CHƯƠNG 2. THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG CỦA TIỂU THUYẾT TẠ
2.2. HÌNH TƢỢNG KHÔNG GIAN
Hình tƣợng không gian hay còn gọi là “không gian nghệ thuật” là khái niệm để chỉ một yếu tố hình thức của tác phẩm, đƣợc hình thành thông qua sự mô tả của nhà văn. Không gian nghệ thuật là môi trường hoạt động, là nơi xảy ra hoạt động của nhân vật. Tuy nhiên, đấy không phải là sự phản ánh giản đơn không gian địa lí hay không gian vật lí, vật chất mà là một “khổng quyển”
tinh thần bao bọc cảm thức con người. Việc chiếm lĩnh và tái tạo không gian trong văn học không chỉ là hoạt động tái hiện thế giới, mà còn là hoạt động biểu hiện tư tưởng, tình cảm của con người. Không gian nghệ thuật tồn tại ở nhiều hình thức: không gian hạn định, không gian không hạn định, không gian tâm tưởng,… Trong khảo sát thi pháp học, không thể không khảo sát
68
hình tƣợng không gian vì đây là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống.
2.2.1. Không gian hiện thực - một không gian tù đọng và đầy bất trắc
Không gian hiện thực hay còn gọi là không gian bên ngoài nhân vật, là không gian đời sống của nhân vật. Về mặt lí luận, không gian bên ngoài thường có tính chất mở và là không gian của đám đông, không gian của sự kiện, không gian diễn ra hành động của nhân vật. Trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh, không gian này nổi bật với tính chất khép kín, chật chội, tù đọng và đầy bất trắc, dù đó là ở nông thôn nhƣ làng Đồng (Lão Khổ), làng Thổ Ô (Giã biệt bóng tối), hay ở thành thị nhƣ phố G (Đi tìm nhân vật) hay trong phòng chờ sinh (Thiên thần sám hối).
Không gian trong Giã biệt bóng tối tập trung ở cái làng Thổ Ô nghèo đói, vất vả với những con người vừa đáng trách vừa đáng thương. Mở đầu câu chuyện, người đọc đã phải chú ý ngay đến cái làng Thổ Ô này, nơi mà chỉ trong một thời gian ngắn đã xảy ra biết bao cái chết thương tâm mà không rõ lí do. Không gian làng quê lẽ ra là không gian thân thuộc, không gian của sinh hoạt cộng đồng thì “bỗng nhiên” trở nên đáng sợ, nguy hiểm và đầy bất trắc khiến người trong làng không dám ra ngoài vào ban đêm, đi đâu cũng phấp phỏng lo sợ. Đến ngôi miếu thành hoàng của làng cũng bị bỏ quên và chỉ còn là nơi trú ngụ của một chú bé lang thang. Đó là chƣa kể trong Giã biệt bóng tối còn có sự xuất hiện của nhiều không gian hiện thực khác. Những không gian này có khuynh hướng càng ngày càng khép kín hơn, chật chội hơn, tù đọng hơn và cũng không kém gì không gian làng Thổ Ô ở khía cạnh khắc nghiệt và đầy bất trắc của nó. Xuất hiện trong không gian ấy, nhân vật trở nên dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết. Đó là không gian mà thằng Thượng ở, là cái
“miếu hoang từ lâu đã không còn ai hương khói”. Là không gian hội trường,
69
không gian của quán bar đủ hạng người: gã xe ôm, mấy mụ cave, đám trí thức... Đó có khi là ngôi nhà kín cổng cao tường của bọn nghiện hút mang đầy vẻ đáng sợ, nguy hiểm vì đã bắt nhốt thằng bé Thƣợng và nó đã phải tìm mọi cách để trốn thoát khỏi không gian ấy. Đó có khi là không gian hè phố, nơi để một ả cave kiếm tiền, nơi một chú bé lang thang cuộn tròn mình nằm chờ trời sáng. Thậm chí không gian tự nhiên mở đầu ngày mới cũng đƣợc tác giả miêu tả với đầy tính báo hiệu về một sự bất trắc nào đấy: “gió thổi nhè nhẹ, đuổi nhau ra tít xa xa rồi về lại điểm xuất phát. Tiếng con gà choai nào đó cất tiếng lên khe khé nghe rợn hết tóc gáy cả bình minh”.Tiếng gà gáy lúc bình minh mà lại “nghe rợn hết tóc gáy”? Phải chăng việc xây dựng một không gian khắc nghiệt và đầy bất trắc chính là một dụng ý của Tạ Duy Anh nhằm tạo “nền” cho sự xuất hiện các nhân vật của mình? Ngự trị trong không gian tối tăm ấy là thế lực của đồng tiền “không có đồng tiền nào bẩn hay sạch mà chỉ có tiền và tiền thôi”. Bởi thế, trong tâm hồn thơ ngây của một đứa trẻ bị quăng quật vào những không gian ấy thì“nơi nào cũng lạ lẫm”.
Trong Giã biệt bóng tối nói riêng và trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh nói chung, rất hiếm khi xuất hiện những khoảng không gian bao la, rộng lớn.
Thay vào đó, không gian mang tính chất khép kín, chật chội và tù túng. Nhƣ không gian ngôi miếu hoang - nơi thằng Thƣợng và “kẻ giấu mình trong bóng tối” thường đối thoại. Như không gian phòng trọ của nhân vật Bính và ả cave.
Như không gian kín cổng cao tường của nhà bà chủ - người tình của Bính.
Nhƣ không gian ở sở cảnh sát với những câu tra hỏi làm ức chế tinh thần nhân vật (không gian tưởng chừng như trang trọng này lại chính là chỗ ẩn náu của bọn tri thức rởm đội lốt người thi hành công vụ). Tất cả khiến cho câu chuyện thấm đƣợm một không khí tù đọng giam hãm đến mức khó chịu, gây cảm giác bức bách cho chính người tiếp nhận cũng như những độc giả đang theo dõi câu chuyện. Ra khỏi không gian chật hẹp này, tác giả lại đưa người đọc vào
70
một không gian chật hẹp khác. Đó là không gian nhỏ bé của nhà lão Bính.
Các nhân vật gặp gỡ và đối thoại với nhau trong căn nhà mà lão Bính đã dốc hết tiền bạc để xây nên. Kết thúc câu chuyện, các nhân vật cùng nhau bước ra khỏi không gian gò bó tối tăm ấy nhƣ một cách “giã biệt bóng tối”.
Không gian trong tiểu thuyết Lão Khổ cũng quy tụ lại ở một cái làng, đó là làng Đồng. Mở đầu là hình ảnh một người hành hương từ xa về tìm làng Đồng. Rồi đến câu chuyện của những người ở trong làng Đồng và những người rời làng Đồng đi xa. Làng Đồng được coi là không gian cộng đồng, không gian tập thể, nơi gắn kết của các nhân vật trong truyện. Nó đƣợc xem nhƣ một góc xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Vậy mà ấn tƣợng chung nhất về làng Đồng lại là sự ngột ngạt vì những con người hận thù nhau đến truyền kiếp, lại là sự hiểm nguy của nó vì những cuộc thanh trừng nhau đến đẫm máu. Con người tồn tại trong không gian ấy không có chút gì đảm bảo về sự an toàn cho chính bản thân mình. Đó là cái chết của Tài Lụy, mụ Quản, lão Phụng, ông Năm - những cái chết bất thình lình mà chẳng có gì báo trước. Dễ dàng nhận thấy không gian làng quê trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh không phải là nơi để con người đoàn kết và bao bọc nhau như ấn tượng bao đời nay về làng quê đất Việt. Ngược lại, làng quê lại là môi trường sống khắc nghiệt và đầy bất trắc đối với bất kì ai.
Đến Đi tìm nhân vật và Thiên thần sám hối, Tạ Duy Anh đã có một sự chuyển đổi không gian khác biệt. Đó không còn là không gian làng quê nữa mà đã không gian của thị thành. Nhƣng sự chuyển đổi không gian ấy vẫn không làm thay đổi tính chất không gian trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh, ấy là sự tù đọng và đầy bất trắc của nó. Trong Thiên thần sám hối, cái phòng chờ sinh nhỏ bé, chật hẹp lại là nơi xảy ra bao nhiêu chuyện đáng sợ. Không chỉ gieo vào lòng người đọc ấn tượng về sự tù túng, ngột ngạt, bức bách vì chuyện sinh nở khó, những tiếng kêu la vì “vƣợt cạn”, mà còn là nơi lắng lại
71
những câu chuyện kinh hoàng về tội ác liên quan đến chuyện bào thai và sinh đẻ.
Không gian phố G trong Đi tìm nhân vật đƣợc Tạ Duy Anh chú thích là không gian chính của truyện. Là “phố” nên lẽ dĩ nhiên là đông đúc. Ấy thế mà, sự đông đúc ấy không sao xóa đi ấn tƣợng về một khu phố khắc nghiệt và đầy bất trắc cho con người. Đó là nơi xảy ra nhiều vụ án mạng đến nỗi không ai thèm bận tâm. Việc có một thằng bé đánh giày bị đâm chết hôm qua hay không lại trở thành chuyện khó xác tín vì không ai quan tâm đến thân phận một thằng bé đánh giày, vì “hôm nào chẳng có nhiều án mạng xảy ra”, vì ai cũng sợ liên lụy đến mình nên có khi biết mà phải đề phòng, không dám trả lời. Vậy ra, nơi phố phường đông đúc mà mạng con người lại trở nên rẻ rúng quá, vô nghĩa quá. Tồn tại trong không gian ấy làm sao con người có cảm giác an toàn cho đƣợc? Sự khắc nghiệt và đầy bất trắc của không gian phố G còn thể hiện ở chi tiết một chị nhà quê lên phố thì bị cắt bóp, mất hết tiền và chỉ còn biết gào khóc trong khi những người xung quanh lại xem chị như một trò cười mua vui.
Ấn tƣợng về một không gian tù đọng và đầy bất trắc còn đƣợc Tạ Duy Anh nhấn mạnh bằng cách để cho nhân vật xuất hiện ở những điểm không gian chật hẹp hơn nhƣ quán bar với tên gọi Cảm giác thiên đường, cửa hiệu thời trang với tên gọi Hơn cả sự gợi cảm. Nhƣng những không gian này đều ẩn chứa sự nguy hiểm đối với nhân vật chính. Vô tình lạc vào một quán bar, nhân vật tôi “cảm thấy bị uy hiếp từ bốn phía” [6, tr.60]. Không gian lúc đó càng trở nên đáng sợ hơn khi nhân vật tôi tiếp tục bị đẩy vào một không gian chật hẹp khác: “mụ không dẫn tôi vào căn phòng lúc trước mà theo một lối hành lang vào sâu hơn rồi rẽ lên gác hai. Tại đây mụ dẫn tôi lòng vòng thêm một đoạn nữa trước khi vào căn phòng trang trí loè loẹt, chỉ nhìn qua cũng biết là phòng ở riêng của mụ” [6, tr.65]. Một điều thú vị trong Đi tìm nhân vật
72
là không gian càng khép kín bao nhiêu thì càng trở nên đáng sợ, bất trắc và nguy hiểm bấy nhiêu. Còn gì khép kín hơn là căn phòng riêng của chính mình? Ấy thế mà, ngay cả khi trú ngụ trong căn gác nhỏ ở phía tít trên tầng của một khu tập thể - là nơi sinh sống riêng tƣ hằng ngày của mình, nhân vật tôi vẫn không sao vơi bớt cảm giác sợ hãi, vẫn phải quay cuồng trong nỗi đau vì đói khát, vì bệnh tật…
Có thể nói, điểm chung của tất cả những không gian trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh là sự tù đọng và đầy bất trắc đối với nhân vật. Cho nên, có lẽ không có gì là sai khi khẳng định: tạo dựng một không gian khép kín, chật chội, tù đọng với đầy hiểm nguy và bất trắc chính là một nét thủ pháp thường trực khi viết tiểu thuyết của Tạ Duy Anh.
2.2.2. Không gian tâm tưởng - không gian của nỗi sợ hãi và sự cô đơn
Không gian tâm tưởng là không gian bên trong nhân vật, là kiểu không gian không hạn định và phi vật chất. Một nét đặc sắc trong thi pháp của Tạ Duy Anh là sự đan xen giữa không gian hiện thực và không gian tâm tưởng.
Nhân vật vì thế có sự phức tạp trong tính cách nhờ đƣợc soi chiếu trong cả hai kiểu không gian này.
Trong không gian tâm tưởng của riêng mình, các nhân vật của Tạ Duy Anh thường xuyên phải đối diện với nỗi sợ hãi và sự cô đơn. Nỗi sợ hãi và sự cô đơn trở thành những đặc điểm nhất quán làm nên nét đặc sắc riêng cho kiểu không gian tâm tưởng trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh.
Ở Thiên thần sám hối đó là nỗi lo sợ bị báo ứng của những người mẹ đã trót bỏ con mình một cách tàn nhẫn, đó là nỗi lo sợ của chính nhân vật bào thai khi sắp sửa phải đối mặt với cõi đời “nhƣ một cái lò sát sinh”. Nỗi lo sợ này nhiều khi đƣợc đẩy lên đến cực điểm khi đã có lúc bào thai quyết định sẽ không đến với cuộc đời nữa. Trong Lão Khổ, những con người trong cái làng
73
Đồng ma ám ấy phải sống chui nhủi vì sợ hãi bị báo thù bởi những thế lực đối lập. Đôi khi nỗi sợ bên trong hiển hiện ra bên ngoài thành nỗi sợ những bóng ma, những lũ âm binh đòi mạng… Cái chết của lão Phụng, hành động giết nhầm người của Tư Vọc đều là kết quả của việc nỗi sợ bên trong đã lên đến đỉnh điểm và biểu hiện ra thành hành động bên ngoài. Không gian tâm tưởng vì thế, góp phần lí giải cho hành động của nhân vật và là yếu tố để người đọc thấy đƣợc mạch logic trong tâm lí nhân vật.
Nỗi sợ hãi đến Đi tìm nhân vật càng trở nên đậm đặc khiến không gian tâm tưởng của các nhân vật trong tiểu thuyết này như bị “đặc quánh” lại.
Ngay từ đầu truyện, tác giả đã dự báo một không gian ngập đầy nỗi sợ bằng một câu của Thánh Paul: “Nỗi sợ giống nhƣ cái gai đâm sâu vào da thịt ta”.
Và Tạ Duy Anh đã nói về quá trình thai nghén cuốn sách nhƣ sau: “Cuốn sách viết về nỗi sợ. Thực ra, nỗi sợ ập đến ngay từ khi con người chui ra khỏi bụng mẹ, đối mặt với cái thế giới tươi đẹp nhưng cũng đầy tai họa. Rồi có vô số điều không lường trước được. Rồi chiến tranh, sự phô diễn man rợ của các loại quyền lực, đủ thứ biến cố khủng khiếp, những bóng ma tinh thần...cứ ngày một đè nặng lên đời sống con người khiến nó bị đè bẹp, dị dạng, tha hóa về nhân cách và phẩm giá”. Những phát biểu của Tạ Duy Anh cho thấy tác giả hoàn toàn có ý thức và sự chủ động trong việc xây dựng một không gian tâm tưởng tràn ngập nỗi sợ hãi. Điều đặc biệt trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh là không gian tâm tưởng có vai trò quan trọng trong hành động của nhân vật.
Nỗi sợ hãi và sự cô đơn chính là những nguyên nhân dẫn đến những hành động phi nhân tính của nhân vật. Không gian tâm tưởng vừa chính là nguyên nhân vừa chính là hậu quả của sự phi nhân tính trong con người. Bởi sau những hành động tội lỗi, con người lại trở về trú ngụ trong cái không gian tâm tưởng của riêng mình, lại tiếp tục gặm nhấm nỗi cô đơn và sự sợ hãi. Không
74
gian tâm tưởng và hành động của nhân vật tác động chuyển hóa lẫn nhau, đấy là một vòng tròn luẩn quẩn mà con người khó có thể thoát ra được.
Trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh, nỗi sợ hãi đi liền với nỗi cô đơn. Càng sợ hãi con người càng cảm thấy cô đơn. Và càng cô đơn, con người càng cảm thấy sợ hãi. Sống trong một thời đại mất Chúa, không còn gì là niềm tin tuyệt đối và chân lí độc tôn để bám víu, con người trở thành những mẩu, mảnh, lẻ loi cô độc, đáng thương. Tạ Duy Anh tái hiện những biển người đông đúc, xô bồ nhốn nháo trong không gian hiện thực, nhưng trong không gian tâm tưởng thì mỗi người lại co mình thành một ốc đảo khép kín. Đó là nỗi cô đơn của thằng bé Thƣợng khi vô tình “dính phải” giao ƣớc với bóng tối, để rồi cuối cùng chỉ còn biết lặng im chịu đựng, không dám hé răng oán trách ai nửa lời.
Là một đứa bé con nhưng không gian tâm tưởng của Thượng đã luôn ngập tràn trong nỗi cô đơn và sợ hãi, nhất là những khi Thượng hồi tưởng về cái chết của bà. “Những khi đó lòng nó trống trải kèm theo một nỗi sợ bị bỏ bơ vơ trên đời” [3, tr.107] hay “lòng nó trở nên hoang vắng” [3, tr.107]. “Trống trải”, “hoang vắng” chính là những từ mà Tạ Duy Anh đã dùng để khắc họa nên một không gian tâm tưởng với nỗi cô đơn thường trực, không sao thoát ra đƣợc.
Nếu chỉ khảo sát không gian hiện thực thì ta khó lòng nhận ra bản chất thật sự của nhân vật. Vì có những điều con người ta chỉ bộc lộ trong không gian tâm tưởng của riêng mình. Trong Đi tìm nhân vật, nhờ việc xem xét không gian tâm tưởng mà ta nhận ra dường như con người bị ám ảnh bởi một quyền uy nào đấy. Nhân vật tôi luôn luôn sợ “một cái gì đó sẽ hút mình vào”, cảm giác bị rình rập, bị theo dõi bủa vây thường trực bởi “nỗi sợ bị con thú nào đấy xô ra”. Nỗi sợ ấy chỉ có thể có khi con người luôn thấy mình nhỏ bé, bất lực, thậm chí là tàn phế. Tôi trong quá khứ thiếu tự tin vì “niềm kiêu hãnh đàn ông bị đánh cắp”. Cảm giác tàn phế khiến anh ta xấu hổ và căm giận