CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH HÀ TĨNH
2.2.3. Thực trạng về các nguồn lực của công nghiệp nông thôn
2.2.3.3. Về kỹ thuật công nghệ của công nghiệp nông thôn
Công nghệ - kỹ thuật có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của công nghiệp nông thôn bởi việc áp dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại sẽ nhanh chóng nâng cao trình độ sản xuất của các cơ sở công nghiệp nông thôn.
Tình trạng kỹ thuật công nghệ của công nghiệp nông thôn ở Hà Tĩnh được thể hiện trong bảng 2.11 cho thấy, mặc dù đại bộ phận ở trình độ thủ công truyền thống, công cụ thủ công, sản xuất với kinh nghiệm cổ truyền nhưng tỷ lệ sử dụng công nghệ mới, khá hiện đại đã được quan tâm đưa vào quá trình sản xuất sản phẩm.
Công nghệ sản xuất ở nhóm ngành khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng chủ yếu
là thủ công (50%) nhưng trong thời gian gần đây đã có nhiều cơ sở công nghiệp nông thôn đã chú ý đến việc đổi mới thiết bị sản xuất, tuy chỉ có 30% số cơ sở thực hiện đổi mới công nghệ nhưng cũng chỉ ở mức cơ khí hóa ở một số khâu nhất định. Việc áp dụng các công nghệ sản xuất, công nghệ mới vào khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng đã được quan tâm như trong sản xuất vật liệu xây dựng không nung; sản xuất bê gạch nung được đầu tư đồng bộ từ khâu chế biến nguyên liệu, khâu tạo hình, sân cáng kính, sấy nung; sản xuất đá xây dựng với các thiết bị nghiền sàng tự động hoá... đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
50%
40%
34% 32%
30%
35%
41%
48%
20%
25% 25%
20%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
Khai thác, sản xuất VLXD
Sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm,
đồ uống
Sản xuất hàng tiêu dùng, thủ công mỹ
nghệ
Cơ khí chế tạo, SC nông cụ, hóa chất
Thủ công Bán cơ khí Cơ khí
Hình 2.5: Mức độ sử dụng công nghệ đối với các nhóm ngành nghề (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu tác giả điều tra tháng 3 năm 2014) Do ngành kinh tế thế mạnh của tỉnh Hà Tĩnh là nông nghiệp nên ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống đã được quan tâm đầu tư. Bên cạnh công nghệ kỹ thuật sản xuất chủ yếu là thủ công truyền thống theo phương pháp cổ truyền, thì các cơ sở công nghiệp nông thôn đã mạnh dạn đổi mới trang thiết bị sản xuất như ứng dụng năng lượng mặt trời vào quá trình sản xuất nước mắm, sử dụng công nghệ tinh chế lại rượu sản xuất thủ công hay đầu tư các nhà máy xay xát chế biến lương thực, chế biến rau quả được quan tâm góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và cạnh tranh so với các sản phẩm trong khu vực.
Công nghệ sản xuất trong ngành cơ khí chế tạo, sửa chữa nông cụ, hóa chất là ngành đã ứng dụng, đưa kỹ thuật công nghệ vào quá trình sản xuất với các máy móc thiết bị như máy hàn, máy cắt, máy uốn, máy cán tôn... đồng thời, đã đưa một số dây chuyền vào quá trình sản xuất như sản xuất phân bón, sản xuất các máy móc, thiết bị
phục vụ nông nghiệp, nông thôn như máy cải tạo ao hồ, máy hút cát,thiết bị đóng – mở cống thủy lợi...
Công nghệ sản xuất nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng mỹ nghệ cũng sử dụng công nghệ cổ truyền là chủ yếu. Các cơ sở sản xuất chủ yếu chỉ đổi mới công nghệ ở các công đoạn cưa, xẻ, đục, chạm trổ, đánh bóng được dùng hệ thống cơ giới hoá, tự động hoá nên độ chính xác, tính thẩm mỹ và năng suất cao. Quy trình sản xuất các sản phẩm từ gỗ được chú ý đổi mới, song ở các sản phẩm mây, tre, bàng, dệt, làm nón vẫn sử dụng phương pháp thủ công. Tuy nhiên, nhiều cơ sở sản xuất ứng dụng kỹ thuật công nghệ một cách tự phát, do các chủ sản xuất tự tìm hiểu và ứng dụng, thậm chí bằng cách truyền miệng mà không được tư vấn, hướng dẫn của các nhà chuyên môn, nên đã gây ra nhiều sản phẩm không đạt chất lượng, hiệu quả sản xuất thấp và ảnh hưởng tới môi trường làm việc cũng như môi trường sống.
13%
16%
49%
11%
2%
9%
Tự có (gia truyền, R&D)
Mua qua môi giới, tư vấn công nghệ Mua đứt của doanh nghiêp khác Mua các tổ chức nghiên cứu phát triển (R&D)
Mua đứt ở chợ công nghệ (D&D)
Hình 2.6: Hình thức chuyển giao công nghệ trong các doanh nghiệp (Nguồn: Kết quả điều tra tình hình công nghệ năm 2013 của Sở KHCN Hà Tĩnh) Theo số liệu điều tra tại 100 doanh nghiệp công nghiệp của Sở Khoa học và Công nghệ, trong những năm gần đây các doanh nghiệp trên địa bàn đã quan tâm đến đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ để phát triển sản xuất, cụ thể số lượng công nghệ thiết bị bị máy móc mua sau năm 2001 là 68%, trong đó sau năm 2010 là 21%. Hình thức chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp công nghiệp chủ yếu là tiếp nhận từ doanh nghiệp khác (49%) thông qua hợp đồng mua bán máy móc thiết bị; 13% doanh nghiệp sở hữu công nghệ gia truyền hay tự có, doanh nghiệp tự nghiên cứu ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhóm doanh nghiệp sở hữu công nghệ này chủ yếu là các doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu triển khai, cải tiến kỹ thuật lớn trong doanh
nghiệp và các cơ sở sản xuất, hợp tác xã làng nghề sản xuất các sản phẩm truyền thống của địa phương (như sản phẩm mây tre đan, bánh kẹo cuđơ, sản phẩm rèn truyền thống Trung Lương...); 29% doanh nghiệp mua công nghệ qua các tổ chức môi giới, tư vấn công nghệ và các tổ chức nghiên cứu phát triển (R&D)...
Nhìn chung, trong thời gian gần đây kỹ thuật công nghệ phục vụ sản xuất công nghiệp nông thôn đã có những bước chuyển biến đáng kế nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Phần lớn kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu, chủ yếu vẫn sử dụng các thiết bị thủ công, hoặc cải tiến một phần. Một số cơ sở mới xây dựng thì tình hình kỹ thuật công nghệ còn có phần hiện đại, còn lại ở các hộ gia đình trình độ công nghệ, cơ khí hoá còn lạc hậu, sản xuất tiêu tốn nhiều năng lượng, nguyên liệu nhưng chất lượng sản phẩm thấp, không những đã làm hạn chế hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công nghiệp nông thôn mà còn gây ra nhiều hệ quả tiêu cực về mặt kinh tế - xã hội, nhất là tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn nông thôn.