Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp nhỏ ở tỉnh nghệ an (Trang 108 - 114)

3.4. Đánh giá sự phát triển các KCNN ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006-2014

3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Một là, việc quy hoạch các KCNN tại tỉnh Nghệ An vẫn còn dàn trải. Hiện nay, UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt quy hoạch 46 cụm công nghiệp với tổng diện tích 900 ha rải đều ở các huyện và thành phố Vinh. Bên cạnh đó, theo như quy hoạch hiện tại còn có 8 Khu công nghiệp và khu kinh tế Đông Nam (KCN Nam Cấm và Thọ Lộc nằm trong khu kinh tế). Việc quy hoạch trải rộng như vậy đã làm cho Nghệ An khó khăn hơn trong việc huy động vốn đầu tư vào phát triển hạ tầng. Quá trình khảo sát điều tra cho thấy, nhu cầu về vốn đầu tư hạ tầng của Nghệ An là rất lớn và hiện đang rất thiếu. Trong khi đó, nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách Nhà nước ( tính đến năm 2014 chiếm 58 %), còn lại là từ phía doanh nghiệp. Chính vì vậy, với quy hoạch dàn trải như hiện nay thì việc thu hút những tập đoàn lớn là rất khó.

100

Bên cạnh đó, công tác quy hoạch một số nơi thiếu khoa học, triển khai thực hiện xây dựng thiếu đồng bộ và không đúng quy hoạch đã được phê duyệt, hệ thống hạ tầng kỹ thuật chắp vá,... đã nảy sinh nhiều vấn đề cần phải giải quyết thời gian tới như: xử lý môi trường, xây dựng văn phòng, nhà ở trong KCNN.

Hai là, chưa thu hút được các dự án đầu tư chế biến sâu vào các KCNN.

Những doanh nghiệp thu hút vào Nghệ An chủ yếu sản xuất thép, xi măng, chế biến và khai thác đá…Các KCN thu hút các loại nghành nghề vào đầu tư mà chưa có sự chọn lọc và thu hút theo nghành nghề nhằm tạo ra mối liên kết và thành các cụm tuyến công nghiệp lớn. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này xuất phát từ việc chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp cố gắng lấp đầy khu công nghiệp nhằm thu hồi vốn và tăng lợi nhuận. Theo danh sách các doanh nghiệp thu hút vào các khu công nghiệp tại Nghệ An hầu hết thực hiện ở khâu sơ chế và sản xuất thô (đặc biệt là doanh nghiệp khai thác và chế biến đá, bột đá). Chính vì vậy, hiệu quả và giá trị gia tăng trong nghành công nghiệp chưa cao. Quá trình khảo sát tại Quỳ Hợp cho thấy, đá trắng là nguồn nguyên liệu quý hiếm ít nơi có, sản phẩm này chủ yếu được xuất khẩu trong khi nghành này hiện tại sử dụng công nghệ sản xuất khá thô sơ. Nguồn nguyên liệu quý hiếm này nếu Nghệ An thu hút được những doanh nghiệp lớn vào đầu tư có khả năng sản xuất thành phẩm với giá trị cao sẽ mang lại hiệu quả hơn rất nhiều so với việc khai thác và xuất khẩu thô hiện nay.

Ba là, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các KCNN còn hạn chế. Nghệ An đang thiếu các nhà đầu tư chiến lược và các doanh nghiệp nước ngoài lớn có thương hiệu tầm cỡ quốc tế (loại trừ doanh nghiệp thép Kobe Nhật Bản). Số liệu về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài cho thấy số vốn và dự án FDI Nghệ An thu được rất hạn chế và thấp hơn hẳn so với những tỉnh xung quanh, đặc biệt là

101

quy mô dự án thu hút. Để tham gia vào mạng sản xuất trong khu vực và quốc tế, việc thu hút các nhà đầu tư chiến lược có tầm cỡ lớn là vấn đề mấu chốt nhằm rút ngắn chặng đường công nghiệp hóa. Đây chính là điểm mà Nghệ An cần chú trọng nhằm có chiến lược thu hút những nhà đầu tư lớn và có tầm cỡ thế giới.

Bốn là, việc triển khai xây dựng hạ tầng các KCNN còn chậm và thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu thu hút đầu tư. Mặc dù tỉnh đã rất quan tâm đến vấn đề quy hoạch, nhất là quy hoạch các khu dân cư và hạ tầng kỹ thuật bên ngoài các KCNN nhưng do nguồn vốn đầu tư của tỉnh còn hạn chế, nguồn vốn phân bổ từ trung ương cho các địa phương rất thấp so với yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng tại địa phương cho nên chỉ tập trung đầu tư hạ tầng khu công nghiệp để thu hút đầu tư còn chưa đáp ứng được và việc đầu tư các công trình ngoài khu công nghiệp thì còn chậm hơn.

Năm là, công tác giải phóng mặt bằng các KCNN vẫn còn chậm và chưa có biện pháp mạnh để giải quyết triệt để, chưa đáp ứng được yêu cầu thuê đất của các nhà đầu tư. Cơ chế, thủ tục hành chính còn nhiều vướng mắc chưa tháo gỡ kịp thời để đẩy nhanh đầu tư xây dựng. Huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và doanh nghiệp KCNN thấp trong khi nguồn vốn ngân sách còn hạn chế.

Vì vậy, Chỉ số PCI của Nghệ An vẫn tăng chậm, số điểm tuyệt đối tăng từ 49,76 điểm (2007) lên 54,36 điểm (năm 2012) và 55,83 điểm (năm 2013). Năm 2012 và năm 2013, Nghệ An xếp trong nhóm trung bình của cả nước(46/63) và xếp thứ 5/6 tỉnh khu vực Bắc Trung bộ (Thừa Thiên Huế: 2/63, Thanh Hóa 8/63, Quảng Bình 29/63, Hà Tĩnh 45/63 và Quảng Trị 58/63).

Đặc biệt là 05 chỉ số mà nhà đầu tư quan tâm nhất đang ở điểm số và thứ bậc thấp (nằm trong nhóm 20 tỉnh thành phố có điểm số thấp nhất) gồm: Chi phí

102

không chính thức (60/63), Tiếp cận đất đai (51/63); Thiết chế pháp lý (51/63), Chi phí Thời gian (50/63); Cạnh tranh bình đẳng (46/63) và tính minh bạch (44/63). [Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2015, Bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh].

Sáu là, sức ép đến môi trường trong và ngoài KCNN: các KCNN tại Nghệ An được hình thành từ năm 1998, song tốc độ phát triển nhanh thì chỉ mới từ năm 2006 trở lại đây

10 năm trước, để thúc đẩy kinh tế phát triển, một số khu công nghiệp nhỏ đã được quy hoạch và đi vào hoạt động ngay trong lòng khu dân cư ví dụ như trên địa bàn thành phố Vinh: KCNN Hưng Lộc, Đông Vĩnh và Nghi Phú. Theo quy định, sau khi đi vào hoạt động, các doanh nghiệp phải thực hiện đúng và đầy đủ nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, xác nhận, cũng như những quy định khác của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Thế nhưng, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất ở các khu công nghiệp nhỏ chỉ chấp hành các quy định một cách chiếu lệ. Vì vậy, khí thải, nước thải, bụi và tiếng ồn đã tác động tiêu cực đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Tại Khu công nghiệp nhỏ Đông Vĩnh, trong số 9 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh thì có đến 3 doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng.

Thậm chí, trên các tuyến đường dân sinh cũng bị các doanh nghiệp sản xuất chiếm dụng làm nơi tập kết, phơi hong vật liệu. Tình trạng sản xuất gây ô nhiễm môi trường ở Khu công nghiệp nhỏ Đông Vĩnh đã và đang gây bức xúc trong cộng đồng dân cư.

Vẫn biết rằng, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh đều ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường

103

chính là để quá trình phát triển kinh tế - xã hội được bền vững. Vì vậy, bên cạnh việc tự giác chấp hành các cam kết bảo vệ môi trường, các lực lượng chức năng cần thường xuyên kiểm tra, xử lý các sai phạm về môi trường trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp.

3.3.3.2. Nguyên nhân

- Nguyên nhân khách quan:

Một là, Nghệ An là một tỉnh nghèo, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn,

các chính sách ưu đãi đầu tư đối với các KCN trên địa bàn tỉnh không cao hơn các KCN trên cả nước, do đó các KCNN Nghệ An không thể so sánh được với các KCNN ở những địa phương nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm, các trung tâm kinh tế của đất nước. Từ đó, các nhà đầu tư ít lựa chọn các KCNN Nghệ An để đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các khu chức năng trong KKT và hạ tầng các KCNN.

Hai là, ngân sách Nhà nước cấp đầu tư xây dựng hạ tầng trong và ngoài

hàng rào KKT, các KCNN còn ít, chỉ dựa chủ yếu vào nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư hạ tầng có năng lực thật sự, tổng nguồn vốn ngân sách tỉnh bố trí cho quy hoạch và đầu tư xây dựng KKT Đông Nam chỉ có 50,59 tỷ đồng (2007-2011), bình quân mỗi năm 10,1 tỷ đồng.

Các BQL Không thể huy động các nguồn vốn để đầu tư phát triển hạ tầng KCN mà chỉ tiếp nhận nguồn vốn do ngân sách Nhà nước cấp hàng năm.

- Nguyên nhân chủ quan:

Một là, sự phối hợp giữa các ngành liên quan trong tổ chức xây dựng các KCNN chưa chặt chẽ do chưa có quy chế phối hợp. Tiến độ lập quy hoạch chi tiết các khu chức năng trong KKT, các KCNN vẫn chậm so với yêu cầu. Công tác quản lý quy hoạch sau phê duyệt chưa được quan tâm thường xuyên, việc vi

104

phạm quy hoạch vẫn xẩy ra nhưng chưa có biện pháp khắc phục. Quá trình phối hợp khảo sát, lựa chọn địa điểm quy hoạch các KCNN chưa chặt chẽ, dẫn đến tình trạng mất nhiều thời gian để thống nhất địa điểm KCNN.

Hai là, quy chế quản lý các KCNN chậm được cụ thể hoá. Trước khi ban hành quy chế, một số KCNN giao cho xã làm chủ đầu tư, năng lực chuyên môn của hầu hết các Ban quản lý yếu lại kiêm nhiệm nên quá trình triển khai đã vi phạm trình tự, thủ tục trong quá trình xét duyệt bố trí các cơ sở sản xuất trong KCN.

Ba là, Quy hoạch tổng thể các KCNN chưa có vì vậy trong quá trình lựa chọn quy hoạch xây dựng còn lúng túng, kéo dài ảnh hướng đến tiến độ đầu tư và phát sinh một số chi phí ngoài dự toán.

Bốn là, cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển KCNN chưa được nghiên cứu ban hành nên chưa khuyến khích trong việc thu hút các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng, chưa có cơ sở để các địa phương triển khai thực hiện

105 CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp nhỏ ở tỉnh nghệ an (Trang 108 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)