1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển các Khu công nghiệp nhỏ
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của Khu công nghiệp nhỏ
1.2.1.1. Một số khái niệm cơ bản Khu công nghiệp
Theo Luật Đầu tư năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua thì: “ Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ”.
Khu công nghiệp tập trung
16
KCN tập trung được hiểu là khu tập trung các Doanh Nghiệp chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ công nghiệp phục vụ cho hoạt động sản xuất trong khu. (Luật Đầu tư năm 2005).
KCN tập trung là khu tập trung các Doanh Nghiệp Công Nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có gianh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống do chính phủ hoặc Thủ Tướng chính phủ quyết định thành lập . Trong KCN tập trung có thể có Doanh Nghiệp chế xuất. Như vậy, có thể hiểu KCN tập trung là một quần thể liên hoàn các xí nghiệp công nghiệp xây dựng trên một vùng có điều kiện thuận lợi về các yếu tố tự nhiên, về kết cấu hạ tầng xã hội để thu hút vốn đầu tư (chủ yếu là đầu tư nước ngoài ) và hoạt động theo một cơ cấu hợp lí các Doanh Nghiệp công nghiệp và các Doanh Nghiệp dịch vụ nhằm đạt kết quả cao trong sản xuất công nghiệp và kinh doanh.
Cụm công nghiệp
Khu công nghiệp nhỏ hay cụm công nghiệp (Industrial Cluster) là khái niệm được hiểu theo nhiều cách khác nhau ở nước ta, song đều mang đặc điểm chung là tính tập trung và liên kết cao trong những nhóm nghành công nghiệp.
Với nội hàm quy tụ doanh nghiệp trong một vùng địa lý nhất định, khu công nghiệp nhỏ đã thu hút sự quan tân của giới nghiên cứu ngay từ cuối thế kỷ XIX.
Các khu công nghiệp nhỏ hay Cụm công nghiệp là khái niệm được sử dụng khá phổ biến và thường xuyên trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của các nước tư bản, đặc biệt là sau cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới trong những năm 1970 – 1980 của thế kỷ trước. Với mô hình này đã cho phép hạ thấp chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
17
Trong quá trình phát triển của đất nước thì khái niệm Cụm công nghiệp được ra đời từ khi có công văn số 17/CP – KCN 15/10/1998 đồng ý cho UBND Thành phố Hà Nội xây dựng thí điểm 2 Cụm công nghiệp vừa và nhỏ huyện Gia Lâm và Thanh Trì Hà Nội để di chuyển dần một số nhà máy, xí nghiệp trong nội thành ra ngoại thành nhằm tập trung sản xuất , chống ô nhiễm môi trường.
Theo Quyết định số 105/2009 ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính Phủ về ban hành quy chế quản lý cụm công nghiệp thì: “Cụm công nghiệp là khu vực tập trung các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp;
có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; được đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm di dời, sắp xếp, thu hút các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân, hộ gia đình ở địa phương vào đầu tư sản xuất, kinh doanh;
do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thành lập. Cụm công nghiệp hoạt động theo Quy chế này và các quy định của pháp luật liên quan.
Cụm công nghiệp có quy mô diện tích không quá 50 (năm mươi) ha.
Trường hợp cần thiết phải mở rộng cụm công nghiệp hiện có thì tổng diện tích sau khi mở rộng cũng không vượt quá 75 (bảy mươi lăm) ha”.
Cụm công nghiệp có thể nằm trong địa bàn một hoặc một số huyện do ủy ban nhân dân tỉnh quyết định; Khi lập quy hoạch xây dựng các cụm công nghiệp cần bảo đảm kết nối đồng bộ với hệ thống kỹ thuật hạ tầng trong và ngoài hàng rào, đảm bảo hiệu quả sử dụng đất và có một hệ thống hạ tầng xã hội tương ứng.
Khu công nghiệp nhỏ
Theo quy chế của Thủ tướng Chính Phủ ban hành tháng 8 năm 2009 “Khu công nghiệp vừa và nhỏ hay cụm công nghiệp là khu vực tập trung các doanh
18
nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; được xây dựng chủ yếu nhằm di rời sắp xếp, thu hút các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cá nhân, hộ gia đình ở địa phương vào đầu tư sản xuất kinh doanh; do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh) quyết định thành lập”[ Quy chế quản lý cụm công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 105/2009/TTg ngày 19/08/2009 của Thủ tướng Chính Phủ]. Với hàm nghĩa này thì cụm công nghiệp ở Việt Nam hiện nay về thực chất đó chỉ là khu công nghiệp có quy mô nhỏ. Theo khái niệm này thì các KCNN được các nhà lập pháp Việt Nam định nghĩa theo các đặc điểm cơ bản của KCNN.
Ở Nghệ An, theo Quyết định số 83 của UBND tỉnh Nghệ An ngày 04 tháng 09 năm 2009 ban hành quy định về chính sách hỗ trợ xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp nhỏ trên địa bàn tỉnh Nghệ An thì: “ Khu công nghiệp nhỏ (viết tắt là KCNN) là nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp do UBND tỉnh thành lập, giao cho UBND thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, thị xã Thái Hòa và các huyện (gọi chung là UBND huyện) trực tiếp quản lý, có diện tích tối thiểu 05 ha đối với huyện miền núi, 10 ha đối với các huyện còn lại và diện tích tối đa không quá 35 ha, có ranh giới xác định, không có dân cư sinh sống”[ Quy định chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp nhỏ trên địa bàn tỉnh Nghệ An ban hành kèm theo Quyết định số 83/2009/QĐ- UBND của UBND tỉnh Nghệ An ngày 04/09/2009]. Với cách giải thích như thế này của tỉnh Nghệ An thì hiểu các KCNN được chỉ rõ ra về đặc điểm, quy mô và cơ quan quản lý.
19
Dựa trên cơ sở trên, ta có thể hiểu khái niệm về khu công nghiệp nhỏ như sau: Khu công nghiệp nhỏ là khu chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý rõ ràng , có quy hoạch chi tiết, có hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, không có dân cư sinh sống.
Đến nay, việc tổ chức sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ chưa có tên gọi thống nhất giữa các địa phương, nơi gọi là khu công nghiệp nhỏ, nơi gọi là cụm, điểm công nghiệp. Nhưng nói chung, khá thống nhất về quan niệm cho rằng là một địa điểm phân bố sản xuất công nghiệp tập trung bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh tế gia đình nhằm khắc phục ô nhiễm môi trường, tạo kết cấu cơ sở hạ tầng tốt hơn cho phát triển sản xuất, kinh doanh công nghiệp, có ranh giới địa lý rõ ràng, có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật chung được xây dựng đồng bộ và được thành lập theo quyết định của chính quyền địa phương (tỉnh hoặc huyện).
Phát triển Khu công nghiệp nhỏ
Phát triển có nghĩa là sự “biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp”[Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2006]. Nói khác đi, phát triển là một phạm trù phản ánh sự thay đổi mang tính cấu trúc không những về lượng mà còn về chất. Theo đó, phát triển KCNN là những tác động của các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo một cách có định hướng nhằm làm cho các KCNN lớn lên, tăng tiến mọi mặt. Nó bao gồm sự tăng trưởng về số lượng KCNN đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu và thể chế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động và môi trường trong và ngoài KCNN.
Trên góc độ quản lý Nhà nước cũng như góc độ tiếp thị năng lực thu hút đầu tư của các KCNN, đặc biệt trong điều kiện ở Việt Nam, cần thiết phải xây
20
dựng hệ thống đánh giá phát triển KCNN để làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách và quản lý hoạt động của các KCNN. Sự phát triển của một KCNN không chỉ phản ánh thông qua những kết quả đạt được theo các tiêu chuẩn nội tại của KCNN, mà còn phải được thể hiện ở vai trò tạo ra các tác rộng lan tỏa tích cực đối với các nhóm lợi ích.
1.2.1.2. Đặc điểm của các Khu công nghiệp nhỏ
Thứ nhất, KCNN là nơi tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp khác nhau, có ranh giới địa lý xác định được sự phân cách bằng đường bao hữu hình hoặc vô hình, không có dân cư sinh sống. Đồng thời cũng sử sụng lượng lớn nguyên, nhiên liệu, năng lượng và thải ra lượng chât thải khá lớn. Do đặc điểm tập trung sản xuất công nghiệp ở mật độ cao như vậy nên các vấn đề kinh tế- kỹ thuật của KCNN trở nên có những nét khác biệt, cụ thể thể hiện:
Việc bố trí các doanh nghiệp trong KCNN đòi hỏi vừa phải đảm bảo tính hiệu quả trong sử dụng đất đai và cơ sở hạ tầng, vừa không có ảnh hưởng xấu lẫn nhau. Để làm được như vậy, ngay từ công tác lập quy hoạch trong các KCNN cần phải được tính toán cụ thể và chi tiết bằng các giải pháp kỹ thuật.
KCNN đòi hỏi phải có đủ điều kiện kinh tế- kỹ thuật như cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCNN, nguồn cung cấp điện, nước… thì mới vận hành có hiệu quả.
KCNN đòi hỏi phải có hệ thống xử lý chất thải phù hợp. Bởi xây dựng các KCNN nếu không ưu tiên xây dựng và hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải, khí thải thì với thời gian vận hành và khối lượng chất thải xả ra môi trường hàng năm như vậy sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng và thậm chí hủy diệt môi trường xung quanh.
21
Thứ hai, KCNN đòi hỏi phải có diện tích đất khá lớn, tập trung tại một địa điểm, địa hình tương đối bằng phẳng, thích hợp cho xây dựng các công trình công nghiệp, gần nguồn nước, có cơ sở hạ tầng thích hợp. Đây là lý do mà tình trạng quỹ đất xây dựng KCNN thường lấn chiếm quỹ đất nông nghiệp và đô thị.
Khi các KCNN được xây dựng ngày càng nhiều sẽ dần thu hẹp quỹ đất nông nghiệp và đô thị ở địa phương, thậm chí xung đột với nhu cầu đất ở của dân cư.
Vì vậy, việc xây dựng KCNN cần phải tuân theo quy hoạch được đặt ra, hài hòa và cân đối với tỷ lệ đất dành cho sinh hoạt, nông lâm ngư nghiệp và thủy sản.
Thứ ba, các KCNN thường được xây dựng ở những nơi có vị trí địa lý thuận lợi như gần các đường giao thông, thuận tiện trong giao lưu với các trung tâm kinh tế lớn, gần cảng biển, sân bay…bởi tại đó có nhiều ưu thế trong thu hút đầu tư vào các KCNN. KCNN sử dụng lượng lao động lớn do đây là nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và cung cấp các dịch vụ sản xuất công nghiệp, với nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Nhưng cũng chính vì vậy, việc thu hút lực lượng lao động lớn nên kéo theo nhiều hậu quả xã hội. Dễ thấy nhất là vấn đề người lao động ở các địa phương khác đến ngụ cư. Những lao động này không có nhà ở, chỗ ở không ổn định nên rất khó quản lý. Hơn nữa, việc quy hoạch mở rộng ngày càng nhiều các KCNN đã ngày càng thu hút lượng lớn nguồn lao động đến làm việc tại tỉnh Nghệ An nên ngày càng gây sức ép lên hệ thống giáo dục, y tế và nhà ở địa phương. Khi xây dựng các KCNN, tỉnh Nghệ An cần lường trước yếu tố phát sinh này, nên có đề án xây dựng các khu nhà ở cho công nhân trong các KCNN.
Một vấn đến thường xuyên diễn ra ở các KCN nói chung và các KCNN nói riêng hiện nay là xung đột giữa người sử dụng lao động nhất là người sử dụng lao động nước ngoài với người lao động và ngay cả các lao động giữa các địa
22
phương này với các lao động địa phương khác, vì vậy dễ gây thành các cuộc đình công, bãi công từ quy mô nhỏ đến lớn, do tính chất trình độ của nhiều người lao động còn hạn chế nên dễ bị lôi kéo, xúi giục gây nên hiệu ứng lây truyền và do các doanh nghiệp ở gần nhau. Nếu các tổ chức chính trị, xã hội không khéo léo giải quyết các xung đột này thì gây ản hưởng đến tình hình sản xuất trong các doanh nghiệp.
Thứ tư, các KCNN quy tập và thu hút sự đầu tư và liên kết của những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong địa phương. Ở Việt Nam hiện nay nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm số lượng khá lớn. Các doanh nghiệp này rất cần mặt bằng sản xuất kinh doanh nhưng lại không đủ tiềm lực hoạt động và đầu tư trong các KCN tập trung, KCX. Bởi vậy, việc hình thành và phát triển các KCNN là lựa chọn được ưu tiên của tỉnh Nghệ An, đây là một ưu thế của KCNN ở Việt Nam và cả ở tỉnh Nghệ An. Bởi tại nhiều địa phương và ngay tại tỉnh Nghệ An, tiềm lực của các doanh nghiệp nhỏ nên được tập trung khai thác vì số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ khá đông, dễ quản lý, tận dụng được nhiều ưu đãi và thu hút được nhiều lao động tạo nên mạng lưới liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp trong KCNN.
Thứ năm, các KCNN chịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh (từ quyết định thành lập, quy hoạch tổng thể, khung điều lệ mẫu, quá trình kiểm tra, kiểm soát..) Chính vì UBND tỉnh thành lập nên thủ tục nhanh gọn, các doanh nghiệp có đủ năng lực, kinh nghiệm xây dựng và quản lý KCNN làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, trong KCNN vẫn còn tồn tại nhiều mô hình quản lý các KCNN như: Ban quản lý dự án các huyện, công ty khai thác hạ tầng KCNN, UBDN thành phố Vinh thành lập các Ban quản lý KCNN trực thuộc UBND thành phố/ huyện nơi có KCNN. Các cơ quan này cần được thống nhất về tổ chức cơ cấu bộ máy và tổ
23
chức để quản lý và điều hành chung các vấn đề của cả KCNN. Các cơ quan này hoạt động và vận hành tốt thì sẽ phát huy hiệu quả hoạt động của KCNN.
Tóm lại, KCNN là một thực thể độc lập, cả về lãnh thổ lẫn các điều kiện sản xuất kinh doanh gắn với cơ bản của nó là sản xuất công nghiệp tập trung ở mật độ cao. Các KCNN vừa mang các đặc điểm chung của các KCN lại vừa mang những đặc điểm riêng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.