Tạ Duy Anh - “lão Khổ” trong văn chương

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết tạ duy anh 2015 (Trang 34 - 39)

CHƯƠNG 1. TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975

1.2. VỊ TRÍ CỦA TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH TRONG QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975

1.2.1. Tạ Duy Anh - “lão Khổ” trong văn chương

Khi muốn nói về một nhà văn, chúng tôi rất muốn “định danh” bằng đôi ba từ nào đó để cho người đọc dễ nhớ và cũng để nhà văn đó không bị nhầm lẫn giữa rất nhiều những gương mặt nhà văn đặc sắc khác. Lẽ dĩ nhiên những từ ngữ định danh này không thể mang tính bao quát “đại diện” cho chân dung một nhà văn (bởi điều này là rất khó) nhƣng hi vọng qua cách gọi ngắn gọn bằng một vài từ ngữ, chúng ta ít nhiều dễ dàng phân biệt đƣợc nhà văn này với nhà văn khác.

Với trường hợp Tạ Duy Anh, chúng tôi muốn gọi đó là một “lão Khổ trong văn chương”. Không phải chỉ vì “lão Khổ” là tên một tác phẩm nổi tiếng của Tạ Duy Anh (nên khi nói “lão Khổ trong văn chương” người ta sẽ biết ngay đó là Tạ Duy Anh) mà còn vì nhiều điểm tương thích khá thú vị giữa Tạ Duy Anh với nhân vật lão Khổ của mình. Có lẽ sự tương thích này không hoàn toàn là ngẫu nhiên mà nhƣ Tạ Duy Anh từng nói: “mỗi nhà văn thực ra chỉ viết cuốn sách về chính anh ta”. Và phải chăng, cũng không hoàn toàn ngẫu nhiên khi nhà văn đặt tên cho nhân vật của mình là Tạ Khổ? Những người xung quanh Tạ Duy Anh thường nói vui rằng, đúng là Tạ Duy Anh

“khổ” thật. Mang mặc cảm xấu xí và còi cọc về hình thức từ nhỏ, tuy có tài năng nhưng con đường Tạ Duy Anh đi lại không hề được bằng phẳng. Đời sống vật chất thì chưa được tương xứng với tài năng. Có khi phải viết đến hói cả đầu, lòi cả mắt để trả nợ; phải viết giữa những lúc hoạn nạn vợ ốm con đau, giữa những lần chảy máu dạ dày thập tử nhất sinh,… Nên ngay cả cánh phóng viên cũng thường gọi Tạ Duy Anh là “lão Khổ”, một “lão Khổ trong văn chương”.

30

Tạ Duy Anh tên khai sinh là Tạ Viết Dũng, sinh ngày 9 tháng 9 năm 1959 tại làng Đồng, xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây. Sinh ra trong một gia đình không có truyền thống gì về văn chương, thậm chí người trong làng Đồng bấy giờ còn cho rằng chẳng ai có thể làm nên trò trống gì bằng học hành, “tôi không đƣợc chuẩn bị mảy may để trở thành nhà văn” - đó là lời tâm sự của Tạ Duy Anh khi nhìn lại hành trình đến với văn chương của mình. Việc đến với văn chương và trở thành nhà văn, với Tạ Duy Anh cũng thật sự là một cơ duyên của số phận. Sau khi học xong bậc tú tài, Tạ Duy Anh lên sông Đà học lớp chuyên nghiệp giám sát bê tông. Thời gian này ông có viết nhƣng mới chỉ là những tập tành của những thể nghiệm ban đầu, chƣa để lại ấn tƣợng nào đặc biệt. Cho đến năm 1980, lúc này Tạ Duy Anh cũng chỉ mới 20 tuổi, khi đi thực tập, trong căn lều heo hút ngọn đèn dầu, một đêm ông thấy trong mình “cứ cựa quậy một cái gì đó” ngày càng mãnh liệt, thôi thúc ông phải cầm bút. Và truyện ngắn Để hiểu một con người ra đời. Bút danh Tạ Duy Anh cũng chợt nảy ra rất tình cờ và được ông đề ngay phía dưới. Truyện đƣợc đăng ở báo Lao động - một tờ báo danh giá thời bấy giờ. Đó là ấn tƣợng đầu tiên để người đọc bắt đầu biết đến cái tên Tạ Duy Anh. Trong hai năm 1982, 1983, ông viết một loạt truyện ngắn về công trường thủy điện sông Đà.

Nhƣng chính bản thân ông lại cảm thấy không tự tin chút nào về những tác phẩm này của mình. Có lẽ ông cần thêm nhiều thời gian để trải nghiệm và để viết những điều máu thịt của mình chăng? Và vì chƣa thực sự tự tin nên giai đoạn này ông cũng chƣa hề nghĩ đến việc sẽ trở thành một nhà văn chuyên nghiệp. Năm 1985, Tạ Duy Anh nhập ngũ. Hai năm sau, ông xuất ngũ về làm việc tại công ty thủy điện sông Đà. Những năm tháng “trải” đời này đã giúp Tạ Duy Anh “nghiệm” ra thêm nhiều điều trong cuộc sống. Năm 1988, trở về làng Đồng trong một chiều âm u, ông chợt nhận thấy mình có thể viết về làng quê của mình bằng tất cả vốn sống và vốn kí ức mà mình có. Ông viết truyện

31

ngắn Lũ vịt trời, viết liên tiếp, liền một mạch vào những vỏ bao thuốc lá, dày chi chít những chữ nhỏ xíu. Có thể nói, hành trình đến với văn chương nghệ thuật của Tạ Duy Anh tuy đƣợc manh nha từ sớm nhƣng chỉ đến khi viết vịt trời, ông mới có cảm giác mình hoàn toàn tự tin. Cũng từ đó, ông quyết tâm theo đuổi con đường văn chương chuyên nghiệp. Và cũng trong năm, ông nhập học ở trường viết văn Nguyễn Du.

Chỉ một năm sau, năm 1989, với sự xuất hiện của truyện ngắn Bước qua lời nguyền, Tạ Duy Anh thật sự đã trở thành một cái tên nổi bật đƣợc nhiều độc giả chú ý. Chính truyện ngắn này đã mang lại vinh quang rực rỡ cho Tạ Duy Anh. Với việc lấy tên tác phẩm để gọi tên “có một dòng văn học bước qua lời nguyền”, nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến (cũng là thầy của Tạ Duy Anh) đã gián tiếp khẳng định: Bước qua lời nguyền không chỉ có giá trị nhân văn mà còn là một tư tưởng có tầm thời đại - nhu cầu tự vấn để phát triển của mỗi con người, của mỗi dân tộc. Chính những lời nhận định của một người đầy uy tín nhƣ Hoàng Ngọc Hiến đã khiến tác phẩm càng thu hút đƣợc sự chú ý của dư luận. Đây quả thật là một sự khởi đầu tốt đẹp cho một người mới chân ướt chân ráo vào trường học viết văn như Tạ Duy Anh. Trước khi hoàn thành khóa học ở trường viết văn Nguyễn Du, ông cho công bố tiểu thuyết Khúc dạo đầu (1991), tiếc là tiểu thuyết đầu tay này còn quá khó đọc và Tạ Duy Anh chƣa thực sự để lại dấu ấn của mình ở mảng thể loại này. Nhƣng, chỉ một năm sau, Tạ Duy Anh đã kịp chứng minh tài năng của mình khi cho ra đời tiểu thuyết Lão Khổ (1992). Nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến cho đó là

“một giả thuyết văn học về bản chất và thân phận người nông dân Việt Nam”.

Cũng trong năm 1992, ông tốt nghiệp trường viết văn Nguyễn Du (khóa IV). Với thành tích thủ khoa khóa học (đồng thủ khoa với nhà văn Võ Thị Xuân Hà), ông được giữ lại trường giảng dạy về bộ môn Sáng tác văn học.

Thế là Tạ Duy Anh tiếp tục gắn bó với mái trường này thêm 8 năm nữa. Có lẽ

32

do tập trung nhiều vào công việc giảng dạy nên sức viết của Tạ Duy Anh ở giai đoạn này cũng chƣa thật sự sung sức và hầu nhƣ chỉ tập trung vào thể loại truyện ngắn. Đó là các tập truyện ngắn nhƣ: Luân hồi (1994), Ánh sáng nàng (1997), và một số tập truyện dành cho thiếu nhi nhƣ: Hiệp sĩ áo cỏ (1993), Quả trứng vàng (1998),…

Đến năm 2000, Tạ Duy Anh chuyển sang làm biên tập viên của Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam. Từ năm 2000 đến nay chính là thời kì sáng tác sung sức nhất của Tạ Duy Anh khi ông cho ra đời một loạt các tuyển tập truyện ngắn nhƣ: Những truyện không phải trong mơ (2002), Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh (2003), Ba đào kí (2004), Bố cục hoàn hảo (2004). Đặc biệt thời kì này, Tạ Duy Anh rất thành công với thể loại tiểu thuyết: Đi tìm nhân vật (2002), Thiên thần sám hối (2004), Giã biệt bóng tối (2008). Tài năng tiểu thuyết của Tạ Duy Anh nhƣ vun trồng bao lâu, nay mới đến mùa chín rộ. Đó là chƣa kể đến tập tản văn Ngẫu hứng Sáng, Trưa, Chiều, Tối cũng gây đƣợc nhiều thiện cảm trong lòng độc giả. Phải chăng sự tích luỹ vốn sống khi bước vào độ tuổi trung niên, cộng với sự chín chắn của tuổi nghề sau gần 30 năm cầm bút đã giúp Tạ Duy Anh thực sự bước vào giai đoạn độ chín của tài năng?

Bước vào tuổi 30, Tạ Duy Anh đã tự coi mình như một người già, “chả hiểu sao tôi cứ thấy mình già lắm rồi”. Phải chăng vì thế ông từng lấy bút danh cho mình là Lão Tạ? Mà nhìn bề ngoài, Tạ Duy Anh đúng là sống nhƣ một người già thật. Những người xung quanh nhận xét ông sống mô phạm, đến mức rụt rè và cẩn thận. Thích ở nhà hơn là đến chỗ đông người. Thích một mình hơn là tham gia vào các công việc tập thể. Thích sự tĩnh tâm hơn là hội hè đàn đúm. Thích sự tự trải nghiệm qua mỗi ngày sống hơn là những chuyến đi thực tế. Thích cách làm việc nguyên tắc (theo nghĩa tập trung và nghiêm túc) hơn là buông lỏng và ngẫu hứng. Cho nên cũng không ngạc

33

nhiên khi Tạ Duy Anh tuyên bố: “tôi thích sự cô độc”. Bởi, với Tạ Duy Anh, sự cô độc chính là “điều kiện cần” cho sự sáng tạo nghệ thuật, “nghệ thuật chỉ nên một mình”.

Trong nhiều lần trả lời phỏng vấn, Tạ Duy Anh cũng thường hay nhấn mạnh: “Tôi đã tự coi mình là người già”. Trước những luồng ý kiến khen chê trái chiều về các tác phẩm của mình, ông thường tỏ ra bình thản, không quan tâm, bởi “người già có tật không dễ bị tác động bởi bên ngoài”. Mà đúng là, nhìn những gì ông làm, người ta hiểu ông “không dễ bị tác động bởi bên ngoài” thật. Ông cứ đi, cứ viết trên con đường mình đã chọn. Với Lão Tạ, thà chấp nhận sự bài xích, chê bai để mỗi cuốn sách của mình là “độc bản” còn hơn là chỉnh sửa theo ý kiến số đông để rồi nó trở thành “phiên bản” hoặc

“thế bản”. Thà chấp nhận sự thất bại để thay đổi thói quen cầm bút và đọc còn hơn là có đƣợc sự thành công theo những lối mòn. Tạ Duy Anh là nhƣ thế!

Đúng là “duy chỉ có anh” thật, như nhiều người vẫn đùa. Chúng ta không bàn luận cách sống, cách suy nghĩ, cách thay đổi đó đúng hay sai, và giúp Tạ Duy Anh thành công đến mức nào. Những cái đó còn cần thời gian trả lời. Chỉ biết chắc một điều, Tạ Duy Anh đã đem đến cho chúng ta một cảm nhận rất nhân văn về cách sống cùng trách nhiệm của người nghệ sĩ đích thực. Chúng ta tôn trọng cá tính và tinh thần dũng cảm đó của ngòi bút Tạ Duy Anh! Chính tinh thần dám nghĩ dám làm, luôn luôn khao khát sự đổi mới là điều khiến cho nhiều người, dù có thể không yêu văn chương Tạ Duy Anh nhưng lại không thể không phục, dù có thể không thích nhƣng không thể không tôn trọng!

Bởi làm sao không tôn trọng cho đƣợc một nhà văn có thái độ nghiêm túc và đam mê với nghề, dám sẵn sàng với những cuộc thử thách táo bạo trong cách viết, cái mà nhiều người cho là “dám đâm vào bụi rậm” để tìm một lối đi riêng? Tạ Duy Anh sẵn sàng trả giá để bước đi trên con đường hẹp và đầy chông gai. Đấy không đơn thuần là sự liều lĩnh như nhiều người nhận xét,

34

đấy là một thái độ thực sự nghiêm túc, cầu thị và một khát vọng cách tân mãnh liệt đối với văn chương. Và đúng là, Tạ Duy Anh đã “đi xa hơn” thật.

Sức hút của cái tên Tạ Duy Anh, chỉ xét riêng đối với các sinh viên, học viên làm khóa luận đã phần nào chứng minh cho điều đó.

Rất nhiều lần trong tác phẩm cũng nhƣ trong các bài phỏng vấn, Tạ Duy Anh đều nêu câu hỏi: “Tôi là ai?”. Và ông luôn tìm cách trả lời câu hỏi đó từ những góc độ khác nhau. Khi là những lời tự bạch, khi là lời nhân vật mà ông muốn mƣợn để gửi gắm suy tƣ của mình. Nhƣng xem ra, ngay cả bản thân Tạ Duy Anh cũng thật khó lòng để trả lời câu hỏi trên. Với vài trang viết về cuộc đời và con người của tác giả này, chúng tôi chỉ hi vọng đem đến một cách nhìn ấn tượng nhất về Tạ Duy Anh- một gương mặt mới trên hành trình nỗ lực cách tân văn học của nước nhà.

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết tạ duy anh 2015 (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)