CHƯƠNG 3. KẾT CẤU VÀ NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH
3.1.1. Cách tổ chức sự việc theo hướng phi lí
Đọc Tạ Duy Anh dễ dàng nhận thấy nhiều sự việc đƣợc tổ chức và sắp xếp trái với logic thông thường, hoặc lộ liễu đó chỉ là sự hư cấu, bịa đặt chứ không thể xảy ra trong thực tế… Chúng tôi gọi đó là cách tổ chức sự việc theo hướng phi lí. Trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh, yếu tố hiện thực đời sống rất đậm đặc, nhƣng bên cạnh đó yếu tố phi lí cũng không phải là ít. Đặc biệt, khi câu chuyện càng về phần kết thúc, Tạ Duy Anh càng có khuynh hướng sử dụng những sự việc phi lí để giải quyết vấn đề. Phải chăng vì quan niệm tiểu thuyết mang tính chất trò chơi nên sự hƣ cấu, bịa đặt ở đây đƣợc cố tạo cho lộ
91
liễu để vừa gián cách người đọc với câu chuyện (nhắc cho họ nhớ đây chỉ là tiểu thuyết), vừa là một thủ pháp nằm trong ý đồ của nhà văn?
Trong tiểu thuyết Lão Khổ, một cuốn tiểu thuyết đƣợc giới nghiên cứu cho là chủ yếu được viết với bút pháp hiện thực thì người đọc vẫn dễ dàng nhận thấy những yếu tố phi lí. Chẳng hạn nhƣ chi tiết về cái chết của lão Phụng. Đêm đó lão Phụng trở lại nhà ông Năm trong tâm trạng háo hức khác thường để thông báo tin quan trọng là Hai Duy mới chỉ leo đến cấp hạ sĩ.
Trong tâm trạng như thế, cái chết của lão Phụng trên đường đi là một sự việc vô cùng bất ngờ và đột ngột. Cách tác giả tả về cái chết của lão Phụng là đậm đặc yếu tố phi lí: “Lão Phụng qua khỏi cống Queo, bắt đầu chạm đầm vực thì chuyển trời. Lão Phụng tưởng có cả bầy ngựa đang phi đằng sau lão. Đến Đồng Quan, lão thấy một đoàn người mặc áo xô trắng, nhảy múa như điên.
Lão Phụng sợ mất vía. Hình nhƣ có tiếng hú hét, tiếng dao kiếm leng choeng.
Đêm nay âm binh nổi loạn! Lão Phụng co cẳng chạy, chỉ thấy trước mặt vùn vụt lùi lại những bóng người. Lão chạy mãi, luật quật một mình. Lão thấy mặt đất oằn oại mấy cái trước khi cửa âm ti mở ra và lão lao đầu xuống chiếc vực xoáy đen ngòm. Bọn quỷ xúm vào lôi tuột lão đi, mặc lão quẫy đạp điên cuồng” [2, tr.245-246]. Cứ cho là lão Phụng chết vì sự hoang tưởng nên những gì lão “thấy” chỉ là ảo ảnh, nhƣng riêng câu văn “Bọn quỷ xúm vào lôi tuột lão đi, mặc lão quẫy đạp điên cuồng” là câu đƣợc viết từ điểm nhìn của người kể chuyện. Vì vậy, có thể nói, ở đây Tạ Duy Anh đã có ý thức trong việc sử dụng yếu tố phi lí để tả về cái chết của lão Phụng.
Đến các cuốn tiểu thuyết sau, Tạ Duy Anh đã bắt đầu sử dụng yếu tố phi lí đậm đặc hơn. Không chỉ có sự việc phi lí mà còn là sự xuất hiện của nhân vật phi lí thực hiện những hành động phi lí. Đó là “hắn” - cái phần bản năng vô thức của con người được cụ thể hóa thành nhân vật, với những hành động rất thật trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật. Qua lời gã thợ săn trong truyện,
92
“hắn” là “một kẻ vô hình nhƣng có mặt ở khắp nơi, ở bất cứ chỗ nào con người có sự ganh ghét, thù hận”. Để người đọc hình dung được sự chi phối của cái phần bản năng vô thức này trong mỗi một con người, Tạ Duy Anh đã xây dựng sự việc theo hướng phi lí hóa, tách cái phần bản năng khó gọi tên đó ra thành một nhân vật độc lập - nhân vật “hắn” và đẩy sự phi lí đi xa hơn khi để “hắn” cũng đối thoại và hành động như con người. “Hồi đó hắn xuất hiện trước mặt tôi như một khối đen khổng lồ” [6, tr.45]. Hay sự xuất hiện của
“hắn” trong đoạn hội thoại ở trang 47, 48:
- Cuối cùng thì ông đã toại nguyện rồi chứ? - Mẹ hỏi bằng giọng vừa lo sợ vừa khinh bỉ.
Hắn không trả lời ngay mà nhìn lên bàn thờ, nơi cụ nội và ông nội tôi đang im lặng xem tiếp màn kịch số phận.
- Tôi thật sự không hài lòng bởi cái kết thúc quá dễ dàng ấy - Hắn xoay lưng lại để lộ ra chiếc cổ to như cổ trâu, giọng hắn trầm và nhỏ, như vọng lên từ âm ty - Tôi không nghĩ chồng bà lại đớn đến thế. Hắn làm tôi thất vọng.
Tôi chờ để được chiến đấu cơ.
- Chẳng qua thời thế khốn nạn đã rơi vào tay ông, một bàn tay gớm ghiếc…
- Bà đừng tự ái - Hắn ngắt lời mẹ - Anh hùng phải biết tạo ra thời thế hoặc bắt thời thế chiều theo ý mình [6].
“Hắn” ở đây không phải là một nhân vật cụ thể của cuộc đời, không ai biết hình dáng “hắn” ra sao nhƣng luôn cảm nhận đƣợc sự có mặt của “hắn”.
Phi lí hóa chi tiết nghệ thuật này, phải chăng Tạ Duy Anh muốn người đọc hình dung rõ hơn về cái phần bản năng vô thức trong mỗi con người mình?
Không ai nhận thức rõ ràng bởi nó là bản năng, là vô thức nhƣng nó vẫn hiển nhiên tồn tại trong mỗi một con người và nhiều khi chi phối họ mà chính họ cũng không hề biết!
93
Một trong những cách để Tạ Duy Anh tổ chức sự việc theo hướng phi lí, đó là phóng đại sự việc. Để kiểm chứng cái ý nghĩ “thực ra tôi có phải là tôi không”, “tôi” đã tự tạo ra tình huống là tạm thời hóa đá bằng cách đứng tựa lưng vào tường, mắt nhìn ngước lên ở một chỗ có đèn chiếu sáng trước cửa hiệu Bướm Xanh. Và sau đây là bảng sơ đồ hóa diễn tiến các sự việc xảy ra đƣợc phóng đại theo mức độ tăng dần, và vì thế tính phi lí cũng tăng dần:
Thoạt đầu có vài người dò xét (1) Đám đông bắt đầu hình thành dò hỏi (2) Nàng - Thảo Miên cũng không nhận ra tôi (3) Đám đông kéo dài sang hai bên, tràn ra đường, đùn lên trên các nóc nhà (4) Tôi lủi vào đám đông mà không ai biết, trở thành một thành viên của đám đông (5) Đám đông bàn tán về một hiện tượng dị thường, một xác chết đến đứng dưới ngọn đèn (6) Sự xuất hiện của xe cứu hỏa, của cảnh sát vì lí do có người tự thiêu gây cháy cửa hiệu (7) Bài báo đăng về hiện tượng tối qua: “một hiện tượng kì dị” và khả năng có người ngoài trái đất xâm nhập (8).
Xem xét 8 sự việc đƣợc liệt kê thành chuỗi trên, dễ nhận thấy sự phát triển của các sự việc theo hướng càng ngày mức độ phi lí càng tăng. Từ cuộc thử nghiệm “tôi” giả hóa đá trước một cửa hiệu đến khi sự việc này bị thổi phồng lên thành một hiện tƣợng kì dị trên mặt báo, trong khi “tôi” thì thoát ra dễ dàng đến nỗi chính “nàng” cũng không hề biết “tôi” chính là anh chàng hóa đá tối qua, và không một ai nhận ra “tôi” chính là người đã gây nên sự ùn tắc. Chọn cách sắp xếp sự việc theo hướng phi lí trong trường hợp này, phải chăng Tạ Duy Anh muốn nói rằng đám đông chẳng đƣợc cái tích sự gì ngoài việc “đẻ ra” những tin đồn thất thiệt và bản thân mỗi người hoàn toàn có thể trở thành một đối tƣợng khách quan cho chính mình nhận thức, lí giải? Cũng trong Đi tìm nhân vật, càng về cuối truyện càng xuất hiện nhiều yếu tố phi lí.
Nhƣ lời thoại của ông Bân: “Cậu cứ chờ đấy, tôi sắp có quà cho cậu. Tôi tin đó sẽ là món quà có ý nghĩa với cậu bởi vì đó chính là cái chết của tôi. Tôi sẽ
94
tặng cậu cái chết của tôi nhƣ một tặng vật ghi dấu tình bạn của chúng ta” [6, tr.246]. Hay sự việc vì tôi đến trễ mà Thảo Miên đã tự thiêu. Đúng nhƣ nhân vật tôi đã nhận xét: “Có cái gì cực kì phi lí vừa mới xảy ra” [6, tr.330]. Rõ ràng, xét trong toàn bộ diễn biến câu chuyện, động cơ để ông Bân và Thảo Miên tự tử là chưa đủ, vì thế hành động tự tử của họ khiến người đọc thấy bất ngờ, đột ngột và không lí giải nổi. Đặc biệt với những độc giả vốn quen theo dõi cách tổ chức sự việc trong tiểu thuyết truyền thống sẽ cảm thấy khó chịu.
Nếu hiểu rằng ở đây Tạ Duy Anh đã cố ý sử dụng yếu tố phi lí để dẫn dắt sự việc thì sẽ thấy ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Cả hai nhân vật Trần Bân và Thảo Miên đều có một điểm chung, đó là sự mâu thuẫn giữa “cái bên trong”
và “cái bên ngoài”, là bi kịch “trong - ngoài không thống nhất”. Ở Trần Bân là sự mâu thuẫn giữa con người chức năng, bổn phận và con người riêng tư, cá tính đƣợc bản thân nhận thức nhƣng không thể dung hòa. Ở Thảo Miên là sự mâu thuẫn giữa thân phận bị quy định bởi định kiến xã hội với vẻ đẹp tâm hồn thực sự ở bên trong, là bi kịch của những con người có tâm hồn thánh thiện, trong sáng nhƣng bị hiện thực đẩy vào những nơi hoen ố. Việc để cả hai nhân vật này cùng tự tìm đến cái chết là cách để Tạ Duy Anh thể hiện sự ý thức sâu sắc của họ về giá trị con người bên trong của chính mình. Ở đây, việc tổ chức sự việc theo hướng phi lí đã giúp tác giả chuyển tải được những thông điệp thẩm mĩ đến với độc giả.
Trong Thiên thần sám hối, bản thân câu chuyện đã là một sự phi lí khi bào thai có thể nghe, hiểu những lời bên ngoài, có thể suy nghĩ và tự đƣa ra quyết định cho mình. Với Thiên thần sám hối, tạo dựng câu chuyện theo hướng phi lí là một thủ pháp đầy tính sáng tạo được tác giả công khai ngay từ đầu với độc giả.
Đến Giã biệt bóng tối, Tạ Duy Anh còn cho thấy vai trò quan trọng của việc sắp xếp câu chuyện theo hướng phi lí, vì nhờ cách sắp xếp này mà tính
95
luận đề của câu chuyện mới đƣợc thể hiện rõ. Mở đầu tác phẩm, Tạ Duy Anh đã trình bày hàng loạt những sự việc phi lí khi tường thuật những cái chết không rõ nguyên nhân ở làng Thổ Ô. “Người dân ở làng Thổ Ô đang vô cùng hoảng loạn khi phải chứng kiến những sự kiện lạ lùng xảy ra liên tiếp trong vòng có vài tuần lễ” [3, tr.15]. Tiếp theo là sự liệt kê hàng loạt những cái chết vô lí đó: ông Tung đang buổi trƣa nắng chang chang thì bị sét đánh chết, anh San chết trên bụng vợ, ông Thìn vướng vào bó rau muống ai đó đánh rơi chưa kịp nhặt thì bị ngã mà chết… Với cách đƣa những sự việc phi lí này lên đầu truyện, Tạ Duy Anh đã tạo được sự hứng thú theo dõi câu chuyện cho người đọc, ai cũng tò mò muốn hiểu lí do của những cái chết đó là gì. Đến giữa truyện, người đọc hiểu được nguyên nhân của những cái chết phi lí kia, ấy chính là một nguyên nhân cũng hết sức … phi lí! Đó là do những người chết kia đều đã từng làm những việc tệ bạc, không tốt với thằng bé lang thang khiến nó bực tức và có những ý nghĩ nguyền rủa họ. Không ngờ, thằng bé này đã đƣợc “kẻ ẩn mình trong bóng tối” ban một “đặc ân”, ấy là chỉ cần có ý nghĩ nguyền rủa thì lập tức những ý nghĩ ấy sẽ đƣợc hiện thực hóa ngay. Một điều hết sức thú vị là, những việc tệ bạc mà họ từng đối xử với thằng bé đều là những việc rất thực, hoàn toàn rất dễ xảy ra trong hiện thực; nhƣng việc họ bị trừng phạt bằng cái chết lại là điều phi lí. Phi lí bởi trên đời làm gì có thứ quyền năng chỉ một ý nghĩ nguyền rủa là có thể ứng nghiệm ngay trong đời thực? Bản thân sự xuất hiện của nhân vật bóng tối đối thoại với thằng bé cũng là một sự việc phi lí. Tổ chức sự việc đi theo hướng này, phải chăng Tạ Duy Anh muốn cảnh báo rằng, đừng bao giờ khinh thường những tổn thương vô tình hay nhỏ nhặt mà mình đã gây ra cho người khác?
Tính luận đề của tác phẩm Giã biệt bóng tối cũng đƣợc Tạ Duy Anh giải quyết bằng cách sắp xếp các sự việc theo hướng phi lí. Cái phi lí ở đây là sự chồng chéo ngẫu nhiên của hàng loạt sự việc trùng hợp, khó có thể xảy ra
96
ngoài đời. Nhƣ, chỉ một lần gặp gỡ mà cô gái điếm nhận ra thằng bé lang thang kia chính là mục đích sống của mình, là người mà cô sẽ nhận là con và sống cuộc đời còn lại vì nó. Nhƣ, sự việc gã Bính tình cờ gặp và lôi thằng bé Thƣợng từ khu miếu hoang về nhà mình để hành hạ. Rồi cũng tình cờ thằng bé nhận ra cô gái điếm gặp trên vỉa hè là người quen của gã Bính. Tình cờ (không biết bằng cách nào), gã Bính nhận ra thằng bé mình đang hành hạ chính là đứa bé mà ả gái làm tiền nhờ đi tìm và đi đến quyết định “đƣa thằng Thượng cùng đi tìm người đàn bà ấy”. Hàng loạt những sự việc ngẫu nhiên này khiến cho câu chuyện trở nên phi lí, không thực và người đọc cảm nhận đuợc bàn tay lộ liễu sắp xếp của tác giả nhằm thể hiện tính luận đề của tác phẩm. Đó là những người thân phận thấp hèn như thằng bé lang thang, cô gái điếm và những người đã được sức mạnh của tình yêu thương cảm hóa như gã Bính sẽ tự tìm đến nhau để sưởi ấm tâm hồn nhau. Sự nhẫn nhịn, cắn răng không nói lời nào của Thƣợng, của cô gái điếm chính là cách để Tạ Duy Anh truyền tải thông điệp: tình yêu thương, sự nhẫn nhịn sẽ là cách duy nhất để xua tan bóng tối. Trong trường hợp này, tổ chức và sắp xếp sự việc theo hướng phi lí chính là thủ pháp mà Tạ Duy Anh đã sử dụng nhằm thể hiện luận đề tác phẩm.
Có thể nói, yếu tố hiện thực làm cho tác phẩm Tạ Duy Anh có nội dung xã hội, kéo người đọc về phía cuộc đời, nhưng cách nhìn theo logic đời thường thật không dễ truyền tải được thông điệp thẩm mĩ mà tác giả muốn gửi gắm. Trong khi đó, yếu tố phi lí sẽ tăng cường hiệu ứng tâm lí - thẩm mĩ làm cho đầu óc người đọc phải làm việc một cách tích cực, độc giả vì thế có thêm khả năng lựa chọn để tự tìm cho mình một lời giải xuyên qua bức màn sương khói của cái không thực. Dẫu vậy, vẫn phải thừa nhận một điều, không phải lúc nào Tạ Duy Anh sử dụng yếu tố phi lí cũng hiệu quả. Nhƣ trong Giã biệt bóng tối, cách mà Tạ Duy Anh sắp xếp sự việc theo hướng phi lí nhằm thể
97
hiện luận đề xem ra chưa thực sự thuyết phục người đọc. Độc giả vẫn còn cảm thấy rất gƣợng, và vì thế thông điệp tác phẩm đến chƣa thật tự nhiên, vẫn còn bị gò bó, khiên cƣỡng.