Chính sách phát triển các KCNN của tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp nhỏ ở tỉnh nghệ an (Trang 72 - 84)

3.2. Tình hình phát triển các KCNN tại Nghệ An 2006-2014

3.2.1. Chính sách phát triển các KCNN của tỉnh Nghệ An

Nghệ An là một trong những địa phương sớm thực hiện chủ trương quy hoạch, xây dựng và thu hút đầu tư vào các KCN, CCN. UBND tỉnh Nghệ An rất chú trọng phát triển các KCNN. Theo đó, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách ưu đãi phát triển các KCNN.

Để tăng cường hiệu quả của thu hút đầu tư vào các KCNN, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành và thực hiện nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, và góp phần tạo hành lang pháp lý và môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông qua nhiều văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư, cụ thể:

64

Quyết định số 91/2007/QĐ-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2007 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp nhỏ tỉnh Nghệ An đến năm 2020; Quyết định số 101/2007/QĐ-UBND ngày 06 tháng 09 năm 2007 quy định một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Quyết định số 117/2007/QĐ-UBND ngày 10 tháng 10 năm về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp nhỏ (cụm công nghiệp);

Quyết định số 79/2009/QĐ-UBND ngày 01/9/2009 quy định một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Quyết định số 81/2009/QĐ-UBND ngày 03/9/2009 về một số cơ chế, chính sách đặc thù trong quản lý, phát triển kinh tế- xã hội đối với thành phố Vinh; Quyết định số 83/2009/QĐ-UBND ngày 04/9/2009 về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp nhỏ (cụm công nghiệp) trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

Quyết định số 02/2010/QĐ-UBND ngày 07/01/2010 về một số chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Quyết định số 53/2011/QĐ-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2011 về việc ban hành quy chế phối hợp quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND ngày 19/3/2014 về ban hành một số chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng bến xe khách và bãi đỗ xe vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 25/3/2014 về ban hành Cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư công nghệ mới, đổi mới công nghệ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 26/2014/QĐ-UBND ngày 28/3/2014 về ban hành một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư các dự án công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

65

Bên cạnh đó, ban hành Đề án quy hoạch phát triển các khu công nghiệp nhỏ tỉnh Nghệ An đến năm 2020,

Trên cơ sở kế hoạch của tỉnh, UBND các huyện chịu trách nhiệm (Trưởng ban) trong đền bù giải phóng mặt bằng đảm bảo tiến độ xây dựng các KCNN.

Đây là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc hình thành và phát triển các KCNN trên địa bàn. Các nhiệm vụ chính như: xây dựng kế hoạch, tổ chức đầu tư phát triển KCNN của địa phương mình đảm bảo tiến độ đề ra theo quy hoạch đã được phê duyệt và cân đối vốn một phần từ ngân sách cho đầu tư phát triển KCNN.

Để phát triển các KCNN có hiệu quả UBND tỉnh Nghệ An đã phân công trách nhiệm cho các Sở, ban ngành trong tỉnh chú trọng phát triển các khu công nghiệp nhỏ trên địa bàn tỉnh. Cụ thể:

Sở Công Thương có trách nhiệm rà soát xây dựng và bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh. Hướng dẫn UBND cấp huyện xây dựng quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thực hiện phát triển KCNN, đồng thời trình UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách quản lý và khuyến khích phát triển các KCNN, thường xuyên kiểm tra và có các biện pháp xử lý, uốn nắn kịp thời trong thực hiện quy hoạch và hàng năm đề xuất kế hoạch sử dụng kinh phí Quỹ khuyến công để hỗ trợ cho các địa phương trong việc lập quy hoạch chi tiết KCNN.

Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng KCNN, thực hiện cân đối bố trí kế hoạch vốn ngân sách hàng năm hỗ trợ kinh phí xây dựng hạ tầng trong và ngoài KCNN trình UBND tỉnh theo đề nghị của cấp huyện và Sở Công nghiệp.

Sở Xây dựng có trách nhiệm thẩm định quy hoạch chi tiết xây dựng hạ tầng các KCNN làm cơ sở cho UBND tỉnh phê duyệt, thẩm định thiết kế cơ sở các

66

công trình xây dựng hạ tầng trong KCNN và giám sát, kiểm tra việc xây dựng hạ tầng trong KCNN theo quy hoạch được duyệt.

Sở Tài nguyên Môi trường thực hiện giải quyết các thủ tục cấp, cho thuê đất KCNN và thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất theo quy hoạch.

Sở Tài chính cần tham mưu khung giá cho thuê đất KCNN và cân đối vốn, xây dựng kế hoạch tài chính và thực hiện các thủ tục giải ngân kịp thời,…

Sở Giao thông Vận tải, Điện lực Nghệ An, Ngành Bưu chính Viễn thông cần căn cứ quy hoạch phát triển KCNN, tiến độ thực hiện quy hoạch, lập, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển hệ thống giao thông, cung cấp điện, phát triển bưu chính viễn thông đảm bảo phục vụ kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển của các KCNN, doanh nghiệp KCNN

Thời gian qua, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư phát triển các cụm, khu công nghiệp nhỏ như: thể hiện rõ trong nội dung Quyết định số 101 /2007/QĐ-UBND ngày 06 tháng 9 năm 2007 và Quyết định số 79/2009/QĐ-UBND ngày 01 tháng 9 năm 2009 của UBND tỉnh Nghệ An về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Đối tượng áp dụng theo Quyết định này là gồm: (i) Các nhà đầu tư có dự án đầu tư, kể cả dự án đầu tư mở rộng, thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 và các quy định hiện hành của Chính phủ, thực hiện đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An (trừ các dự án đầu tư thuỷ điện, hoạt động khoáng sản). (ii) Các dự án đầu tư khu đô thị thực hiện theo Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05/01/2006 của Chính phủ về việc ban hành quy chế khu đô thị mới. (iii) Các dự án đầu tư vào Khu Kinh tế Đông Nam Nghệ An thực hiện theo Quyết định số 85/2007/QĐ-TTg ngày 11/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Khu Kinh tế Đông Nam Nghệ An.

67

Với các văn bản trên các doanh nghiệp khi đầu tư vào các KCN đặc biệt là KCNN sẽ nhận được nhiều ưu đãi từ địa phương, cụ thể là:

Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: đối với các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh có vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng trở lên đầu tư trong các khu công nghiệp đã được đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng chưa hoàn chỉnh bằng nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước hoặc khu công nghiệp chưa được đầu tư nhưng đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết được hỗ trợ san lấp mặt bằng: Tỉnh khuyến khích các nhà đầu tư tự bỏ vốn để san lấp mặt bằng, và sau khi hoàn thành sẽ được ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% nhưng không quá các mức sau: 01 tỷ đồng đối với các dự án có tổng vốn đầu tư từ 15 đến 50 tỷ đồng; 02 tỷ đồng đối với các dự án có tổng vốn đầu tư từ trên 50 đến 200 tỷ đồng; 03 tỷ đồng đối với các dự án có tổng vốn đầu tư từ trên 200 đến 300 tỷ đồng và 04 tỷ đồng đối với các dự án có tổng vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng.

Hỗ trợ về giá thuê đất: Các doanh nghiệp sẽ chỉ phải trả giá thuê đất bằng giá thuê đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp do UBND tỉnh quy định (theo bảng giá đất) tại thời điểm thuê đất cộng (+) chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng trong khu công nghiệp do ngân sách nhà nước đầu tư được phân bổ theo hình thức khấu hao tài sản cố định trong thời hạn 25 năm.

Đối với các dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp: Khuyến khích nhà đầu tư tổ chức bồi thường giải phóng mặt bằng, sau đó sẽ được khấu trừ vào tiền thuê đất theo quy định của pháp luật. Đồng thời,các doanh nghiệp cũng được ngân sách tỉnh hỗ trợ sau đầu tư chi phí san lấp mặt bằng trên cơ sở thiết kế, dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo số liệu quyết toán thực tế được Sở Tài chính thẩm tra. Các mức hỗ trợ cụ thể là: 03 tỷ đồng đối với khu công nghiệp có giá trị san lấp từ 30 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ

68

đồng; 10 tỷ đồng đối với khu công nghiệp có giá trị san lấp từ 50 tỷ đồng đến dưới 200 tỷ đồng và 15 tỷ đồng đối với khu công nghiệp có giá trị san lấp trên 200 tỷ đồng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn được hưởng quyền lợi tối đa theo quy định của pháp luật và được xem xét hỗ trợ về kinh phí bồi thường tài sản trên đất theo khả năng ngân sách, do UBND tỉnh quyết định sau khi Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh đồng ý bằng văn bản.

Đối với các dự án đầu tư ngoài các khu công nghiệp sẽ được ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào dự án phù hợp quy hoạch.

Đối với các dự án có vốn đầu tư từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc 200 tỷ đồng trở lên thì về giao thông: được ngân sách tỉnh đầu tư xây dựng đường giao thông đến hàng rào của dự án, theo thiết kế, dự toán và quyết toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng tổng mức đầu tư không vượt quá mức thuế của dự án nộp cho ngân sách tỉnh/1 năm khi dự án đi vào hoạt động ổn định và không vượt quá 5 km chiều dài đường.Về đường điện hạ thế: UBND tỉnh đề nghị ngành điện lực đầu tư cho từn g dự án cụ thể. Nếu nhà đầu tư tự đầu tư thì được tỉnh hỗ trợ sau đầu tư lãi suất vay vốn đầu tư trong thời hạn 3 năm. Ngoài ra, trường hợp dự án có mức nộp ngân sách hằng năm từ 20 tỷ đồng trở lên hoặc sử dụng thường xuyên 300 lao động trở lên thì UBND tỉnh quyết định mức đầu tư cụ thể tuỳ theo từng dự án.

Đối với kết cấu hạ tầng vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến sẽ được ngân sách tỉnh đầu tư xây dựng đường giao thông trục chính vào trung tâm vùng nguyên liệu đối với các dự án có quy mô như sau: Vùng nguyên liệu chè, cà phê, cam, dứa, sắn, chuối có quy mô tập trung 200 ha trở lên; dự án nuôi tôm giống có quy mô 20 triệu con giống (đối với sản xuất tôm giống) hoặc

69

có diện tích từ 50 ha nuôi tôm thâm canh trở lên và dự án trồng rừng nguyên liệu tập trung có quy mô trên 500 ha. Bên cạnh đó, đối với đường điện hạ thế vào trung tâm vùng nguyên liệu: UBND tỉnh đề nghị ngành điện lực đầu tư cho từng dự án cụ thể. Nếu nhà đầu tư tự đầu tư thì được tỉnh hỗ trợ sau đầu tư lãi suất vay vốn đầu tư trong thời hạn ba (03) năm. Và các ưu đãi về chính sách về đất được hưởng quyền lợi tối đa theo quy định của pháp luật.

Ngoài các ưu đãi về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, về giá thuê đất hỗ trợ về đào tạo lao động. Đó là nhà đầu tư tiếp nhận từ 30 lao động (có hộ khẩu thường trú tại Nghệ An) trở lên, ký hợp đồng với người lao động từ 12 tháng trở lên, gửi lao động đi đào tạo tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh, ngoài nước hoặc đào tạo tại cơ sở sản xuất của nhà đầu tư, có chứng chỉ sơ cấp nghề trở lên sẽ được ngân sách tỉnh hỗ trợ chi phí đào tạo 01 lần 1.000.000 đồng/1 lao động.

3.2.2. Quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp nhỏ

Nghệ An là một trong những địa phương sớm thực hiện chủ trương quy hoạch xây dựng và thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp nhỏ.

Năm 1998, Nghệ An đã được Thủ tướng Chính Phủ cho phép thành lập KCN Bắc Vinh với diện tích quy hoạch 143,17 ha. Đến năm 2007, tỉnh Nghệ An đã thành lập được 3 Khu công nghiệp gồm: KCN Nam Cấm với diện tích 328 ha, KCN Cửa Lò với diện tích 50 ha, KCN Bắc Vinh với diện tích 143, 17 ha.

Hiện nay, Tỉnh đã điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các KCN và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, toàn tỉnh có 8 KCN, với tổng diện tích là 2.860 ha.

Cùng với sự phát triển các KKT, KCN đã tiến hành quy hoạch 46 cụm công nghiệp (CCN), với tổng diện tích 899,59 ha. Trong đó có 10 CCN với diện tích 181,21 ha đã được đầu tư xây dựng và đang hoạt động. Quy hoạch phát triển

70

cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 91/QĐ-UBND.CN ngày 11 tháng 01 năm 2007.

Theo quy hoạch này, đến năm 2020 trên địa bàn toàn tỉnh quy hoạch phát triển 41 cụm công nghiệp, Trong đó giai đoạn 2006-2010, quy hoạch vè tiếp tục đầu tư phát triển 23 cụm công nghiệp để đảm bảo trên địa bàn mỗi huyện thành thị có ít nhất 01 cụm công nghiệp đáp ứng thu hút các dự án đầu tư trên địa bàn, di dời các cơ sở sản xuất đã đầu tư nằm trong khu dân cư, đô thị gây ô nhiễm.

Giai đoạn 2011-2015-2020, quy hoạch và đầu tư hoàn chỉnh 11 cụm công nghiệp với diện tích 217,8 ha. Quá trình thực hiện quy hoạch đã điều chỉnh bổ sung thêm các cụm công nghiệp Chiêu Lưu (Kỳ Sơn), Nam Thái (Nam Đàn), Diễn Tháp (Diễn Châu), Nghĩa Hoàn (Tân Kỳ), Na Khứu (Quế Phong), Nghĩa Long (Nghĩa Đàn), Nghi Kim, Nghi Liên (thành phố Vinh) và các cụm chế biến hải sản tập trung: Quỳnh Dị (Quỳnh Lưu), Diễn Ngọc (Diễn Châu) vào quy hoạch phát triển, đồng thời UBND tỉnh đã có quyết định loại ra khỏi quy hoạch cụm công nghiệp Hòa Sơn (Đô Lương).

Trong quá trình thực hiện quy hoạch cụm công nghiệp, tỉnh đã tiến hành lập quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và được Chính Phủ phê duyệt. Để thực hiện đầu tư phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, các quy hoạch nghành liên quan khác và đảm bảo đúng quy định của pháp luật, của Chính Phủ và hướng dẫn của Bộ, Nghành Trung ương tạo điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp và kinh tế - xã hội các huyện, thành phố, thị xã, Sở công thương đang triển khai điều chỉnh bổ sung quy hoạch cụm công nghiệp theo nhiệm vụ ủy ban nhân dân tỉnh giao.

71

Do yêu cầu tất yếu của quá trình đầu tư xây dựng các KCNN nên đến hết năm 2013 đã có 10/19 huyện thành, thị có KCNN thành lập và đi vào hoạt động hoặc có chủ trương đầu tư và đang tiến hành lập quy hoạch chi tiết.

Bảng 3.2. Các KCNN đang hoạt động tại tỉnh Nghệ An 2010 – 2014 Đơn vị tính: ha

Tên KCNN Diện

tích quy hoạch

Diện tích dành cho

SX

DT các dự án đẵ đăng ký, sử dụng Tổng số Tỷ lệ (%) Năm 2010

1. Đông Vĩnh 5,7 4,1 4,1 100

2. Nghi Phú 10,5 8,8 6,3 71,59

3. Hưng Lộc 8,9 5,5 1,2 21,66

4. Hưng Đông 39,5 23,8 3,2 13,47

5. Diễn Hồng 10 6,0 6,0 100

6. Thị trấn Đô Lương 7,7 4,6 - -

7. Đồng Cố Diên (A.Sơn) 4,0 2,4 - -

8. Châu Quang 27 18,2 - -

Tổng số 113,3 73.4 20,8 -

Năm 2012

1.Đông Vĩnh 5,7 4,1 4,1 100

2. Nghi Phú 10,5 8,8 7,5 86

3. Hưng Lộc 8,9 5,5 1,5 28

4. Hưng Đông 39,5 23,8 5,0 21

72

5.Diễn Hồng 10 6,0 6,0 100

6. Thị trấn Đô Lương 47,7 4,6 1,5 32

7. Đồng Cố Diên (A.Sơn) 4,0 2,4 - -

9. Châu Quang 27 18,2 - -

Tổng số 113,3 73.4 25,6 -

Năm 2014

1.Đông Vĩnh 5,7 4,1 4,1 100

2. Nghi Phú 10,5 9,0 8,2 91

3. Hưng Lộc 8,9 5,5 2,0 37

4. Hưng Đông 39,5 23,8 6,0 25

5.Diễn Hồng 10 6,0 6,0 100

6. Thị trấn Đô Lương 7,7 4,6 1,7 37

7. Đồng Cố Diên (A.Sơn) 4,0 2,4 1,0 -

9. Châu Quang 27 18,2 2,0 -

Tổng số 113,3 73.6 31 -

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển các KCNN Nghệ An đến năm 2020)

Như vậy, tính lũy kế đến đầu năm 2015, các KCNN đã lập quy hoạch và đầu tư xây dựng trên địa ban tỉnh Nghệ An là 9 KCNN, gồm: Đông Vĩnh, Nghi Phú, Hưng Lộc, Hưng Đông (Tp.Vinh); Diễn Hồng (Diễn Châu); Thị trấn Đô Lương (Đô Lương); Đồng Cố Diên (Anh Sơn); Châu Quang (Quỳ Hợp). Tổng diện tích quy hoạch là 113,3 ha. Trong đó diện tích giành cho sản xuất 73,4 ha, diện tích đã sử dụng 20,8 ha, đạt 28,32%. Riêng ba KCNN Đông Vĩnh, Nghi Phú và Diễn Hồng cơ bản đã lấp đầy.

Ngoài ra, tại địa bàn còn có 13 Các KCNN đang lập quy hoạch chi tiết với tổng diện tích khảo sát quy hoạch 326,6 ha:

73

Bảng 3.3. Các KCNN đang lập quy hoạch chi tiết tại Tỉnh Nghệ An

TT Tên KCNN Địa điểm

Diện tích QH (ha)

1 Đồng Trộ Xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc 20,1

2 Trường Thạch Thuộc 2 xã Nghị Thạch, Nghị

Trường, huyện Nghị Lộc 20,0

3 Diễn Kỷ Xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu 35

4 Diễn An Xã Diễn An, huyện Diễn Châu 11,8

5 Quỳnh Hồng Xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu 35

6 Quỳnh Giang Xã Quỳnh Giang, huyện Quỳnh Lưu 28,7

7 Châu Hồng Xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp 15

8 Thung Khuộc Thị trấn Quỳ Hợp 20

9 Đồng Văn Xã Đồng Văn, huyện Tân Kỳ 20

10 Nghĩa Dũng Xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ 15

11 Nghĩa Mỹ Xã Nghĩa Mỹ, huyện Nghĩa Đàn 30

12 Đồng Mẫn Xã Nam Giang, huyện Nam Đàn 26

13 Hưng Tây Xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên 50

Tổng diện tích quy hoạch 326,6

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển các KCNN Nghệ An đến năm 2020) Riêng KCNN Thung Khuộc thuộc thị trấn Quỳ Hợp hình thành tự phát, cho đến nay KCNN này vẫn chưa có quy hoạch chi tiết được phê duyệt trong khi diện tích 20 ha đã bố trí hết cho các doanh nghiệp.

Từ kết quả thực hiện quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp (Khu công nghiệp nhỏ) thời gian qua có thể thấy:

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp nhỏ ở tỉnh nghệ an (Trang 72 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)