Phương pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp nhỏ ở tỉnh nghệ an (Trang 64 - 69)

2.2.1. Phương pháp thống kê- So sánh

Thống kê có hai chức năng chủ yếu: giúp nhà nghiên cứu mô tả số liệu và đưa ra kết quả luận từ số liệu. Thống kê mô tả tóm tắt bản chất chung của số liệu thu được. Luận văn sử dụng phương pháp này để thu thập, tổng hợp,trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu là phát triển các KCNN ở Nghệ An thời gian quan nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các giải pháp phát triển các KCNN ở Nghệ An trong thời gian tới. Luận văn thực hiện phương pháp này gồm có 3 bước như sau:

Bước 1: Thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trưng khác nhau của các nội dung nghiên cứu về phát triển KCNN ở Nghệ An

Bước 2: Phân tích mối liên hệ giữa các số liệu thu thập được với câu hỏi nghiên cứu về phát triển KCNN ở Nghệ An

Bước 3: Dự báo và đưa ra các kết luận trên cơ sở phân tích

So sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Khi nghiên cứu đề tài, số liệu để so sánh đó là các số liệu tại thời điểm đề tài nghiên cứu và năm trước so với năm sau. Thông qua phương pháp so sánh để đánh giá các động thái phát triển của hiện tượng, bản chất kinh tế, xã hội theo thời gian, không gian.

Phương pháp so sánh gồm có các bước sau:

Bước 1: Xác định các nội dung so sánh

56 Bước 2: Xác định phạm vi, vấn đề so sánh

Bước 3: Xác định các điều kiện để so sánh các chỉ tiêu Bước 4: Xác định mục đích so sánh

Bước 5: Thực hiện và trình bày các kết quả so sánh 2.2.2. Phương pháp phân tích- tổng hợp

Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể ( có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trừu tượng, khái quát nắm bắt được mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau. Đề tài “phát triển các KCNN ở tỉnh Nghệ An” sử

57

dụng phương pháp phân tích và tổng hợp là một trong những phương pháp quan trọng để nghiên cứu.

Phương pháp phân tích tổng hợp gồm các bước như sau:

Bước 1: Xác định vấn đề cần phân tích

Các quan điểm lý thuyết về KCNN; Vai trò của phát triển KCNN; Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển KCNN; Tình hình phát triển KCNN của Nghệ An trong thời gian qua;

Bước 2: Thu thập các thông tin cần phân tích

Tài liệu sơ cấp và thứ cấp được thu thập, ngoài ra còn nghiên cứu các Báo cáo tổng hợp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An, các chuyên đề của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An,…

Bước 3: Phân tích dữ liệu và lý giải

Trên cơ sở những thông tin thu thập, luận văn đã đối chiếu các số liệu, dữ liệu về phát triển KCNN ở tỉnh Nghệ An, ý nghĩa của những số liệu thu thập được. Các phân tích được thực hiện nhiều phương diện để lý giải sự cần thiết cũng như thực trạng phát triển KCNN ở tỉnh Nghệ An. Kết quả thu thập thông tin chủ yếu thể hiện dưới hình thức phân tích định tính.

Bước 4: Tổng hợp kết quả phân tích

Sau khi phân tích các thông tin đã thu thập, luận văn tổng hợp các kết quả phân tích để đưa ra bức tranh chung về phát triển KCNN ở Nghệ An

Các nội dung liên quan có sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp gồm:

Phân tích những kết quả đã thực hiện của tỉnh về phát triển KCNN ở tỉnh Nghệ An, để trả lời được các câu hỏi liên quan: Các KCNN ở Tỉnh Nghệ An thực sự đã phát triển đúng với lợi thế tự nhiên vốn có chưa, có đảm bảo tính bền vững

58

không,... Từ đó tổng hợp được thực trạng của phát triển KCNN trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2006 đến nay.

Trong quá trình sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, đề tài có sử dụng các số liệu thống kê đã qua xử lý, các công thức toán học đơn giản và các biểu đồ để thấy rõ hơn đặc trưng, xu hướng, quy mô, tỷ trọng... của hiện tượng, nội dung, vấn đề nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp lôgic- lịch sử

Phương pháp lịch sử là phương pháp phản ánh sự việc diễn ra theo thời gian, trong luận văn sử dụng phương pháp lôgic là áp dụng nóđể nghiên cứu sự phát triển các KCNN. Phương pháp lịch sử có giá trị to lớn và quan trọng nhờ nó con người có thể nắm bắt tương đối trọn vẹn quá trình đã diễn ra sự vật. Do đó nếu không có phương pháp lịch sử thì không có khoa học lịch sử. Tuy nhiên phương pháp lịch sử có hạn chế ở chỗ, phương pháp này chưa chỉ rõ mối liên hệ bản chất, tất yếu xuyên suốt bên trong một sự vật hay nhiều sự vật.

Phương pháp lôgíc là phương pháp vạch ra bản chất, tính tất nhiên, tính quy luật của sự vật dưới hình thức lý luận trừu tượng và khái quát. So với phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc có nhiệm vụ dựng lại cái lôgíc khách quan trong sự phát triển của sự vật nên có ưu thế ở chỗ nó không những phản ánh được bản chất, tất yếu, quy luật phát triển của sự vật mà nó còn phản ánh được lịch sử phát triển của sự vật ấy (một cách tóm tắt, khái quát, trên những giai đoạn chủ yếu).

Phương pháp lôgíc có khả năng kết hợp trong bản thân mình hai yếu tố của sự nghiên cứu: Nghiên cứu kết cấu của sự vật cùng với hiểu biết lịch sử của sự vật trong sự thống nhất chặt chẽ của chúng.

Phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgíc là cần thiết để tìm ra quy luật vận động của sự vật hiện tượng. Muốn hiểu biết bản chất và quy luật

59

của sự vật thì phải hiểu lịch sử phát sinh, phát triển của nó. Mặt khác có nắm được bản chất và quy luật của sự vật mới nhận thức thức được lịch sử của nó một cách đúng đắn và sâu sắc. Phương pháp lịch sử cũng phải nắm lấy cái lôgíc, phải rút ra sợi dây lôgíc chủ yếu của lịch sử thông qua việc phân tích các sự kiện và hiện tượng cụ thể. Còn phương pháp lôgíc phải dựa trên các tài liệu lịch sử để khái quát và chứng minh và rốt cuộc phải đem lại lịch sử trong tính bản chất của nó. Lịch sử mà thiếu lôgíc sẽ mù quáng, còn lôgíc mà thiếu lịch sử thì không có đối tượng, dễ rơi vào chủ quan, tư biện.

60 CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp nhỏ ở tỉnh nghệ an (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)