2008 là 8.216 người, chiếm tỷ trọng 28,68% tổng lao động công nghiệp nông thôn, đến năm 2013 là 12.124 người, chiếm tỷ trọng 32,52%. Lao động nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ năm 2008 là 8.040 người, chiếm tỷ trọng 28,07%, đến năm 2013 là 11.381 người, chiếm tỷ trọng 30,53%; tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2008-2013 là 7,20%. Lao động nhóm ngành cơ khí chế tạo, sửa chữa nông cụ, hoá chất năm 2008 là 3.094 người chiếm 10,80%, đến năm 2013 là 4.729 người, chiếm tỷ trọng 12,69%, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2008-2013 là 8,85%.

Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu về lao động trong các cơ sở CNNT tỉnh Hà Tĩnh

TT Chỉ tiêu Đơn vị

Khai thác, sản xuất VLXD

Chế biến lương thực, thực

phẩm, đồ uống

SX hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ

Cơ khí chế tạo, SC nông

cụ, hóa chất

Bình quân

1 Tuổi trung bình chủ

cơ sở Năm 43,8 39,5 41,8 40,7 41,45

2 Nam % 96,67 62 89 90 84,42

3 Trình độ học vấn Lớp/12 9,2 10,8 7,95 8,25 9,05

4 Kinh nghiệm sản

xuất kinh doanh Năm 18,3 16,24 18,25 15,26 17,01

5 Tổng số lao động

bình quân Người 8,22 3,88 3,96 3,39 4,86

6

Chủ cơ sở tham gia các lớp đào tạo nghề và quản lý tập trung

% 13,2 17,2 20,4 10,32 15,28

7 Tiền lương bình quân

1000

đ/tháng 3.298 2.752 3.759 3.050 3.213

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu tác giả điều tra tháng 3 năm 2014) Theo số liệu điều tra, khảo sát 300 cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh cho thấy: Chủ cơ sở công nghiệp nông thôn chủ yếu là nam chiếm 84,42%, nữ chỉ chiếm 15,58%. Trình độ học vấn của lao động không cao, khoảng lớp 9/12, lao động trong các cơ sở công nghiệp nông thôn chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo, hoặc chỉ được đào tạo theo phương pháp truyền thống, dưới dạng học việc ngay tại cơ sở sản xuất. Các chủ cơ sở đã qua các lớp đào tạo về quản lý nhưng tỷ lệ tham gia còn thấp (15,25%) nên hạn chế về trình độ, năng lực quản lý và khả năng tiếp cận thông tin, vốn, khoa học công nghệ. Kinh nghiệm sản xuất của các chủ cơ sở là quan trọng, cần thiết nhưng chưa đủ vì muốn có sản phẩm chất lượng tốt, giá thành hạ, sức cạnh tranh cao thì nhất thiết phải có sự đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; do đó ngoài kinh nghiệm sản xuất, các chủ hộ phải có kiến thức kinh tế - xã hội, kỹ năng quản trị kinh doanh, chuyên môn nghiệp vụ nhất định để tiếp thu và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất một cách có hiệu quả. Số lao động bình quân trong một cơ sở sản xuất công nghiệp tương đối thấp, khoảng 4,86 người/cơ sở; hầu hết các cơ sở công nghiệp nông thôn sử dụng lao động trong gia đình để vừa giải quyết việc làm, tạo thu nhập, đồng thời giảm được chi phí lao động. Tiền lương bình quân của người lao động khá cao với khoảng 3,2 triệu đồng/tháng; trong đó nhóm ngành khai thác, sản xuất VLXD bình quân khoảng 3.298 nghìn đồng/tháng; nhóm ngành chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống bình quân khoảng 2.752 nghìn đồng/tháng; nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ bình quân khoảng 3.759 nghìn đồng/tháng và nhóm ngành cơ khí chế tạo, sửa chữa nông cụ, hoá chất bình quân khoảng 3.050 nghìn đồng/tháng. Các lao động ở các cơ sở CNNT chủ yếu được thực hiện qua hợp đồng miệng và không đóng bảo hiểm xã hội hoặc thực hiện hợp đồng khoáng sản phẩm.

Qua số liệu cho thấy, lao động trong các cơ sở công nghiệp nông thôn của tỉnh Hà Tĩnh tập trung chủ yếu vào các ngành chế biến nông, lâm, thủy sản, cơ khí... hướng vào khai thác tiềm năng sẵn có của địa phương, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, chất lượng lao động công nghiệp nông thôn còn hạn chế, phần lớn là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo trường lớp chính quy mà chủ yếu học nghề tại nơi làm việc hoặc vừa làm vừa học. Bên cạnh đó, lao động trong các cơ sở công nghiệp nông

thôn chủ yếu từ lao động nông nghiệp, vừa rời ruộng vào các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp nên còn mang nặng trong mình tâm lý, tập quán của người sản xuất nhỏ với tính tự phát cao nên khó trụ vững trước những công việc và cách thức sản xuất công nghiệp. Chính trình độ lao động thấp nên thu nhập của người lao động thấp, điều kiện sinh hoạt khó khăn đưa đến tình trạng mất việc làm, bỏ việc để tìm việc làm mới.

Chính vì vậy, tình trạng thiếu lao động cả về chất lượng và số lượng đã làm hạn chế sự phát triển công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh; đồng thời chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý ở các cơ sở công nghiệp nông thôn còn thấp, nên khuynh hướng phổ biến là các cơ sở CNNT quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kiến thức trên đa phương diện: quản lý tổ chức, chiến lược cạnh tranh, phát triển thương hiệu, sử dụng máy tính, công nghệ thông tin. Đây là một thách thức lớn cản trở trực tiếp đến sự phát triển CNNT, đặc biệt đối với những ngành có quy mô vốn lớn đòi hỏi kỹ thuật cao, cần được quan tâm giải quyết nhằm kết hợp hài hoà các yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại trong sản xuất.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh hà tĩnh đến năm 2020 (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)