1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển các Khu công nghiệp nhỏ
1.2.3. Nội dung phát triển các Khu công nghiệp nhỏ
Quy hoạch phát triển KCNN được coi là nhân tố quan trọng nhất và quyết định nhất đối với sự hình thành và phát triển một khu công nghiệp cũng như hệ thống khu công nghiệp. Đây được xem là công đoạn xây dựng hình thái kiến trúc cho KCNN. Nếu công tác quy hoạch khoa học, hệ thống, có tầm chiến lược và tương thích với quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH và quy hoạch sử dụng đất của địa phương, của vùng sẽ cho phép khai thác có hiệu quả các nguồn lực. Việc quy hoạch theo lãnh thổ tốt sẽ cho phép đáp ứng được các yêu cầu phát triển lâu dài đồng bộ, đồng thời góp phần phân bổ nguồn lực sản xuất theo lãnh thổ.
Việc phát triển các KCNN phải tuân theo quy hoạch tổng thể đã được Chính phủ phê duyệt. Xây dựng quy hoạch phát triển KCNN là nội dung cần được quan tâm và chú trọng hàng đầu trong quá trình phát triển các KCNN, việc xây dựng quy hoạch phải tính đến yếu tố phù hợp với tổng thể và hài hòa với các quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Quy hoạch phát triển KCNN gồm có quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết. Quy hoạch tổng thể được xây dựng cho từng thời kỳ hoặc từng giai đoạn,
28
trên phạm vi toàn tỉnh Nghệ An. Còn quy hoạch chi tiết được xây dựng cho từng KCNN trên phạm vi thời gian ngắn.
Quy hoạch xây dựng các KCNN phải gắn với đặc thù kinh tế của từng vùng để thúc đẩy phát triển công nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Đặc thù của tỉnh Nghệ An là giàu các nguồn tài nguyên về khoáng sản, bởi vậy quy hoạch xây dựng các KCNN cần ưu tiên phát triển các KCNN sản xuất các sản phẩm từ nguồn tài nguyên dồi dào này và đồng thời việc xây dựng các nhà máy trong KCNN cũng cần đặt gần các mỏ nguyên liệu để thuận tiện cho việc khai thác và vận chuyển.
Quy hoạch xây dựng các KCNN gắn với đặc thù kinh tế của từng địa phương trong tỉnh, phát huy lợi thế về vùng nguyên liệu, giao thông, liên lạc, quy hoạch khu đô thị, khu dân cư dịch vụ nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững theo hướng hiện đại.
Việc xây dựng quy hoạch phát triển các KCNN được tiến hành trên cơ sở chọn lọc, dựa trên tiềm năng, thế mạnh các ngành công nghiệp của tỉnh với công nghệ tiên tiến, có tính cạnh tranh cao, trước mắt gắn với mục tiêu nội địa hóa các sản phẩm công nghiệp chủ lực, lâu dài cần phấn đấu các KCNN công nghiệp nhỏ của tỉnh trở thành một mắt xích cung cấp sản phẩm trong chuỗi sản xuất công nghiệp của Nghệ An và cả nước.
Thứ hai, đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCNN Kết cấu hạ tầng được coi là phần cứng, xương cốt, cơ bắp của các KCNN, KCN và KCX, nó được coi là nhân tố quyết định hình thành môi trường đầu tư hấp dẫn.
Hệ thống kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCNN còn đảm bảo sự liên thông giữa các các vùng, định hướng cho phát triển các khu dân cư mới, các
29
khu đô thị, hình thành các ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ...các công trình hạ tầng xã hội phục vụ đời sống người lao động và cư dân trong khu vực như: nhà ở, trường học, bệnh viện, khu giải trí...
Kết cấu hạ tầng- kỹ thuật tạo nên những điều kiện vật chất ban đầu cho toàn bộ quá trình sản xuất. Kết cấu hạ tầng tốt như là nền móng ban đầu để xây dựng và phát triển toàn bộ quy hoạch của các KCNN.
Hệ thống kết cấu hạ tầng trong hàng rào KCNN là kho tàng, bến bãi, điện, nước, xử lý chất thải, phòng chống cháy nổ, giao thông nội khu. Có thể nói, kết cấu hạ tầng tạo thành khung xương sống cho cả KCNN.
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào KCNN, đặc biệt là giao thông đường bộ, đường thủy, hàng hải, hàng không, phòng cháy, chữa cháy chuyên nghiệp...là các điều kiện cơ bản đảm bảo cho các dự án đầu tư sau khi hoàn thành công việc xây dựng, lắp đặt nhà máy đi vào hoạt động thông suốt và lâu dài.
Kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào cần phải đầu tư xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh đảm bảo cho sự vận hành và phát triển của các KCNN.
Thứ ba, thu hút đầu tư vào các KCNN
Một nội dung quan trọng trong phát triển các KCNN là thu hút đầu tư vào các KCNN.
Đầu tư là quá trình bỏ vốn (tiền, nguyên liệu, nhân lực công nghệ…) vào các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Vốn đầu tư là toàn bộ giá trị của tất cả các yếu tố (tiền tệ, thiết bị, máy móc, nhà xưởng, vị trí kinh doanh, bằng phát minh sáng chế..) được bỏ vào đầu tư nhằm đạt được mục tiêu đã dự định.
30
Đối với phát triển công nghiệp, vốn là yếu tố không thể thiếu. Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nào cũng cần phải có lượng vốn đầu tư ban đầu để chi phí cho việc thuê đất đai, xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị máy móc, xây dựng cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào…Vốn đầu tư còn được dùng để đổi mới công nghệ, xây dựng và nâng cấp nhà xưởng…nhằm mở rộng quy mô, phát triển sản xuất.
Vốn đầu tư phát triển các KCNN được hình thành từ 2 nguồn: vốn trong nước và vốn ngoài nước.
Vốn trong nước được hình thành từ tiết kiệm trong nước bao gồm tiết kiệm từ ngân sách nhà nước, tiết kiệm của các doanh nghiệp và tiết kiệm của dân cư. Tiết kiệm của ngân sách nhà nước là phần được dành để chi cho đầu tư phát triển, không tính đến các khoản viện trợ không hoàn lại của chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài, các khoản vay trong nước, vay nước ngoài của chính phủ để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước. Tiết kiệm của doanh nghiệp là phần lãi sau thuế được các doanh nghiệp trích lại cho đầu tư phát triển.
Nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển của doanh nghiệp còn bao gồm cả nguồn vốn thu được từ khấu hao tài sản cố định. Tiết kiệm của dân cư là phần thu nhập để dành chưa tiêu dùng của hộ gia đình.
Vốn đầu tư ngoài nước bao gồm viện trợ phát triển chính thức (Offical Development Assistance- ODA), vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (Non Goverment Organization- NGO), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment –FDI), vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Portfolio Investment- FPI).
Thu hút vốn đầu tư là hoạt động nhằm khai thác, huy động các nguồn vốn đầu tư để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế. Thu hút vốn
31
đầu tư bao gồm tổng hợp các cơ chế, chính sách, thông qua các điều kiện về hành lang pháp lý, kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội, các nguồn tài nguyên, môi trường …để thu hút các nhà đầu tư đầu tư vốn, khoa học công nghệ…để sản xuất, kinh doanh nhằm đạt được một mục tiêu nhất định.
Trong điều kiện hiện nay khi mà nguồn vốn ngày càng khan hiếm, thu hút vốn đầu tư đang trở nên nội dung được quan tâm của bất kỳ quốc gia nào. Các nước đều nhận thức được vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài và luôn có các quyết sách thích hợp để cải thiện môi trường đầu tư. Các biện pháp xúc tiến thu hút đầu tư ngày càng mở rộng phong phú hơn, cùng với nền tảng bảo hộ pháp chế chắc chắn tạo nên môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.
Việt Nam hiện nay vẫn còn là một nước đang phát triển, vốn đầu tư trong nước còn rất hạn chế vì vậy thu hút vốn đầu tư nước ngoài để tận dụng nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như tăng cường áp dụng được khoa học công nghệ tiên tiến của nước ngoài là rất cần thiết.
Trong các KCNN ở các địa phương, nguồn vốn ngân sách của tỉnh còn rất eo hẹp, năng lực của các doanh nghiệp trong nước và trong tỉnh chưa đủ để đầu tư phát triển các KCNN bởi vậy các dự án sản xuất công nghiệp hiện nay phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn do đầu tư nước ngoài là chủ yếu.
Thu hút vốn đầu tư vào các KCNN hiện nay là một trong những yếu tố quan trọng làm tăng tính năng động, hiệu quả của kinh tế từng địa phương và đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước. Cỏc KCNN là đầu mối quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài, tạo động lực lớn cho quá trình tiếp thu công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời tăng khả năng thu hút
32
đầu tư từ các nguồn lực, đẩy mạnh nguồn hàng xuất khẩu, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trong nước, tạo việc làm và hạn chế ô nhiễm do chất thải công nghiệp gây ra. Thu hút đầu tư vào KCNN khác hẳn so với thu hút đầu tư bên ngoài KCNN.
Về phía nhà nước và địa phương, thu hút đầu tư vào KCNN làm tăng thêm hiệu quả của vốn đầu tư. Bởi vì, với số vốn không nhiều, nhà nước và địa phương có thể tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng trên một quy mô nhỏ nên đảm bảo sự hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại. Thu hút đầu tư vào KCNN còn đảm bảo cho nhà nước thu hút được nhiều vốn đầu tư hơn bên ngoài KCNN vì kết cấu hạ tầng sẵn có, các thủ tục cần thiết cho việc triển khai dự án thuận lợi. Những vướng mắc trong quá trình sản xuất kinh doanh được giải quyết kịp thời. Thu hút đầu tư vào các KCNN giúp cho nhà nước quy hoạch được ngành công nghiệp, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Về phía doanh nghiệp, đầu tư vào KCNN thuận lợi hơn so với đầu tư bên ngoài KCNN. Doanh nghiệp giảm được chi phí do không phải đầu tư vào kết cấu hạ tầng. Doanh nghiệp không phải thực hiện những công việc tốn kém thời gian như đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp, rà phá bom mìn. Doanh nghiệp được tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện các thủ tục để được cấp phép đầu tư . Trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp còn được giúp đỡ cỏc thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu, được hưởng các ưu đãi dành riêng cho các doanh nghiệp KCNN.