CHƯƠNG 1. TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975
1.1. KHÁI LƢỢC VỀ NHỮNG THÀNH TỰU CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT
1.1.2. Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975- nhìn từ những thành tựu
chuyển sang đời sống bình thường của những điều lo lắng, vụn vặt thường nhật. Có những chuyện hôm qua văn học chƣa kịp nói đến, chƣa đƣợc đề cập, vì hoàn cảnh khách quan mà còn phải nhìn một cách phiến diện thì nay có điều kiện để đề cập đến và nhìn nhận lại... Văn học nước ta sau 1975, không chỉ phải “đọc lời ai điếu cho một nền văn chương minh họa”, tức là “đọc lời ai điếu” cho chính bản thân nó trước đó mà còn phải tự tìm tòi, tự đổi mới để chuyển mình kịp với thời đại, để có thể thích nghi với hiện thực mới. Yêu cầu này xem ra không phải dễ dàng gì bởi lực cản của “quán tính”, của “thói quen”, và bởi việc rũ bỏ chính bản thân mình bao giờ cũng khó khăn gấp bội việc rũ bỏ cái gì đó ở ngoài mình. Lẽ dĩ nhiên, yêu cầu bức thiết này không loại trừ thể loại tiểu thuyết, một thể loại đƣợc xem nhƣ chiếc “máy cái” của nền văn học hiện đại.
18
Để có thể nhìn nhận về những thành tựu của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 thường có 2 cách để xem xét. Thứ nhất, là nhìn nhận theo tiến trình vận động của thời gian. Thứ hai, là nhìn nhận theo cụm các tác phẩm có sự khác biệt về phương diện nghệ thuật. Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, nếu nhìn từ phương diện nghệ thuật có thể dễ dàng nhận ra hai xu hướng chính: hướng làm mới tiểu thuyết trên nền truyền thống và hướng cách tân theo tinh thần hiện đại. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi hiện tƣợng có những tác phẩm nằm giữa đường biên của hai xu hướng này. Do đó, chúng tôi chọn cách thứ nhất, dù rằng cách này hiện nay vẫn chƣa có đƣợc sự thống nhất trong cách phân kì. Có nhà nghiên cứu chia thành ba chặng đường: từ 1975 đến 1985, từ 1986 đến đầu thập kỉ 90 và từ 1993 đến nay. Có người lại chia thành hai chặng: từ 1975 đến 1985 và từ 1986 đến nay. Trên cơ sở tôn trọng những điểm đã thống nhất của các nhà nghiên cứu, kết hợp với việc xem xét ý nghĩa của những thời điểm lấy làm cột mốc, chúng tôi cho rằng tiểu thuyết Việt Nam hơn 30 năm qua, có thể chia thành ba chặng đường: từ 1975 đến 1985; từ 1986 đến hết thế kỉ XX và chặng đường của những năm đầu thế kỉ XXI.
a. Chặng đường từ 1975 đến 1985
Diện mạo của tiểu thuyết ở chặng này có thể khái quát trong hai từ:
“chuyển tiếp” và “dự báo”. Đây là thời kì “chuyển tiếp” từ văn học thời chiến tranh sang văn học thời hậu chiến với những tín hiệu có tính “dự báo” về một sự đổi mới thể loại sẽ bùng nổ ở chặng tiếp theo. Cho nên người ta còn gọi tiểu thuyết ở chặng này là tiểu thuyết những năm tiền đổi mới. Các tác phẩm ở chặng này chính là những dấu hiệu cho thấy ý thức đổi mới thể loại đang rõ dần.
Từ 1975 đến 1980, tiểu thuyết vẫn theo đà quay “quán tính” nghiêng về sự kiện, về sự bao quát hiện thực trong một diện rộng, cảm hứng sử thi vẫn chiếm vị trí đáng kể trong tƣ duy nghệ thuật của nhà văn. Có thể kể ra nhƣ:
19
Miền Cháy (1977), Lửa từ những ngôi nhà (1977) của Nguyễn Minh Châu;
Cha và Con và...(1979) của Nguyễn Khải; Đất trắng (tập I- 1979) của Nguyễn Trọng Oánh; Năm 75 họ đã sống như thế (1979) của Nguyễn Trí Huân; Trong cơn gió lốc (1980) của Khuất Quang Thụy; ... Những tác phẩm này vẫn tiếp tục mạch cảm hứng chủ đạo trong thời kì chiến tranh dù rằng ít nhiều đã cho thấy ý thức khắc phục cái nhìn lí tưởng hóa một chiều về hiện thực. Các tác phẩm kể trên đã đề cập kịp thời những vấn đề mới nảy sinh trong buổi giao thời từ chiến tranh sang hòa bình, khi mà cuộc sống lúc này không chỉ có niềm vui của hòa bình, của chiến thắng, của đoàn tụ mà còn của bao phức tạp, khó khăn và cả những mâu thuẫn mới nảy sinh. Các nhà văn lúc này không chỉ thấy mặt trước của tấm huy chương mà đã bắt đầu nhìn vào phía sau của tấm huy chương ấy. Nguyễn Trọng Oánh cho thấy qua Đất trắng, thời điểm khốc liệt nhất của chiến tranh là khi con người dao động, biến chất, niềm tin hao hụt. Nguyễn Minh Châu đƣa ra những dự cảm về một thời hậu chiến nhiều phức tạp trong lòng người (Miền Cháy), hay tình trạng những người lính anh hùng nhưng gắn với chiến trận quá lâu đang trở thành xa lạ với văn hóa thời bình (Lửa từ những ngôi nhà). Có thể nói, từ 1975 đến 1980, tiểu thuyết nước ta đã bắt đầu có sự thay đổi nhưng dẫu sao cũng chỉ mới dừng lại ở việc mở rộng đề tài, đề cập đến nhiều vấn đề hơn... còn về cơ bản vẫn gần với đặc điểm của tiểu thuyết giai đoạn trước.
Từ 1980, tiểu thuyết không chỉ mở rộng đề tài mà còn cố cƣỡng lại “từ trường” của tư duy sử thi để gia tăng chất “đời tư”, “thế sự”. Nếu nói theo Nguyễn Minh Châu thì cái “lớp men trữ tình hơi dày” mà các nhà văn thường
“tráng lên” hiện thực đang đƣợc cố gắng gột tẩy. Gặp gỡ cuối năm (1983) của Nguyễn Khải là cuộc đối thoại của nhiều luồng tư tưởng, nhiều quan niệm giá trị, ở đó chân lí cách mạng bị đặt dưới sự phán xét của những người “phía bên kia”. Thời gian của người (1985) cũng của Nguyễn Khải, là phép “tương
20
chiếu” những lựa chọn khác nhau: một ông linh mục, một ông giám đốc nông trường cao su, một chiến sĩ tình báo, một nữ chiến sĩ biệt động năm xưa hôm nay là bí thư huyện uỷ. Hoàn cảnh xuất thân của họ khác nhau, con đường đi của họ không giống nhau, nhƣng họ lại gặp nhau ở chỗ đều có tính cách mạnh mẽ, đều tôn thờ một cách sống: sống say mê, sống hết mình cho một niềm tin tốt đẹp nên đều có khả năng để lại “dấu vết” trong dòng thời gian miên viễn.
Mưa mùa hạ (1982), Mùa lá rụng trong vườn (1985) của Ma Văn Kháng, Cù lao Tràm (1985) của Nguyễn Mạnh Tuấn khẳng định nhân cách của những người “đi trước thời đại”, biết “phản biện” lại chân lí cũ, chỉ ra cái lỗi thời của cơ chế kinh tế bao cấp và cái bất cập trong những tiêu chí đánh giá con người nặng về ý thức hệ... Ở các tác phẩm này, bên cạnh cảm hứng ngợi ca đã xuất hiện cảm hứng phê phán, nhận thức lại; góc độ quan sát đánh giá con người dịch chuyển dần về phía đạo đức, thế sự. Sự dịch chuyển này nhìn bề ngoài tưởng như đơn giản nhưng đó là cả một quá trình trăn trở vật vã, tìm tòi thầm lặng mà quyết liệt của những nhà văn có mẫn cảm với đòi hỏi của cuộc sống và có ý thức trách nhiệm cao về ngòi bút của mình. Những tìm tòi bước đầu này đã mở ra cho văn học những hướng tiếp cận mới với hiện thực nhiều mặt, và là tiền đề để thực sự bước vào giai đoạn đổi mới ở chặng tiếp theo.
b. Chặng đường từ 1986 đến hết thế kỉ XX
Phải đến 1986, khi đất nước chính thức bước vào thời kì đổi mới, trong không khí dân chủ của đời sống văn học, tiểu thuyết mới thực sự đƣợc thay da đổi thịt. Diện mạo của tiểu thuyết ở chặng này có thể hình dung một cách giản lƣợc qua các cụm từ: cảm hứng nhìn thẳng vào sự thật với tinh thần nhân bản.
Tiểu thuyết, với đặc trƣng thể loại riêng biệt, đã bộc lộ ƣu thế của mình trong cách “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”. Và tiểu thuyết bước vào mùa nở rộ! Đội ngũ người viết ngày càng đông đúc, số lượng tác phẩm ngày càng dồi dào. Có thể kể ra đây hàng loạt các tác phẩm đã làm
21
xôn xao dư luận một thời: Thời xa vắng (Lê Lựu), Bên kia bờ ảo vọng (Dương Thu Hương), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Đám cưới không có giấy giá thú (Ma Văn Kháng), Một cõi nhân gian bé tí (Nguyễn Khải), Phố, Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Bến không chồng (Dương Hướng), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Người và xe chạy dưới ánh trăng (Hồ Anh Thái), Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh), Cơ hội của chúa (Nguyễn Việt Hà), Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Tấm ván phóng dao (Mạc Can), Ba người khác (Tô Hoài), Cuộc đời dài lắm (Chu Lai), ... Viết dưới ánh sáng của thời kì đổi mới, mỗi nhà văn đƣợc tự do lựa chọn những mảng đề tài khác nhau (bởi đã qua rồi cái thời ngự trị của “chủ nghĩa đề tài”), nhƣng các tác phẩm của họ lại có một hệ quy chiếu chung, đó là: các giá trị nhân bản. Không phải sự kiện lịch sử mà số phận cá nhân mới là trung tâm chú ý. Từ những hình tƣợng tập thể và quần chúng, tiểu thuyết ngày càng quan tâm xây dựng các hình tƣợng có cá tính và có số phận riêng tƣ. Từ những hình tƣợng tiêu biểu cho ý chí cách mạng, tiểu thuyết ngày càng quan tâm đến việc xây dựng những tính cách trong mối liên hệ nhiều chiều của con người. Nhờ đó, các nhân vật tồn tại như một nhân cách, chứ không còn là một “ý niệm”. Nó cũng khác với con người giai cấp, con người dân tộc có tính chất đơn điệu của một thời. Đúng như Ma Văn Kháng viết: “Phải chăm lo cho từng người. Cá tính mãi mãi tồn tại và đòi hỏi được quan tâm”. Và nó không những đƣợc quan tâm mà đã trở thành đối tƣợng thẩm mĩ quan trọng của văn học đương đại.
Chính vì khuynh hướng đổi mới này mà tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu ngay khi mới xuất hiện đã trở thành sự kiện văn học nổi bật của những năm 1986-1987. Với tiểu thuyết này, Lê Lựu đã đặt ra một vấn đề hết sức sâu sắc: nhận thức lại một thời mới đây thôi mà tưởng như đã xa vắng từ thuở nào. Ấy là cái thời con người chỉ tưởng có lạc quan, chỉ thấy toàn anh hùng
22
mà không đƣợc biết đến bi kịch, đến nỗi đau riêng tƣ. Lê Lựu đã chỉ ra khía cạnh ấy. Người anh hùng Giang Minh Sài đã làm nên bao chiến công vang dội, bao chiến tích vẻ vang nhƣng chính cuộc đời anh lại đầy đắng cay, bi kịch. Cái mà tác giả quan tâm không phải là những chiến công, ở sự ngƣỡng vọng mà chính là ở nỗi đau nhân thế của người anh hùng. Đấy là cái bi kịch của một thời con người tự hi sinh cá nhân để vươn tới cái tập thể một cách giản đơn, cứng nhắc, để rồi suốt đời thất bại! Rồi Bến không chồng của Dương Hướng, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng,... cũng nằm trong khuynh hướng nhận thức lại hiện thực, phơi bày những mặt trái còn bị che khuất, lên án những lực lượng, những tư tưởng và thói quen đã lỗi thời, trở thành vật cản trên bước đường phát triển của xã hội. Có thể nói, ở chặng này, với sự tiếp tục hướng tiếp cận đời sống trên bình diện thế sự - đời tư đã được mở ra ở nửa đầu những năm 80, nhiều cây bút đã đi vào thể hiện mọi khía cạnh của đời sống cá nhân và những quan hệ thế sự đan dệt nên cuộc sống đời thường phức tạp. Phát triển thể tài thế sự - đời tư, tiểu thuyết có khả năng đi sâu vào ngõ ngách tâm hồn con người, suy nghĩ cặn kẽ về các trạng thái nhân thế, nhất là trong hoàn cảnh một xã hội từ trong chiến tranh ba mươi năm bước sang đời sống hòa bình đầy phức tạp và thử thách. Điều này đã mang đến cho tiểu thuyết tính phân tích, tính triết luận rất đáng quan tâm. Đây là cái phẩm chất mà tiểu thuyết nói riêng, văn xuôi nói chung một thời thiếu vắng!
Điểm đặc biệt nhất ở chặng này, chính là, bên cạnh xu hướng làm mới tiểu thuyết trên nền truyền thống (với nhiều cây bút thuộc các thế hệ đã sáng tác từ trước 1975 như Tô Hoài, Nguyễn Khải, Hồ Phương, Nguyễn Xuân Khánh, Ma Văn Kháng,...cùng các nhà văn trưởng thành từ thời kì kháng chiến chống Mĩ và sau khi kết thúc chiến tranh nhƣ Lê Lựu, Chu Lai, Tô Nhuận Vỹ,...) là sự manh nha xuất hiện của xu hướng cách tân theo tinh thần
23
hiện đại. Sự khác biệt lớn nhất ở hai xu hướng này là ở chỗ: xu hướng làm mới tiểu thuyết trên nền truyền thống vẫn coi câu hỏi “viết về cái gì” là quan trọng và trọng tâm hơn hẳn câu hỏi “viết nhƣ thế nào”, hơn nữa, sự “làm mới”
ở xu hướng này vẫn không đủ sức để tạo ra một bước ngoặt trong tư duy thể loại. Chỉ ở xu hướng thứ hai thì câu hỏi “có thể viết tiểu thuyết như thế nào?”
mới trở thành mối bận tâm lớn nhất của người cầm bút. Những nhà văn thuộc xu hướng này đã đổi mới hình thức thể loại bằng cách vận dụng những kĩ thuật tự sự hiện đại phương Tây, trên cơ sở đổi mới quan niệm về tiểu thuyết.
Khởi đầu cho sự xuất hiện của xu hướng này ở Việt Nam là Thiên sứ (1988) của Phạm Thị Hoài. Thiên sứ xứng đáng đƣợc coi là tác phẩm quan trọng với ý nghĩa nó đề xuất một tinh thần thẩm mĩ mới, một quan niệm tiểu thuyết mới. Phạm Thị Hoài công khai khiêu khích, “gây hấn” với kinh nghiệm văn chương truyền thống khi “trình làng” một văn bản lạ lẫm: từ hình thức đến nội dung, từ kết cấu trần thuật đến hình tƣợng, từ nhân vật đến lời văn, câu văn,... Câu chuyện là sự lắp ghép những mảnh vụn của hiện thực (mà phần nhiều là cái hiện thực đã bị bịa đặt một cách cố ý). Tác giả không gây hứng thú ở bản thân câu chuyện mà như đang bày trước độc giả cuộc chơi tạo lập văn bản: chơi cấu trúc, chơi nhân vật, chơi cú pháp,... Rõ ràng là Phạm Thị Hoài muốn lái mối quan tâm của người đọc từ nội dung câu chuyện sang phần diễn ngôn của văn bản. Điều này đòi hỏi người đọc tiếp nhận tiểu thuyết trước hết nhƣ tiếp nhận một cấu trúc ngôn ngữ. Có thể nói, dấu ấn của lối viết hậu hiện đại ở Việt Nam đến nữ tác giả này mới thật sự rõ nét và tạo đƣợc hiệu ứng thẩm mĩ đáng kể về tiếp nhận.
Sau Thiên sứ, Nỗi buồn chiến tranh (1990) của Bảo Ninh tiếp tục làm nên dấu ấn thứ hai cho xu hướng cách tân theo tinh thần hiện đại. Nỗi buồn chiến tranh giống nhƣ “trò chơi lỏng” của ngôn từ: cách tổ chức văn bản trƣợt khỏi quan niệm thông thường về “mạch lạc”, logic ngữ nghĩa bị vi phạm, sự
24
gắn kết hình ảnh, cảm xúc trong dòng kí ức nhân vật triền miên bất định hiện ra không theo trật tự nào mà tùy tiện, ngẫu nhiên, nhảy cóc,... Đây chính là sự sáng tạo đầy tính chủ động của tác giả cho câu hỏi “có thể viết tiểu thuyết nhƣ thế nào?”. Trong tác phẩm, câu chuyện chiến tranh đến với bạn đọc qua dòng ý thức “rối bời bấn loạn” của một người lính bị chấn thương tinh thần nặng nề. Đã thế người kể chuyện xưng “tôi” cứ nhấn mạnh mãi với người đọc rằng những gì mà người lính tên Kiên ấy viết ra hoàn toàn khó mà xác tín được bởi khi viết tâm trạng anh ta “nhƣ mấp mé bờ vực”, bởi anh ta luôn “ngờ vực sự sáng suốt của mình”. Người kể chuyện khi cố gắng sắp xếp đống bản thảo mà Kiên bỏ lại đã hoàn toàn bất lực, không biết cần sắp xếp trật tự các trang nhƣ thế nào. Người kể chuyện luôn luôn thú nhận sự bối rối của chính mình: “tôi không biết”, “tôi không hiểu gì cả”,... Không còn một người kể chuyện “biết tuốt” và toàn năng, không còn kiểu viết truyện có đầu có cuối theo logic nhân - quả,... Bảo Ninh đã lái hứng thú của người đọc tiểu thuyết chuyển dần từ nội dung câu chuyện sang các nguyên tắc tạo lập văn bản, sang “hành ngôn”.
Giống nhƣ Thiên sứ, với Nỗi buồn chiến tranh, hình thức của tiểu thuyết đã thành một nội dung của chính nó!
Tiếc là xu hướng tìm tòi này không được tiếp tục trong khoảng gần 10 năm ở thập kỉ 90. Đến vài năm cuối thế kỉ XX mới có lác đác một vài tiểu thuyết thể hiện sự phá cách về hình thức thể loại. Và phải chờ đến chặng tiếp theo, tức chặng đường của những năm đầu thế kỉ XXI, chúng ta mới chứng kiến sự bùng nổ thật sự của xu hướng đổi mới cách viết này. Còn xét riêng trong chặng đường thứ hai này (tức từ 1986 đến hết thế kỉ XX) thì tiểu thuyết làm mới trên cái khung truyền thống vẫn chiếm đa số và đạt đƣợc nhiều ƣu thế hơn ở khía cạnh thu hút đƣợc đông đảo độc giả bởi nó có những cách tân thú vị mà lại không gây nhiều khó khăn cho sự tiếp nhận của bạn đọc.