Thu hút đầu tư vào các KCNN

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp nhỏ ở tỉnh nghệ an (Trang 91 - 100)

3.2. Tình hình phát triển các KCNN tại Nghệ An 2006-2014

3.2.4. Thu hút đầu tư vào các KCNN

Từ năm 2006 đến năm 2014, Tỉnh đã cấp ngân sách 156,18 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư cho các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Trong đó, năm 2006: 77,16 tỷ đồng, năm 2010: 3,74 tỷ đồng, năm 2014: 5,72 tỷ đồng. Nhờ đó, đến cuối đến cuối năm 2014, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có 733 dự án đầu tư trong nước, với gần 165.000 tỉ đồng và 43 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với 1,61 tỉ USD.

Nhiều dự án có quy mô lớn, đóng góp nhiều ngân sách và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế như: Chăn nuôi bò sữa và chế biến công nghiệp tập trung (6.300 tỷ đồng), Thủy điện Bản Vẽ 320 MW (4.763 tỷ đồng), Thủy điện Hủa Na 180 MW (4.255 tỷ đồng); Thủy điện Khe Bố 100 MW (2.350 tỷ đồng), Thủy điện Nhạn Hạc 45 MW (600 tỷ đồng); Nhà máy bia Sài Gòn- Sông Lam (1.498 tỷ đồng), Tổ hợp sân golf, khách sạn và biệt thự thị xã Cửa Lò (1.527 tỷ đồng), Khu du lịch sinh thái Bãi Lữ (770 tỷ đồng), Nhà máy sản xuất bao bì Sabeco (690 tỷ đồng), Xi măng Tân Thắng 2 triệu tấn/năm (3.643 tỷ đồng)…

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có 20 dự án trên 21.072 tỷ đồng được cấp giấy chứng nhận đầu tư. So với giai đoạn năm 2001-2005, số dự án không tăng nhưng số vốn đăng ký tăng 6,96 lần. Có 3 dự án /19,75 tỷ đồng hoàn thành, đi vào hoạt động. Vốn thực hiện đạt 128,45 tỷ đồng, bằng 0,59 % vốn đăng ký.

Đã vận động được 20 dự án ODA/2.139,69 tỷ đồng, so với giai đoạn 2001- 2005 tăng 1,66 lần về số dự án và 1,84 lần về số vốn. Đã giải ngân 1.776,9 tỷ đồng bằng 52,5% vốn cam kết.

83

Các dự án của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (NGO) có 61 dự án 228,59 tỷ đồng (14,2 triệu USD) được thực hiện tại Nghệ An. Các tổ chức NGO có nhiều dự án tại Nghệ An là: Oxfam Hồng Kông, Oxfam Bỉ, CRS (Mỹ), ANESVAD (Tây Ban Nha), SODI (Đức); Orbis Quốc tế…

Hàng năm, UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nghệ An cùng các đơn vị phối hợp tổ chức Hội Nghị Xúc tiến thương mại. Đến nay đã là lần tổ chức thứ 7, tại Hội nghị Xúc tiến Thương mại Xuân Ất Mùi năm 2015 Báo cáo của Tỉnh Nghệ An đã chỉ ra rằng ở Nghệ An, hiện tại, ngoài Dự án Thép Kobelco, vốn đầu tư 1 tỷ USD, của nhà đầu tư Nhật Bản Kobe Steel, thì có không nhiều dự án FDI cỡ nhỏ được cấp chứng nhận đầu tư và triển khai. Chẳng hạn, Dự án Điện tử BSE (Hàn Quốc), vốn đầu tư 30 triệu USD; hay Dự án Royal Foods (Thái Lan), 20 triệu USD…

Tuy nhiên, trong khi một số dự án FDI cỡ nhỏ đã và đang đi vào hoạt động, thì Kobelco vẫn chưa được triển khai xây dựng. Lý do cơ bản là vì Kobelco còn chờ đợi mỏ sắt Thạch Khê đi vào hoạt động, bởi nhà sản xuất thép từ Nhật Bản dự kiến sử dụng nguyên liệu chính từ mỏ sắt này. Những động thái gần đây về việc Chính phủ đã chấp thuận cho Kobe Steel tham gia góp vốn điều lệ vào Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê (TIC), cũng như việc UBND tỉnh Nghệ An đang đề xuất đưa KCN Đông Hồi, địa điểm mà Kobelco xây dựng nhà máy, vào KKT Đông Nam Nghệ An, có thể sẽ tạo cú hích để tiến độ Dự án được đẩy lên sớm hơn. Có được sự chấp thuận này, Kobelco vừa có nguồn nguyên liệu, vừa có được những cơ chế ưu đãi đầu tư tốt nhất để triển khai Dự án. Nhưng chỉ một Kobelco chưa đủ sức tạo nên một sự thay đổi lớn cho Nghệ An. Bên cạnh việc thu hút đầu tư trong nước, Nghệ An đang kỳ vọng thu hút được nhiều hơn nữa vốn FDI.

84

Số liệu thống kê cho thấy, tính đến nay, thực tế Nghệ An mới thu hút được 27 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký trên 1,56 tỷ USD, đứng thứ 27 trong cả nước về thu hút FDI. Cần phải thấy rằng, ngoài số dân đông, Nghệ An còn có một hệ thống giáo dục - đào tạo phong phú và đa dạng. Trên địa bàn, hiện có 6 trường đại học, 11 trường cao đẳng, 15 trường trung cấp đào tạo công nhân kỹ thuật và 70 trung tâm dạy nghề. Hàng năm, các cơ sở này đã đào tạo và cho ra trường hơn 35.000 sinh viên và 50.000 công nhân kỹ thuật.

Về thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp cụm công nghiệp: Các cụm công nghiệp trên đã thu hút được 113 dự án đầu tư. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu gồm chế biến khoán sản, lâm sản, may dệt kim, gia công cơ khí, tái chế kim loại, tái chế và sản xuất sản phẩm nhựa, sản xuất bao bì. Loại hình doanh nghiệp và mức đầu tư chủ yếu là quy mô nhỏ và vừa. Tổng mức đầu tư các doanh nghiệp cụm công nghiệp đạt 1.913 tỷ đồng, bình quân 15-20 tỷ đồng/ doanh nghiệp. Số lao động làm việc trong các cụm công nghiệp khoảng 4.900 người, bình quân 30 lao động/doanh nghiệp.

Đặc biệt, với vị trí địa lý thuận lợi, có đường sắt, đường bộ, cảng hàng không và tiếp giáp với Lào, vì vậy, câu hỏi cần đặt ra là, vì sao Nghệ An lại không thể trở thành điểm hấp dẫn trong thu hút FDI?

Số lượng và quy mô dự án có sự tăng dần qua các thời kỳ, giai đoạn. Thu hút đầu tư ngoại tỉnh và đầu tư từ các Bộ, ban, ngành Trung ương là lĩnh vực nổi bật nhất của tỉnh Nghệ An so với các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ. Các dự án có vốn đầu tư trong nước chiếm tỷ lệ áp đảo. Số lượng, vốn đăng ký tăng nhiều qua các năm:

85

Giai đoạn 2006 – 2010 các KCNN thu hút được 266 dự án/93.468 tỷ đồng vốn đăng ký. Từ năm 2011 đến 30 tháng 5 năm 2014, đã có 249 dự án/ 51.016 tỷ đồng được cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Lũy kế từ 2006 đến nay, Tỉnh Nghệ An đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 515 dự án/ 144.484 tỷ đồng vốn đăng ký còn hiệu lực. Vốn thực hiện của các dự án đạt 30,63% vốn đăng ký thực hiện.

Bảng 3.6: Phân loại vốn thực hiện dự án đầu tư vào các KKT, KCN tỉnh Nghệ An năm 2014

TT Phân loại dự án

Tổng cộng Chiếm tỷ lệ

Số lượng

Vốn đăng ký

Vốn thực hiện

Số lượng

Vốn đăng

Vốn thực hiện 1 LĨNH VỰC

ĐẦU TƯ

515 144,484 44,256 100 100 100 2 Xây dựng- đô

thị

94 40,468 8,620 18.25 28.01 19.48 3 Công nghiệp 258 83,877 27,644 50.10 58.05 62,46 - Khoáng sản 121 8,384.6 2,557 23.50 5.80 5.78 - Thủy điện 22 20,479 7,823 4.57 14.17 17.68 - Xi măng,

VLXD

23 2,417 1,027 4.47 1.67 2.321

Công nghiệp chế biến

16 11,048 3,193 3.1 7.6 7.2

- Dệt may 11 1,061.7 695 2.1 0.7 1.6

86

- Hạ tầng 11 10,931.3 3,334 2.1 7.6 7.5

- Công nghiệp khác

54 29,555.6 9,014 10.49 20.46 20.37

II ĐỊA BÀN 515 144,484 44,256 100 100 100

1 Trong

KKT,KCN

69 39,673 6,975 13.4 27.5 15.8

2 Ngoài KKT, KCN

446 104,810 37,281 86,6 72.5 84.2

III HÌNH THỨC ĐẦU TƯ

515 144,484 44,256 100.0 100.0 100.0

1 Đầu tư trong nước

486 121,096 42,584 94.4 83.8 96.2

2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài

29 23,388 1,672 5.6 16.2 3.8

IV THEO THỜI GIAN

515 144,484 44,256 100 100 100

1 Giai đoạn 2006-2010

266 93,468 33,181 51.56 64.69 74.98

2 Giai đoạn 2011-2014

249 51,016 11,075 48.35 35.31 25.02

(Nguồn: Đề án “Tập trung thu hút đầu tưcó hiệu quả vào tỉnh Nghệ An đến năm 2020 và các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh”)

87

Theo số liệu ở bảng trên, thì trong thời gian qua, các dự án đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đó cú những đúng gúp quan trọng ủối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Cụ thể:

Gia tăng kim ngạch xuất khẩu, nhất là các doanh nghiệp FDI tăng nhanh.Theo đó, làm tăng hơn kim ngạch xuất khẩu của Nghệ An (tăng kim ngạch xuất khẩu dệt may, linh kiện điện tử, đồ chơi,..). Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của Nghệ An đạt gần 400 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 350 triệu USD, trong đó thu ngân sách từ xuất nhập khẩu là 720 tỷ đồng. Đóng góp đáng kể vào ngân sách nhiều dự án đi vào hoạt động nộp ngân sách lớn như: Bia Sài Gòn- Sông Lam, Bia Hà Nội, các dự án thủy điện, nhà máy sản xuất bao bì sabeco, thủy điện Hủa Na, Thủy điện Khe Bố, ... (tính riêng năm 2013, các doanh nghiệp có các dự án lớn đã nộp ngân sách nhà nước gần 2.400 tỷ đồng, bằng 43% tổng thu ngân sách của cả tỉnh).

Bên cạnh đó, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao mức sống cho người lao động địa phương (khoảng 20.000- 25.000 lao động với mức thu nhập từ 2.500.000 đồng- 4.000.000 đồng/tháng, hạn chế được tình trạng đi làm xa tại các doanh nghiệp trong các KCN của các tỉnh phía Bắc và phía Nam của lao động Nghệ An. Bước đầu thu hút được một số dự án ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp như: Chăn nuôi và chế biến sữa công nghiệp tập trung TH. Bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu chất lượng cao; trong công nghiệp như: Tổ hợp sản xuất tinh dầu, dược liệu, thực phẩm chức năng công nghệ cao, Tổ hợp sản xuất công nghiệp công nghệ cao (Nam Đàn Vạn An)

Bước đầu hình thành các cơ sở xã hội hóa về lĩnh vực văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục (Nhiều bệnh viện tư nhân, cơ sở giáo dục ngoài công lập đã hoạt động).

88

Về hoạt động thu hút đầu tư, trong suốt thời gian qua luôn được lãnh đạo tỉnh quan tâm và tập trung chỉ đạo quyết liệt, đã có nhiều giải pháp và đạt được những kết quả khả quan.

Từ năm 2011 đến tháng 6/2013 thực hiện Quyết định số 101 và 79, UBND tỉnh đã thực hiện ghi kế hoạch vốn cấp ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cho các dự án là 159.325 triệu đồng, trong đó vốn thực hiện là 159.325 triệu đồng (giai đoạn 2006-2010 là 146,18 tỷ đồng, tăng 11.145 triệu đồng, tương ứng 7,5%); hỗtrợ đầu tư các cụm công nghiệp theo Quyết định số 83/2007/QĐ-UBND ngày 04/9/2007 là 28.800 triệu đồng.

Công tác vận động xúc tiến đầu tư được đa dạng hóa và đổi mới về hình thức và chú trọng chiều sâu, có sự chỉ đạo trực tiếp của Lãnh đạo Tỉnh ủy và UBND tỉnh cùng với sự vào cuộc của các ngành, các cấp. Chất lượng các hoạt động xúc tiến đầu tư ngày càng được nâng cao thông qua việc xây dựng và vận hành trang thông tin xúc tiến đầu tư bằng 4 ngôn ngữ (Việt, Anh, Nhật, Hàn), tổ chức thành công nhiều sự kiện xúc tiến đầu tư quan trọng như Hội nghị XTĐT Bắc Trung Bộ, gặp mặt nhà đầu tư đầu Xuân, Xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản, Anh Quốc; Hội nghị XTĐT Hàn Quốc v.v.. tập trung vào các đối tác trọng điểm, có chiều sâu; kết hợp nhiều hình thức xúc tiến tại chỗ, trong và ngoài nước. Đặc biệt là đã gắn kết, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan xúc tiến đầu Tư Trung ương, các cơ quan, tổ chức nước ngoài và các ban, ngành trong tỉnh. Đã tiếp xúc và làm việc với tổ chức, đối tác quan trọng của Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Séc; nhiều Tập đoàn lớn như Samsung, Tôn Hoa Sen, Becamex Bình Dương và VSIP, Nguyễn Kim, FPT, Vinakansai, Tập đoàn dệt may Việt Nam

…. Tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tỉnh Nghệ An giữa UBND tỉnh và Tập đoàn FPT; phối

89

hợp xúc tiến đầu tư các doanh nghiệp Nhật Bản với tổ chức JETRO, Tập đồn Thái Bình Dương và Công ty CP V.I.P; ký kết hợp tác xúc tiến đầu tư Hàn Quốc với KOTRA.

Các KCNN đã quy hoạch trên địa bàn toàn tỉnh thu hút gần 100 dự án đầu tư trên hầu hết các lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Loại hình hoanh nghiệp và mức đầu tư chủ yếu là quy mô nhỏ và vừa (một số KCNN mới có chủ trơng quy hoạch nhưng đã có nhiều doanh nghiệp đăng ký đầu tư vào). Tổng mức đầu tư các dự án trong các KCNN đạt trên 243 tỷ đồng, trong đó 45 dự án đã đi vào sản xuất và có sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Các KCNN đã lấp đầy diện tích là Đông Vĩnh (Tp.Vinh) 10 dự án, Diễn Hồng (Diễn Châu) 21 dự án, Thung Khuộc (Quỳ Hợp) 18 dự án. Nhiều dự án có vốn đầu tư lớn trên 10 tỷ đồng như: KCNN Đông Vĩnh có 4 doanh nghiệp (Công ty TNHH Xuân Ngọc sản xuất gỗ ván ép, foocmika, đồ nhựa 10,42 tỷ đồng; Công ty cổ phần XD & CB gỗ XK 11,15 tỷ đồng; Công ty TNHH Quang Triều kinh doanh sản phẩm mộc mỹ nghệ cao cấp 11,78 tỷ đồng; Công ty cổ phần Thống Nhất xây dựng nhà máy chế biến lạc nhân 30,029 tỷ đồng), KCNN Nghi Phú có 10 doanh nghiệp (Công ty TNHH Đức Phong 11,14 tỷ đồng, Công ty TNHH sản xuất tôn, thép 13,4 tỷ đồng, Công ty CP SXTM Việt Mỹ 10,37 tỷ đồng,…

3.2.4.2. Tỷ lệ lấp đầy tại các KCNN

Theo Quyết định số 105/2009 ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành quy chế quản lý cụm công nghiệp thì: “Tỷ lệ lấp đầy là tỷ lệ giữa diện tích đất công nghiệp đã được thuê hoặc đăng ký thuê trên tổng diện tích đất công nghiệp”.

Tỷ lệ lấp đầy các KCNN của tỉnh Nghệ An tăng dần qua các năm. Từ năm 2006, các KCNN như Nghi Phú, Đông Vĩnh, Diễn Hồng mới chủ đi vào triển

90

khai xây dựng, đến nay đã lấp đầy 100 %. Các KCNN như Hưng Đông, Hưng Lộc từ khi triển khai xây dựng đến nay tỷ lệ lấp đầy đã tăng dần từ 10-20 %/1 năm.

Bảng 3.7: Tỷ lệ lấp đầy tại các KCNN ở Nghệ An đang hoạt động hiện nay

TT Tên KCNN Diện tích

theo quy hoạch (ha)

Diện tích cho thuê (ha) Tổng số Đã sử dụng

Tổng số Tỷ lệ (%)

1 Đông Vĩnh 5,7 4,1 4,1 100

2 Nghi Phú 10,5 8,8 6,3 71,59

3 Hưng Lộc 8,9 5,5 1,2 21,66

4 Hưng Đông 39,5 23,8 3,2 13,47

5 Diễn Hồng (Diễn Châu) 10 6,00 6,0 100

6 Thị trấn Đô Lương 7,7 4,6 - -

7 Đồng Cố Diên (Anh Sơn)

4,0 2,4 - -

8 Châu Quang (Quỳ Hợp) 2,7 18,2 - -

Tổng cộng 113,30 73,4 20,8

(Nguồn: Báo cáo thống kê số lượng các KCNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2014 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An).

Qua bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ lấp đầy các KCNN ở Nghệ An hiện nay còn thấp và có sự chênh lệch khá lớn giữa các KCNN.

Tỷ lề lấp đầy cao nhất là 100% ở các KCNN như: Đông Vĩnh (thành phố Vinh), Diễn Hồng (huyện Diễn Châu). Bởi đây là những KCNN được quy hoạch và xây dựng sớm, vị trí đặt khu công nghiệp khá thuận lợi và thu hút được nhiều

91

nhà đầu tư vào phát triển các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở đây. Như các doanh nghiệp của Đài Loan đầu tư vào chế biến gỗ trong KCNN Đông Vĩnh.

Tỷ lệ lấp đầy thấp nhất là 0% là các KCNN chưa đưa vào sử dụng như: Thị trấn Đô Lương (huyện Đô Lương), Đồng Cố Diên (huyện Anh Sơn) và Châu Quang (Quỳ Hợp). Lý do tỷ lệ lấp đầy thấp ở đây là các KCNN này vẫn chưa giải quyết tốt tình trạng giải phóng mặt bằng và thu hút được các nhà đầu tư đầu tư vào đây.

3.3. Tác động của các KCNN đến sự phát triển KT- XH của tỉnh Nghệ An Đầu tư phát triển mô hình KCNN thời gian qua là bước ngoặt quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển công nghiệp, TTCN của các địa phương. Là giải pháp tổng hợp và mang tính toàn diện để giải quyết đồng thời các yêu cầu về vốn, lao động, khoa học công nghệ, trình độ quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển kết cầu hạ tầng,… từ đó có thể rút ra những hiệu quả kinh tế-xã hội do hiệu ứng từ việc đầu tư KCNN mang lại như sau:

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp nhỏ ở tỉnh nghệ an (Trang 91 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)