C. Tiến trình bài dạy
I. Luyện tập 1.Từ xưng hô
- Xưng : người nói tự gọi mình
- Hô: người nói gọi người đối thoại, tức người nghe
- Vd : Học trò tự gọi mình là “em”, gọi giáo viên là” thầy, cô”
* Trong giao tiếp cần chú ý đến các “ vai”: trên - dưới, dưới-trên, ngang hàng.
2.Xác định các từ xưng hô
Bài 1 : Xác định từ xưng hô địa phương trong 2 đoạn trích trên :
a, từ xưng hô địa phương là “ u”
b, ……….” Mợ”
- Mặc dù không thuộc lớp từ xưng hô toàn dân, nhưng cũng không phải là xưng hô địa phương Bài 2 : Những từ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương em và ở những địa phương khác mà em biết
- Đại từ trỏ người: tui, choa, qua ( tôi); tau(tao);
bầy tui ( chúng tôi); mi( mày); hấn ( hắn)
- Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc dùng để xưng hô: bọ, thầy, tía, ba( bố) ; u, bầm, đẻ, mạ, má ( mẹ); ông ( ông); bá ( bác); eng( anh); ả( chị)
…
Bài 3 : Từ xưng hô ở địa phương có thể dùng trong hoàn cảnh giao tiếp
- Từ được dùng ở địa phương thường được dùng trong phạm vi giao tiếp hẹp: ở địa phương, đồng hương gặp nhau ở các tỉnh bạn, trong gia đình, gia tộc …
- Từ ngữ xưng hô địa phương cũng được sử dụng trong tác phẩm văn học ở mức độ nào đó để tạo không khí địa phương cho tác phẩm Bài 4 :
- Một người lứa tuổi lớp 8 có thể xưng hô với + Thầy / cô : em – thầy / cô hoặc con – thầy / cô
+ Chị của mẹ mình là : cháu – bá hoặc cháu – dì
+ Chồng của cô mình là: cháu – chú hoặc cháu – dượng
+ ông nội là: ông – cháu hoặc cháu – nội + bà nội là: cháu – bà hoặc cháu – nội
* Nhận xét: Trong Tiếng Việt có một số lượng khá lớn các danh từ chỉ họ hàng thân thuộc và chỉ nghề nghiệp, chức vụ được dùng làm từ ngữ xưng hô.
hệ thân thuộc trong bài Chương trình địa phương phần Tiếng việt ở học kì I và cho nhận xét ? - Hs: Trả lời
Hướng dẫn tự học
* Bài cũ: Đối chiếu từ xưng hô địa phương với những từ xưng hô địa phương của bạn học.
* Bài mới:
- Chuẩn bị chu đáo kiến thức và dụng cụ để làm bài kiểm tra học kì II.
- Luyện tập các dạng bài trắc nghiệm, tự luận theo kiến thức trọng tâm giáo viên yêu cầu.
II.Hướng dẫn tự học
* Bài cũ:Đối chiếu từ xưng hô địa phương với những từ ngữ địa phương chỉ quan hệ thân thích, ruột thịt mà bản thân biết.
* Bài mới: Hướng dẫn kiểm tra học kì II
- Trắc nghiệm: Nắm vững tác giả, thể loại, hoàn cảnh ra đời của văn bản; xác định được kiểu câu.
- Tự luận:cảm nhận được nội dung của một đoạn văn, đoạn thơ; cách viết bài văn thuyết minh, nghị luận.
E/ Rút kinh nghiệm:
...
...
Tuần 35 Ngày soạn: 09/05/2011 Tiết 138-139 Ngày dạy: 11 /05/2011
KIỂM TRA HỌC KỲ II A/Mức độ cần đạt
- Nhận biết tác giả, tác phẩm, thể loại, nội dung, ý nghĩa của văn bản.
- Nắm vững các kiểu câu và cho vì dụ.
- Biết cách xây dựng một bài văn nghị luận, thuyết minh.
B/Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Trao đổi với tổ chuyên môn để làm đề cương ôn tập, ôn tập chu đáo cho học sinh.
2.Học sinh: Ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên, tìm hiểu các vấn đề xã hội ở địa phương, chuẩn bị bút giấy để làm bài kiểm tra học kỳ II.
C/Tiến trình dạy học
1.Ổn định lớp: 8ê1... 8ê2...
2.Kiểm tra bài cũ: không thực hiện.
3.Bài mới:
Giáo viên phổ biến nội quy giờ kiểm tra, hướng dẫn học sinh cách làm bài, phát đề.
Đề bài: ( Có kèm theo đề và đáp án của phòng giáo dục Đam rông).
D/Hướng dẫn tự học:
Về nhà xem lại các kiến thức liên quan đến bài thi để tự chấm điểm cho bài thi của mình.
E/Rút kinh nghiệm:
...
...
Tuần 35 Ngày soạn: 14/05/2011 Tiết 140 Ngày dạy: 20 /05/2011
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II A/Mức độ cần đạt:
Củng cố, hệ thống hóa và khắc sâu kiến thức cơ bản đã học. Rút kinh nghiệm cho học sinh về một số lỗi thường gặp.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ 1.Kiến thức:
- Nắm vững tác giả, thể loại, nội dung nghệ thuật của các văn bản đã học.
- Hiểu biết về một số vấn đề xã hội, tệ nạn xã hội.
2.Kĩ năng:
- Nhớ tác phẩm, tác giả nước ngoài, phân tích nội dung nghệ thuật của từng văn bản.
- Rèn cách viết đoạn văn, bài văn nghị luận.
3.Thái độ: Chăm chú nghe giảng, rút kinh nghiệm.
C/Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Chấm bài khách quan, chính xác, nhận xét chi tiết, cụ thể.
2. Học sinh: Ôn lại các kiến thức có trong bài kiểm tra, tự đánh giá bài viết của mình.
D/Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 8ê1... 8ê2...
2. Kiểm tra bài cũ: Không thực hiện 3.Bài mới :
* Giới thiệu bài: Tiết trả bài hôm nay cô sẽ giúp các em nhận ra các mặt chưa được trong bài viết để rút kinh nghiệm cho mình. Vì thế các em cần chú ý theo dõi để tiếp thu.
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thức
Đáp án
- Gv: Phát vấn vềđáp án của phần trắc nghiệm.
- Gv: Đọc đoạn văn có kiểu câu nghi vấn và cầu khiến.
- GV: Qua bài viết của mình em nào có thể lập dàn ý cho đề bài này?
- HS: Trả lời các ý chính của bài.
- Gv: Viết dàn ý và thang điểm.
Nhận xét:
-Ưu điểm:
* Sửa lỗi
-GV treo bảng phụ, ghi các lỗi sai, HS sửa.
- GV nhận xét, sửa sai
* GV đọc một số bài tốt cho cả lớp nghe( Ngọc, Phương)
- Gv: Đọc tên, ghi điểm.
1. Đáp án và thang điểm
( Xem đáp án của phòng giáo dục Đam Rông trong tiết kiểm tra học kỳ II)
2.Nhận xét:
* Ưu điểm:
- Làm tốt phần trắc nghiệm
- Có kiến thức sâu rộng về các tệ nạn xã hội.
* Hạn chế:
- Viết chữ khó đọc
- Đoạn văn chưa thống nhất về nội dung.
- Còn nhầm lẫn về kiểu câu.
- Chưa phân biệt rõ ẩn dụ và hoán dụ.
3.Sửa lỗi:
a, Lỗi kiến thức
- Ma túy truyền qua đường máu, từ mẹ sang con.
- Trẻ chưa đầy 5 tuổi đã hút thuốc.
b, Lỗi diễn đạt - Dùng từ:
- Lời văn:
+ Vì cha hút nên con hút, cha xấu nên con xấu-> Là người cha người mẹ thì phải gương mẫu, đừng để con cái bắt chước tật xấu.
+ Nếu muốn hút thì đừng hút trước mặt mọi người. Nên cai bỏ thuốc lá.
c,Sửa lỗi chính tả.
- Suống-> Xuống, xuốt đời-> Suốt đời.
4. Đọc bài khá:
5. Đọc điểm:
4. Hướng dẫn tự học:
Về nhà viết lại bài viết tập làm văn vào vở. Củng cố các kiến thức còn mơ hồ, chưa hiểu.
BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II
Lớp Sĩ số Điểm
9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm
>TB
Điểm 3-4
Điểm 1-2
Điểm
< TB 8a1 28
8a2 30
E/.Rút kinh nghiệm:
...
...