I. Giới thiệu chung 1.Tác giả: La Sơn Phu Tử Nguyễn
1. Đọc văn bản sgk/84
2. Hãy viết một bài báo tường: khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn.
- Luận điểm
a, Đất nước đang rất cần những người tài giỏi để đưa tổ quốc tiến lên “đài vinh quang”, sánh kịp với các bè bạn năm châu.
b, Quanh ta đang có nhiều tấm gương phấn đấu học giỏi, để đáp ứng được yêu cầu của đất nước.
c, Muốn học giỏi, muốn thành tài thì trước hết phải học chăm.
d, Một số bạn ở lớp ta còn ham chơi, chưa chăm học, làm cho thấy cô giáo và các bậc cha mẹ rất lo buồn.
e, Nếu bây giờ càng chơi bời, khôngchịu học thì sau này càng khó gặp niềm vui trong cuộc sống
g, Vậy các bạn nên chịu khó học hành chăm chỉ, để trở nên người có ích cho cuộc sống.
- Luyện viết
3.Trình bày luận điểm
III/Hướng dẫn tự học
lớp; sau đó, lắng nghe sự góp ý của các bạn và của cô áo để rút ra kinh nghiệm bổ ích cho bản thân ?
- Hs: Thuyết trình luận điểm, hs khác nhận xét, bổ sung.
- Gv: Đánh giá.
Hướng dẫn tự học
- Có thể là lấy luận điểm có trong sgk, sắp xếp trình bày theo dạng diễn dịch, quy nạp.
- Bài viết số sáu: đọc lại văn bản “Bàn luận về phép luận”, tìm hiểu mối quan hệ giữa học và hành.
*Bài cũ:
- Tiếp tục luyện viết, luyện nói theo một luận điểm đã có.
* Hướng dẫn bài viết số 6
- Ôn tập văn nghị luận, rèn cách trình bày đoạn văn.
- Chú ý một số đề sgk/85
- Chuẩn bị bút giấy để làm bài kiểm tra.
E/Rút kinh nghiệm:
...
...
**********************
Tuần 26 Ngày soạn: 26/02/2011
Tiết 103-104 Ngày dạy : 05/03/2011
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 A/Mức độ cần đạt
- Xác định đúng kiểu văn nghị luận và vấn đề đặt ra.
- Biết cách xây dựng bài văn nghị luận với các đoạn văn diễn dịch dịch, quy nạp.
- Kiến thức chính xác, thực tế, lời văn rõ ràng.
B/Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Trao đổi với tổ chuyên môn để ra đề, thang điểm phù hợp, hướng dẫn học sinh ôn tập.
2.Học sinh: Ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên, chuẩn bị bút giấy để viết bài.
C/Tiến trình dạy học
1.Ổn định lớp: 8a1………
8a2………
2.Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị của Hs 3.Bài mới:
- Lời vào bài: Tiết hôm trước cô đã hướng dẫn các em bài viết số 6. Hôm nay các sẽ hoàn thành bài viết này trong vòng 90 phút.
- Bài mới: Gv phổ biến yêu cầu giờ viết bài, chép đề lên bảng. Hs ghi đề và viết bài.
Đề bài: Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa “học” và “hành” ?
1.Yêu cầu chung: (1.0 điểm)
- Xác định đúng kiểu bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
- Vấn đề: Mối quan hệ giữa “Học” và “hành”
- Trình bày sạch sẽ, đúng bố cục, không sai chính tả.
2.Yêu cầu cụ thể:(9.0 điểm) đảm bảo bố cục ba phần Dàn ý:
* Mở bài: (1.0 điểm): Giới thiệu vấn đề
- Trong văn bản “Bàn luận về phép học”: Theo điều mà làm.
- Câu nói cửa Bác Hồ.
- Chuyển ý.
* Thân bài: ( 7.0 điểm) Bày tỏ suy nghĩ, quan điểm, ý kiến - Giải thích khái niệm
+ Học: Tiếp thu, lĩnh hội tri thức, lí luận từ người khác, sách báo dưới dạng bài nói, viết là chủ yếu.
+ Hành: Là thực hành, làm theo hướng dẫn của người khác hoặc theo lí thuyết hướng dẫn.
- “ Học” và “ Hành” có mối quan hệ biện chứng bổ sung cho nhau.
+ “Học” mang lại nhận thức, lí luận, quy luật đúng đắn, sáng suốt. Lí thuyết sẽ chỉ dẫn, soi đường, mang lại phương pháp cho người học.( Dẫn chứng trong các môn học)
+ “Hành”: Củng cố lại lí thuyết đã học, chứng minh tính đúng đắn của lí thuyết, biến lí thuyết thành hiện thực.( Dẫn chứng trong các môn học)
- Học phải đi đôi với hành mới có hiệu quả. (Chứng minh bằng kiến thức đời sống) * Kết bài: (1.0 điểm): Khẳng định lại mối quan hệ khăng khít giữa học và hành.
3. Thang điểm:
- Điểm 9 + 10: bài viết tốt, lập luận rõ ràng chặt chẽ, thuyết phục.
- Điểm 7 + 8: bài viết khá tốt, diễn đạt rõ, trình bày sạch đẹp, bố cục khá chặt chẽ - Điểm 5 + 6: hình thức và nội dung trung bình, kĩ năng làm bài ở mức trung bình - Điểm 3 + 4: chưa đạt yêu cầu về hình thức lẫn nội dung
- Điểm 1 + 2: kiến thức kĩ năng quá yếu, chữ viết quá xấu, cẩu thả.
+ Gv thu bài, đếm bài, nhận xét giờ viết bài.
D.Hướng dẫn tự học:
- Về nhà hoàn thành bài viết vào vở một lần nữa.
- Soạn bài: Soạn bài “ Tìm yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận”. Đọc sgk, tìm hiểu vai trò của yếu tố biểu cảm và cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận?
E/ Rút kinh nghiệm:
...
…
...
…
Tuần 27 Ngày soạn: 26/02/2011
Tiết 105-106 Bài 26 Ngày dạy : 29/03/2011 Văn bản:THUẾ MÁU
( Trích bản án chế độ thực dân Pháp) Nguyễn Ái Quốc A/Mức độ cần đạt
- Hiểu được bản chất giả dối, tàn bạo của của chính quyền thực dân Pháp.
- Thấy rõ tính chiến đấu, lập luận sắc bén cùng nghệ thuật trào phúng trong văn chính luận của Nguyễn Ai Quốc.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ 1.Kiến thức:
- Bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp và số phận bi thảm của những người dân thuộc địa bị bốc lột, bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa phản ánh trong văn bản.
- Nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng sắc sảo trong văn chính luận của Nguyễn Ai Quốc.
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu văn chính luận hiện đại, nhận ra và phân tích được nghệ thuật trào phúng sắc bén trong một văn bản chính luận.
- Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
3. Thái độ: Cảnh giác cao độ với chủ nghĩa thực dân để để bảo về đất nước XHCN.
C/Phương pháp: Đọc hiểu văn bản, trực quan, phân tích, liên hệ thực tế, sơ đồ tư duy.
D/Tiến trình bài dạy
1.Ổn định lớp: 8a1……….
8a2………..
2.Kiểm tra bài cũ :
- Những chủ trương và ý kiến đề nghị của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp gửi lên vua Quang Trung là gì
? Trong những ý kiến đề nghị đó, đến nay có điểm nào đã lạc hậu, lỗi thời, còn điểm nào vẫn mang tính thời sự, cần tiếp tục phát huy.
3.Bài mới :
* Giới thiệu bài:Lên án chủ nghĩa thực dân Pháp là mộ trong những chủ đề quan trọng hàng đầu đối với lãnh tụ Nguyễn Aí Quốc trong giai đoạn hoạt động cách mạng những năm 20 thế kỉ XX ở Pháp và một số nước Châu Au khác. Người viết Bản án chế độ thực dân pháp bằng tiếng Pháp và coi đó là một nhiệm vụ cách mạng to lớn, cần kíp. Lần đầu tiên, không phải chỉ ở Việt Nam, có một bản án với nội dung phong phú, súc tích với quan điểm chính trị tiên tiến nhất thời đại và những lập luận, cứng cứ hết sức hùng hồn, sắc bén đối với chủ nghĩa thực dân Pháp.
* Bài mới:
Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thức Giới thiệu chung
- Hs đọc chú thích dấu sao
- Gv: Em hãy nêu vài nét về tác giả, tác phẩm ?
- Gv:Vb này thuộc thể loại gì ? Hãy nêu những hiểu biết của em về thể loại đó ?
- Hs:Phóng sự – chính luận.
Đọc hiểu văn bản:
- Gv: Hướng dẫn Hs đọc với giọng điệu lúc mỉa mai châm biếm, khi đau xót, đồng cảm, khi căm hờn phẩn nộ, khi giễu nhại, trào phúng , khi bác bỏ mạnh mẽ … . Gv đọc mẫu.
- Hs: Đọc văn bản, đọc chú thích trong sgk 2,3
- Gv: Em có suy nghĩ gì về cách tác giả đặt tên cho văn bản là
“Thuế máu” ?
- Hs: “ Thuế máu” là cách đặt tên của tác giả nhằm lên án thủ đoạn bóc lột xương máucủa chế độ thực dân ở các nước thuộc địa.
- Gv:Vb này có bố cục mấy phần, nêu nội dung từng phần ? - Hs:3 phần :- P1 Chiến tranh và người bản xứ
P2: Chế độ lính tình nguyện P3: Kết quả của sự hi sinh
- Gv:So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở 2 thời điểm trước chiến tranh và sau khi cuộc chiến tranh xảy ra?