2.Tìm hiểu văn bản
a, Ngắm trăng (Vọng nguyệt) a1/ Hoàn cảnh ngắm trăng
Trong tù không rượu cũng không hoa -Trong tù, mất tự do.
- Điệp từ: không rượu, không hoa -> Thiếu thốn vật chất để khơi gợi thi hứng.
“Đối thử lương tiêu nại ngược hà ?”
-> Câu hỏi tu từ:Xao xuyến, bâng khuâng, không cầm lòng được trước vẻ đẹp của ánh trăng.
=> Ngắm trăng trong hoàn cảnh ngục tù tăm tối.
a2/ Vẻ đẹp của thi nhân và ánh trăng:
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia
”
- Điệp ngữ, đối: Người và trăng gặp nhau qua khe cửa nhà lao.
- Bác quên hoàn cảnh tù đày hướng về cái đẹp, hướng ra ánh sáng.
- Trăng chiếu vào nhà ngục, soi sáng vẻ
của Bác ? (Bác chủ động đến với thiên nhiên , quên đi thân phận tù đày . Đó là tình yêu thiên nhiên đến độ quên mình ) - Gv:Từ câu thơ dịch : Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ, theo bản phiên âm thì ntn?Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng và tác dụng của nó ?
- Hs trả lời, Gv bình thêm:Trăng ngắm nhà thơ, đó là việc khác thường, nhưng khác thường hơn nữa là trăng chủ động theo khe cửa tòng song khích để đến với người tù. Điều này cho thấy người tù và trăng có mối quan hệ đặc biệt. Trăng được nhân hóa thành người bạn tri âm của Ngươi, luôn gần gũi có nhau trong mỗi cảnh ngộ.
- Gv:Khi ngắm trăng và được ngắm trăng người tù bổng thấy mình trở thành thi gia ? Vì sao thế ?
- Hs:Trăng xuất hiện khiến người tù quên đi thân phận mình, tâm hồn được tự do rung động với vẻ đẹp của thiên nhiên.Tâm hồn tự do rung cảm trước vẻ đẹp thì đó là tâm hồn của thi gia - Gv:Trong bài thơ “Tin thắng trận “sau này Bác có câu : Trăng vào cửa sổ đòi thơ, so với câu “trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ “ở bài “Ngắm trăng” em thấy có những điểm nào giống nhau trong hình ảnh trăng và người ?
- Hs:Trăng đều đến tìm bạn với người. Người đều thành nhà thơ.
- Gv: em hãy khái quát nội dung nghệ thuật của bài thơ.
- Hs: đọc ghi nhớ.
- Gv phân tích toàn bài: “Ngắm trăng” là bài thơ hết sức đặc biệt. Người sáng tác không là một tù nhân, một chiến sĩ, một thi sĩ yêu trăng. Người chủ động tìm đến trăng, viết về trăng ngay cả khi không tự do, không hoa, không rượu. Trăng không ngại tìm đến người qua song cửa nhà lao….
Bài “ Đi đường”
Hs đọc bài thơ
- Gv:nhà thơ - người tù suy ngẫm điều gì trong 2 câu thơ đầu?
Nhờ đâu mà ta biết được điều đó ?
- Hs:Đó là những suy ngẫm, thấm thía được HCM đúc rút từ bao cuộc chuyển lao, đi đường: hết đèo cao, trèo núi khổ sở, đày ải vô cùng gian nan, vất vả
- Gv:Phân tích 2 lớp nghĩa của câu thơ này. Từ trùng san dịch thành từ núi cao đã thật sát chưa ? Vì sao ?
- Hs:Dịch “trùng san” là núi cao không thật sát vì HCM đâu có chủ ý nói đến núi cao mà Người chủ ý nói tới lớp núi , dãy núi cứ hiện ra tiếp nối, liên miên như để thử thách ý chí và nghị lực của người tù, cứ thế khó khăn chồng chất, gian lao liên tiếp gian lao
- Gv:Câu thơ cuối tả tư thế nào của người đi đường ? - Hs:Từ tư thế người tù bị đoạ đày triền miên trên đường bị giải đi hết ngày này sang ngày khác bỗng trở thành người du khách ung dung say đắm ngắm phong cảnh đẹp
- Gv:Tâm trạng của người tù khi đứng trên đỉnh núi ntn?
đẹp tâm hồn của người tù.
-> Nhân hoá:Cánh cửa nhà lao không ngăn được sự giao hòa tri âm giữa thi nhân và ánh trăng.
* Ghi nhớ Sgk/38
b,Đi đường:
b1/Hiện thực “đi đường”
Đi đường mới biết gian lao.
Núi cao rồi lại núi cao chập chùng - Điệp từ, từ láy gợi hình: Công việc gian lao, vất vã.
- Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
- Điệp vòng tròn: Lên đến đỉnh núi sẽ ngắm được cảnh đẹp nước non.
b 2/ Ý nghĩa triết lí:
- Con đường cách mạng cũng giống công việc đi đường, vượt qua gian lao thử thất sẽ có kết quả tốt đẹp.
- Người cách mạng phải kiên trì, có ý chí kiên cường.
Vạn lí dư đồ cố miên gian
=> Sau khi vượt qua khó khăn sẽ đến đỉnh cao của thành công.
* Ghi nhớ sgk/40
- Hs:Tâm trạng sung sướng, hân hoan của người đi đường.Đó là hình ảnh người chiến sĩ cách mạng trên đỉnh cao của chiến thắng, trải qua bao gian khổ hi sinh.
- Gv:Bác Hồ mang đến cho chúng ta bài học gì từ công việc đi đường vất vã?
- Hs: Đọc ghi nhớ.
- Gv : qua hai bài thơ, em phát hiện nét nghệ thuật nào trong thơ của Bác?
- Hs: Trả lời, gv chốt ý
- Gv: Ý nghĩa khái quát của hai bài thơ?
- Hs: Trả lời.
- Gv chốt ý
Hướng dẫn tự học
- Nên đọc nguyên tác, phần dịch nghĩa, dịch thơ để thấy được cái hay độc đáo của nguyên tác.
- Khi phân tích nên đối chiếu với nguyên tác.
- Chuẩn bị bài “Chiếu dời đô”: Đọc văn bản, tìm hiểu lí do dời đô của Lí Công Uẩn, cách lập luận của tác giả.
3. Tổng kết:
a , Nghệ thuật:
- Thể thơ tứ tuyệt hàm xúc.
- Kết hợp chất thép và chất tình.
- Hình ảnh thơ chuyển động từ bóng tối đến ánh sáng.
b, Ý nghĩa:
- Bài thơ “Ngắm trăng” thể hiện sự tôn vinh cái đẹp của tự nhiên, của tâm hồn con người bất chấp hoàn cảnh ngục tù.
- “ Đi đường” viết về việc đi đường gian lao, từ đó nêu lên triết lí về bài học đường đời, đường cách mạng: vượt qua gian lao sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
III. Hướng dẫn tự học
* Bài cũ:
- Học thuộc lòng bản dịch của hai bài thơ.
- So sánh điểm khác nhau giữa bản dịch và nguyên tác.
* Bài mới: soạn bài “ Chiếu dời đô”
E/Rút kinh nghiệm:
...
...
Tuần 22 Ngày soạn:16/01/2011
Tiết 86 Ngày dạy:21/01/2011
Tiếng Việt: CÂU CẢM THÁN A/Mức độ cần đạt
- Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán.
- Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.Kiến thức :
- Đặc điểm hình thức của câu cảm thán.
- Chức năng của câu cảm thán.
2.Kĩ năng :
- Nhận biết câu cảm thán trong các văn bản.
- Sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3.Thái dộ: chăm chỉ, tích cực tiếp thu bài.
C/Phương pháp: Phát vấn, phân tích ví dụ, thảo luận nhóm.
D/Tiến trình dạy học
1.Ổn định lớp: 8a1... 8a2...
2.Kiểm tra bài cũ : Hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến ? Làm bài tập 5 3.Bài mới
* Giới thiệu bài: Câu cảm thán xuất hiện khá nhiều trong văn biểu cảm, trong giao tiếp hằng ngày. Vậy như thế nào là câu cảm thán? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi này.
* Bài mới:
Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thức Tìm hiểu chung
Tìm hiểu hình thức chức năng - Hs đọc Vd/sgk
- Gv:Trong những đoạn trích trên , câu nào là câu cảm thán ?
- Hs: a, Hỡi ơi lão Hạc ! b, Than ôi !
- Gv:Đặc điểm hình thức nào giúp ta nhận biết đó là câu cảm thán ?
- Hs:Có từ cảm thán: hỡi ơi , than ôi Thường được kết thúc bằng dấu chấm than - Gv: Câu cảm thán dùng để làm gì ?
- Hs:Dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói, người viết trong giao tiếp hằng ngày và trong vb nghệ thuật.
- Gv:Vậy khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả giải 1 bài toán … có thể dùng câu cảm thán không ? Vì sao ?
- HSTLN: Ngôn ngữ trong đơn, hợp đồng (ngôn ngữ trong vb hành chính công vụ) và ngôn ngữ trình bày kết quả giải 1 bài toán (ngôn ngữ trong vb khoa học) là ngôn ngữ duy lí, ngôn ngữ của tư duy lô-gíc, nên không thích hợp với việc sử dụng những yếu tố ngôn ngữ bộc lộ cảm xúc
- Hs: đọc ghi nhớ.
Luyện tập Bài 1
- Gv Bài tập 1 yêu cầu chúng ta làm gì?
- Hs: Đọc đề, làm việc các nhân.
Bài 2:
- Gv:Nêu yêu cầu bài tập 2 ? - Hs đọc đề.
- HSTLN: trả lời.
I.Tìm hiểu chung
1.Đặc điểm hình thức và chức năng:
* Vd sgk/43
* Nhận xét:
a, Hỡi ơi lão Hạc ! b, Than ôi !
-> Hình thức :
- Có từ cảm thán : hỡi ơi , than ôi
- Thường được kết thúc bằng dấu chấm than -> Chức năng : Dùng để bộc lộ cảm xúc 2.Ghi nhớ : sgk/ 44
II. Luyện tập:
Bài 1: Nhận biết câu cảm thán a, Than ôi ! Lo thay ! nguy thay ! b, Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
c, Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi.
Bài 2 : Phân tích tình cảm, cảm xúc trong các ngữ cảnh và nhận biết câu
Bài 3:
- Hs đọc yêu cầu bài tập 3.
- Gv gợi ý học sinh bộc lộ cảm xúc thật sự trước sự quan tâm của người thân, trước vẻ đẹp thiên nhiên.
- Hs: Đặt câu.
Hướng dẫn tự học
- Tìm câu cảm thán trong bài thơ “ Khi con tu hú”
- Chuẩn bị bài “ Câu trần thuật”. Đọc sgk, tìm hiểu hình thức và chức năng của câu trần thuật. Phân biệt câu nghi vấn ví các kiểu câu khác.
a, Lời than thân của người nông dân xưa b, Lời than thân của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra
c, Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống ( trước cách mạng tháng tám )
d, Sự ân hận của Dế Mèn trước cái chết thảm thương , oan ức của Dế Choắt
* Tuy đều bộc lộ tình cảm , cảm xúc nhưng không có câu nào là câu cảm thán , Vì không có hình thức đặc trưng của kiểu câu này
Bài tập 3 : Câu cảm thán để thể hiện cảm xúc - Mẹ ơi, tình yêu của mẹ dành cho con thiêng liêng biết bao
- Đẹp thay cảnh mặt trời buổi bình minh III.Hướng dẫn tự học
* Bài cũ: Tìm và chỉ rõ tác dụng của câu cảm thán trong một vài văn bản đã học.
* Bài mới: Soạn bài “ Câu trần thuật”
E/Rút kinh nghiệm:
...
...
Tuần 22 Ngày soạn:16/01/2011
Tiết 87-88 Ngày dạy:18/01/2011
BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 5- VĂN THUYẾT MINH A/Mức độ cần đạt
- Xác định đúng kiểu văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
- Biết cách viết văn bản thuyết minh: kết hợp kể, tả, nghị luận, biểu cảm.
- Kiến thức chính xác, thực tế, lời văn rõ ràng.
B/Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Trao đổi với tổ chuyên môn để ra đề, thang điểm phù hợp, hướng dẫn học sinh ôn tập.
2.Học sinh: Ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên, chuẩn bị bút giấy để viết bài.
C/Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 8a1………
8a2………
2. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị của Hs 3. Bài mới:
+ Lời vào bài: Các em đã học về văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. Ở địa phương em chắc hẳn có nhiều cảnh đẹp. Các em hãy áp dụng kiểu văn thuyết minh này để giới thiệu với mọi người một cảnh đẹp ở địa phương em.
+ Bài mới: Gv phổ biến yêu cầu giờ viết bài, chép đề lên bảng. Hs ghi đề và viết bài.
Đề bài :Em hãy giới thiệu một cảnh đẹp ở địa phương nơi em đang sống ? 1.Yêu cầu chung: (1.0 điểm)
- Xác định đúng kiểu bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
- Đối tượng: Cảnh đẹp ở địa phương em như sông suối, hồ, thác, núi…
- Trình bày sạch sẽ, đúng bố cục, không sai chính tả.
2.Yêu cầu cụ thể:(9.0 điểm) đảm bảo bố cục ba phần Dàn ý:
* Mở bài: (1.0 điểm) : Giới thiệu tên, đặc điểm nổi bật nhất của cảnh đẹp.
* Thân bài: ( 7.0 điểm) Cung cấp các kiến thức liên quan đến cảnh đẹp.
- Vị trí địa lí, địa hình, diện tích.
- Nguồn gốc hình thành phát triển, giải thích tên gọi, các truyền thuyết gắn liền với cảnh đẹp.
- Miêu tả quang cảnh thiên nhiên (sông, núi, hồ, đầm, thác..) - Văn hóa, du lịch, kinh tế và đời sống sinh hoạt của con người…
* Kết bài: (1.0 điểm) : Cảm nhận chung và lời mời mọc tham quan của em.
3. Thang điểm:
- Điểm 9 + 10: bài viết tốt, biết đan xen yếu tố kể, tả, biểu cảm nghị luận làm bài văn hấp dẫn.
- Điểm 7 + 8: bài viết khá tốt, diễn đạt rõ, trình bày sạch đẹp, bố cục khá chặt chẽ - Điểm 5 + 6: hình thức và nội dung trung bình, kĩ năng làm bài ở mức trung bình - Điểm 3 + 4: chưa đạt yêu cầu về hình thức lẫn nội dung
- Điểm 1 + 2: kiến thức kĩ năng quá yếu, chữ viết quá xấu, cẩu thả.
+ Gv thu bài, đếm bài, nhận xét giờ viết bài.