C. Tiến trình bài dạy
I. Hệ thống hóa kiến thức Câu 3: Văn bản nghị luận
a, Khái niệm: Văn bản nghị luận là kiểu văn bản nêu ra những luận điểm rồi bằng những luận cứ, lập luận chứng làm sáng tỏ những luận điểm ấy một cách thuyết phục. Cốt lõi của nghị luận là ý kiến -luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng, lập luận.
* Các văn bản nghị luận đã học - Chiếu dời đô
- Hịch tướng sĩ - Nước Đại Việt ta - Bàn luận về phép học -Thuế máu
- Đi bộ ngao du
- Hs:Trả lời
- Gv:Hãy nêu sự khác biệt giữa nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại ? - Hs:VB nghị luận trung đại
Văn sử triết bất phân
Khuôn vào những thể loại riêng: chiếu, hịch, cáo, tấu …với kết cấu, bố cục riêng
- In đậm thế giới quan của con người trung đại : tư tưởng mệnh trời, thần-chủ, tâm lí sùng cổ
- Dùng nhiều điển tích, điển cố, hình ảnh ước lệ , câu văn biền ngẫu nhịp nhàng
+ Nghị luận hiện đại
- Không có những đặc điểm trên
- Sử dụng trong những thể loại văn xuôi hiện đại : tiểu thuyết luận đề , phóng sự – chính luận , tuyên ngôn
- Cách viết giản dị , câu văn gần lời nói thường , gần với đời sống thực
* Câu 4
- Gv:Hãy chứng minh các vb nghị luận (trong bài 22, 23,24,25 và 26 ) kể trên đầu được viết có lí do , có tình , có chứng cứ , nên đều có sức thuyết phục cao?
- Hs: a, Lí là ý kiến xác thực , vững chắc , lập luận chặt chẽ . đó là cái gốc là xương sống của các bài văn nghị luận b, Tình là tình cảm , cảm xúc : Nhiệt huyết , niềm tin vào lẽ phải ,vào vấn đề , luận điểm của mình nêu ra ( bộc lộ qua lời văn , giọng điệu , một số từ ngữ , trong quá trình lập luận ; không phải là yếu tố chủ chốt nhưng rất quan trọng )
c, Chứng cứ : Dẫn chứng – sự thật hiển nhiên để khẳng định luận điểm
- Gv giảng thêm:3 yếu tố trên không thể thiếu và kết hợp chặt chẽ, nhuẩn nhuyễn với nhau trong bài văn nghị luận, tạo nên giá trị thuyết phục, sức hấp dẫn riêng của kiểu vb này. Nhưng ở mỗi vb lại thể hiện theo cách riêng.
* Văn bản nghị luận hiện đại -Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Đức tình giản dị của Bác Hồ
- Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
- Ý nghĩa văn chương
*
Sự khác biệt giữa nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại
+ Nghị luận trung đại - Văn sử triết bất phân
- Khuôn vào những thể loại riêng: chiếu, hịch, cáo, tấu … với kết cấu, bố cục riêng
- In đậm thế giới quan của con người trung đại: tư tưởng mệnh trời, thần-chủ, tâm lí sùng cổ
- Dùng nhiều điển tích, điển cố, hình ảnh ước lệ, câu văn biền ngẫu nhịp nhàng.
+ Nghị luận hiện đại
- Không có những đặc điểm trên.
- Sử dụng trong những thể loại văn xuôi hiện đại: tiểu thuyết luận đề, phóng sự - chính luận, tuyên ngôn
- Cách viết giản dị, câu văn gần lời nói thường, gần với đời sống thực.
Câu 4 :
a, Lí là luận điểm: ý kiến xác thực, vững chắc, lập luận chặt chẽ. Đó là cái gốc là xương sống của các bài văn nghị luận
b, Tình là tình cảm, cảm xúc: Nhiệt huyết, niềm tin vào lẽ phải,vào vấn đề, luận điểm của mình nêu ra ( bộc lộ qua lời văn, giọng điệu, một số từ ngữ, trong quá trình lập luận;
không phải là yếu tố chủ chốt nhưng rất quan trọng)
c, Chứng cứ là dẫn chứng-sự thật hiển nhiên để khẳng định luận điểm
* 3 yếu tố trên không thể thiếu và kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn với nhau trong bài văn nghị luận, tạo nên giá trị thuyết phục, sức hấp dẫn riêng của kiểu vb này. Nhưng ở mỗi vb lại thể hiện theo cách riêng.
Câu 5: Những nét giống và khác nhau về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của các văn bản: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước đại Việt ta.
* Giống nhau
+ Về nội dung tư tưởng
-Ý thức độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước
-Tinh thần dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn + Về hình thức thể loại
- Văn bản nghị luận trung đại:Lí, tình kết hợp, chứng cứ dồi dào, đầy sức thuyết phục
* Khác nhau:
- Ở chiếu dời đô là ý chí tự cường của quốc gia Đại Việt đang lớn mạnh thể hiện ở chủ trương dời đô
E/Rút kinh nghiệm:
...
...
Tuần 33 Ngày soạn: 30/04/2011
Tiết 132 Ngày dạy : 02/05/2011 TỔNG KẾT PHẦN VĂN( Tiếp)
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT A/Mức độ cần đạt
Củng cố, hệ thống hóa và khắc sâu kiến thức cơ bản, giá trị tư tưởng, nghệ thuật của cụm văn bản nghị luận đã học.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ 1.Kiến thức:
- Hệ thống hóa các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại; giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản.
- Một số khái niệm thể loại liên quan đến đọc hiểu văn bản như chiếu, hịch, cáo.
- Sơ giản lí luận văn học về thể loại nghị luận trung đại và hiện đại.
2.Kĩ năng:
- Nhớ tác phẩm, tác giả nước ngoài, phân tích nội dung nghệ thuật của từng văn bản.
- Nhận diện và phân tích được luận điểm, luận cứ trong các văn bản đã học.
- Học tập cách trình bày, lập luận có lí, có tình.
3.Thái độ: Có ý thức mở mang tri thức vốn sống từ văn học nước ngoài.
C/Phương pháp: Phát vấn, thuyết giảng, thảo luận nhóm.
D/Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 8ê1... 8ê2...
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên một số văn bản nghị luận đã học?
- Vì sao nói “ Nước Đại Việt ta” là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc?
3.Bài mới :
* Giới thiệu bài:
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức Tổng kết phần văn
Câu 7:
- Gv: Gọi Hs lên để truy bài các kiến thức có trong đề cương.
- Hs: Đáp ứng yêu cầu.
Câu 8:Gv cho Hs bắt thăm câu hỏi.
- Hs: Trả lời câu hỏi mà mình bốc thăm được để củng cố kiến thức.
Trả bài kiểm tra Tiếng Việt
- Gv cùng học sinh chữa câu hỏi phần trắc nghiệm.
- Gv: Gọi Hs nêu khái niệm câu cảm thán
- Hs: Cho ví dụ câu cảm thán.
- Gv: Phát bài
- Hs: Theo dõi đoạn văn
- Gv: Gọi Hs cho biết kiểu câu và hành động nói của các câu trong đoạn trích.
- Hs: Trả lời.
- Gv: Nhắc nhở học sinh một số lỗi mắc phải trong bài để các em rút kinh nghiệm.
- Hs: Sửa lỗi theo gợi ý của giáo viên
Hướng dẫn tự học
- Chuẩn bị bài “Ôn tập phần tập làm văn. Ôn tập kiểm tra học kì II. Xem lại văn thuyết minh, văn nghị luận.