CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH HÀ TĨNH
2.2.3. Thực trạng về các nguồn lực của công nghiệp nông thôn
2.2.3.2. Về nguồn vốn phát triển công nghiệp nông thôn
Vốn đầu tư cho công nghiệp nông thôn của tỉnh Hà Tĩnh, kể cả nguồn vốn từ ngân sách và vốn đầu tư của các cơ sở công nghiệp nông thôn đã được quan tâm, tăng đều qua các năm.- Vốn đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách: Vốn ngân sách chủ yếu dùng để đầu tư giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng và thực hiện các chính sách khuyến công, hỗ trợ bảo vệ môi trường. Giai đoạn 2008 – 2013 ngân sách đã đầu tư cho hạ tầng cụm công nghiệp là 128,8 tỷ đồng để hoàn thiện kết cấu hạ tầng, trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ 21 tỷ đồng; nguồn quỹ khuyến công đã hỗ trợ cho 230 dự án với tổng kinh phí là 21,615 tỷ đồng, trong đó khuyến công quốc gia hỗ trợ cho 60 dự án với kinh phí hỗ trợ là 13,431 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư hạ tầng làng nghề cũng được quan tâm đầu tư với tổng kinh phí là 22 tỷ đồng, cụ thể năm 2008 bố trí 1,5 tỷ đồng, năm 2009 là 8 tỷ đồng, năm 2010 là 4,5 tỷ đồng, năm 2011 là 3 tỷ đồng, năm 2012 là 2 tỷ đồng và năm 2013 là 3 tỷ đồng. Từ năm 2009, thực hiện chính sách hỗ trợ xuất khẩu theo Quyết định số 05/2009/QĐ-UBND ngày 06/3/2009 đến hết năm 2013 đã bố trí 13,76 tỷ đồng để hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn, chiếm 83,96% tổng nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh.
- Vốn đầu tư của các cơ sở công nghiệp nông thôn: Tổng vốn đầu tư cho các cơ sở công nghiệp nông thôn toàn tỉnh năm 2008 là 3.037.359 triệu đồng, năm 2013 tăng
lên 8.959.056 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2008-2013 là 24,15%, trong đó: doanh nghiệp và hợp tác xã tăng cả về số lượng và quy mô vốn, năm 2008 là 2.478.203 triệu đồng, đến năm 2013 tăng lên 7.700.666 triệu đồng, chiếm 85,95% tổng nguồn vốn đầu tư của các cơ sở công nghiệp, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2008 – 2013 là 25,45%; tổng vốn của các hộ sản xuất cá thể tăng bình quân hàng năm là 17,61%.
Bảng 2.8: Quy mô vốn của các cơ sở công nghiệp nông thôn tỉnh Hà Tĩnh Chia theo quy mô nguồn vốn
Năm Chỉ tiêu Dưới
0,5 tỷ đồng
Từ 0,5 tỷ đến dưới 1 tỷ đồng
Từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng
Từ 5 tỷ đến dưới 10 tỷ đồng
Từ 10 tỷ đồng
trở lên
Tổng số cơ sở CNNT 13.063 44 64 9 27
Tr. đó: - DN và HTX 27 41 63 9 27
2008
- Hộ SX cá thể 13.036 3 1
Tổng số cơ sở CNNT 13.300 24 100 16 29
Tr. đó: - DN và HTX 40 22 99 15 29
2009
- Hộ SX cá thể 13.260 2 1 1
Tổng số cơ sở CNNT 13.497 45 93 28 39
Tr. đó: - DN và HTX 27 42 91 26 39
2010
- Hộ SX cá thể 13.470 3 2 2
Tổng số cơ sở CNNT 14.004 44 107 36 48
Tr. đó: - DN và HTX 54 42 106 34 48
2011
- Hộ SX cá thể 13.950 2 1 2
Tổng số cơ sở CNNT 14.752 43 107 50 67
Tr. đó: - DN và HTX 37 38 107 50 67
2012
- Hộ SX cá thể 14.715 5
Tổng số cơ sở CNNT 14.936 48 111 66 74
Tr. đó: - DN và HTX 41 45 110 66 74
2013
- Hộ SX cá thể 14.895 3 1
(Nguồn: Xử lý, tổng hợp số liệu điều tra năm 2011, 2012, 2013 của Cục Thống kê Hà Tĩnh) Quy mô nguồn vốn của các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn dưới 500 triệu đồng chủ yếu là hộ sản xuất cá thể, năm 2008 có 13.063 cơ sở, chiếm 98,91% tổng số cơ sở công nghiệp nông thôn, đến năm 2013 tăng lên 14.936 cơ sở nhưng tỷ trọng giảm xuống còn 98,04% tổng số cơ sở công nghiệp nông thôn. Quy mô vốn từ 500 triệu trở lên chủ yếu là các doanh nghiệp và hợp tác xã; quy mô vốn từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng từ 44 cơ sở năm 2008, chiếm 0,33% , đến năm 2013 tăng lên 48 cơ sở
và chiếm 0,32% tổng số cơ sở công nghiệp nông thôn; quy mô vốn từ 1 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng năm 2008 có 64 cơ sở, chiếm 0,48% đến năm 2013 tăng thêm 47 cơ sở và chiếm 0,73% trong tổng số cơ sở công nghiệp nông thôn; quy mô vốn từ 5 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng năm 2008 có 9 cơ sở, chiếm 5,39% tổng số doanh nghiệp và hợp tác xã, đến năm 2013 tăng lên 66 cơ sở, chiếm 19,64% tổng số doanh nghiệp và hợp tác xã nhưng chỉ chiếm 0,43% trong tổng số cơ sở công nghiệp nông thôn và quy mô vốn trên 10 tỷ đồng năm 2013 có 74 cơ sở, chiếm 0,49% tổng số cơ sở công nghiệp nông thôn, tăng gấp 2,74 lân so với năm 2008.
Vốn bình quân cho một cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn được tăng nhanh, nếu năm 2008 là 213,97 triệu đồng/cơ sở thì đến năm 2013 là 588,06 triệu đồng/cơ sở với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2008 - 2013 là 28,76%. Trong đó, vốn bình quân cho một doanh nghiệp và hợp tác xã năm 2013 gần 22.919 triệu đồng, tăng gấp 1,54 lần so với năm 2008 với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 9,08%; vốn bình quân cho một hộ sản xuất cá thể năm 2008 là 42,88 triệu đồng và tăng lên 84,46 triệu đồng năm 2013 với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 14,52%.
Bảng 2.9. Một số chỉ tiêu về vốn của các cơ sở công nghiệp nông thôn Hà Tĩnh ĐVT: Triệu đồng
Năm 2008 Năm 2013
TT Quy mô vốn DN và
HTX Hộ SX Tổng DN và
HTX Hộ SX Tổng
1 Tổng nguồn vốn 2.478.203 559.156 3.037.359 7.700.666 1.258.390 8.959.056 1.1 Phân theo nguồn hình thành
a Vốn chủ sở hữu 1.473.526 454.798 1.928.324 4.706.647 1.049.275 5.755.922 b Vốn vay 1.004.677 104.358 1.109.035 2.994.019 209.115 3.203.134 1.2 Phân theo tính chất
a Vốn cố định 1.308.774 292.666 1.601.440 4.391.177 664.346 5.055.524 b Vốn lưu động 1.169.429 266.490 1.435.919 3.309.489 594.043 3.903.533 2 Nguồn vốn/cơ
sở 14.839,54 42,88 213,97 22.918,65 84,46 588,06
3 Nguồn vốn/lao
động 362,20 25,65 115,56 828,74 44,97 240,34
4 Giá trị tài sản cố
định/cơ sở 7.836,97 22,44 112,82 13.068,98 44,59 331,84 5 Giá trị tài sản cố
định/lao động 191,29 13,42 60,93 472,58 23,74 135,62 (Nguồn: Xử lý, tổng hợp số liệu điều tra năm 2011, 2012, 2013 của Cục Thống kê Hà Tĩnh)
Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của các cơ sở công nghiệp nông thôn đã được cải thiện, năm 2008 tổng nguồn vốn vay là 1.109.035 triệu đồng và tăng lên 3.203.134 triệu đồng, tăng bình quân hàng năm 23,63%, trong đó nguồn vốn vay chủ yếu phục vụ các doanh nghiệp và hợp tác xã, năm 2008 là 1.004.677 triệu đồng, chiếm 90,59%
tổng vốn vay, đến năm 2013 là 2.994.019 tỷ đồng, chiếm 93,47% tổng vốn vay cho các cơ sở công nghiệp nông thôn. Vốn vay của các hộ sản xuất cá thể chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn đầu tư, năm 2008 là 104.677 triệu đồng, chiếm 18,66%
tổng nguốn vốn đầu tư cho hộ sản xuất cá thể, đến năm 2013 tăng lên 209.115 triệu đồng nhưng chỉ chiếm 16,62% tổng nguồn vốn.
Nhìn chung, quy mô vốn của các cơ sở công nghiệp nông thôn tỉnh Hà Tĩnh còn nhỏ bé, trên 98% cơ sở có vốn đầu tư dưới 500 triệu đồng, trong đó chủ yếu là các hộ sản xuất cá thể và hoạt động chủ yếu trên cơ sở vốn tự có; khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của các hộ sản xuất cá thể còn rất hạn chế. Các cơ sở công nghiệp nông thôn do thiếu vốn nên khó khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất, phát triển ngành, nghề mặc dù có khả năng về tài nguyên, về nhân lực như công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, cơ khí, chế tạo... Trong khi đó, nguồn vốn tại chỗ của các địa phương chưa được huy động và sử dụng triệt để, việc thu hút vốn đầu tư trong nhân dân để phát triển sản xuất còn chậm. Đối với nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại, quỹ hỗ trợ phát triển thì đa số các cơ sở khó tiếp cận được bởi vì thủ tục còn phức tạp, không có tài sản thế chấp. Khi được hỏi về vấn đề này, các chủ cơ sở sản xuất đều cho rằng tình trạng kinh doanh không đảm bảo bền vững, sợ không bán được sản phẩm nhanh để trả lãi, họ sợ phải mang nặng gánh nợ khó trả, số còn lại cho rằng họ không đáp ứng đầy đủ các thủ tục cho vay ngay cả khi có chính sách hỗ trợ lãi suất của tỉnh.