Giễu nhại bằng hình thức nói mỉa

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết tạ duy anh 2015 (Trang 116 - 132)

CHƯƠNG 3. KẾT CẤU VÀ NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH

3.2. NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT

3.2.2. Giễu nhại bằng hình thức nói mỉa

Các nhà nghiên cứu cho rằng giọng điệu nổi bật trong các tiểu thuyết theo xu hướng cách tân hiện đại là giọng giễu nhại và giọng vô âm sắc. Ở Tạ Duy Anh chúng tôi nhận thấy điểm đặc biệt khác với Nguyễn Bình Phương, khác Thuận, khác Nguyễn Huy Thiệp là rất ít tồn tại giọng vô âm sắc. Dường như Tạ Duy Anh không chủ trương tẩy trắng giọng điệu, không chủ trương sử dụng ngôn ngữ theo kiểu “ống kính máy quay”. Ngƣợc lại, ngôn ngữ trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh thường kèm theo thái độ của tác giả, trong đó giọng chủ đạo là giọng giễu nhại đƣợc tạo ra bằng hình thức nói mỉa.

Giễu nhại đƣợc hiểu một cách chung nhất là một giọng điệu nghệ thuật trong các tác phẩm tự sự, trong đó nhà văn dùng các phương tiện ngôn ngữ để từ cách nói bộc lộ thái độ mỉa mai của mình đối với nhân vật hay sự việc, hiện tượng nào đó. “Nói mỉa” cũng được hiểu tương đương với nghĩa của “nói cạnh”, “nói khóe”. Hình thức nói mỉa là hình thức giễu cợt bằng cách nói cạnh, nói khóe hoặc nói lại điều ai cũng thấy rõ nhưng buộc người nghe phải hiểu khác đi. Để nhận ra giọng giễu nhại bằng hình thức nói mỉa trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh, chúng ta cùng xem xét hình thức nói mỉa này ở các cấp độ ngữ âm, từ vựng, cú pháp và văn bản.

Hình thức nói mỉa, xét ở cấp độ ngữ âm học, thường thể hiện qua hai phương diện: ngữ điệu và nhại giọng. Ngữ điệu mỉa mai thường gắn với thái độ giễu nhại. Một phát ngôn nghe có vẻ bình thường nhưng nếu được thêm yếu tố kéo dài, nhấn mạnh hoặc lên giọng của phát âm… thì sẽ mang ý nghĩa mỉa mai rõ rệt. Trong hệ thống hình tƣợng nhân vật tiểu thuyết Tạ Duy Anh, nhân vật thường xuyên phát ngôn với ngữ điệu mỉa mai này là “kẻ ẩn mình trong bóng tối” [3]. Ngữ điệu mỉa mai của nhân vật này thường được thể hiện

112

ở cách dùng các hiện tƣợng “iếc hóa” nhằm nhấn mạnh, kéo dài với ngụ ý coi thường, khinh miệt đối tượng được từ phản ánh. Có thể liệt kê hàng loạt những từ, cụm từ đã đƣợc “iếc hóa” với mục đích nhƣ thế: ăn iếc, ngủ nghiếc, làm tình làm tiếc, chết chiếc, thằng đội thằng điệc, lãnh đạo lãnh điếc, lí luận lí liệc, súng lục súng liệc, chủ tịch chủ tiệc, ngụ ngôn ngụ nghiếc, vô tình vô tiềng, đại gia đại giếc,… Cách sử dụng những từ này làm cho ngữ điệu của nhân vật đậm chất mỉa mai. Đây là nhân vật khinh bỉ tất cả, khinh miệt và chê bai những gì tốt đẹp của thế gian, muốn đạp đổ tất cả nhằm thống trị bằng bóng tối. Vậy nên, việc để nhân vật này phát ngôn bằng giọng giễu nhại đậm chất mỉa mai là điều hoàn toàn hợp lí trong việc thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả.

Nhại giọng cũng là một cách để tạo nên hình thức mỉa mai cho giọng giễu nhại. Chẳng hạn, câu văn sau đây là câu mang tính chất nhại giọng trong các bản tin lá cải: “Vấn đề sẽ còn thu hút nhiều sự quan tâm và chúng tôi hi vọng tiếp tục thông tin đến quý vị những diễn biến mới nhất” [3, tr.24]. Hay, để tỏ thái độ mỉa mai về việc đoàn các nhà khoa học phải đàm phán với lão chủ tịch xã mong lão chấp thuận kết quả nghiên cứu chẳng ra gì của đoàn, Tạ Duy Anh đã sử dụng hình thức nhại giọng trong các cuộc hợp tác quan trọng tầm quốc gia: “Ngay tối hôm ấy đoàn công tác phải cử người đi đàm phán với lão, trên tinh thần hiểu biết, lấy ổn định lòng dân và lợi ích lâu dài làm trọng, hai bên cùng có lợi” [3, tr.65]. Cấu trúc câu này rất quen thuộc trong các bản tin thời sự, và với cách dùng những từ “đao to búa lớn”, đậm màu sắc chính trị nhƣ “tinh thần hiểu biết”, “ổn định lòng dân”, “lợi ích lâu dài”, Tạ Duy Anh thực sự đã hướng mũi tên mỉa mai đầy sâu cay về phía đoàn các nhà khoa học và lão chủ tịch xã.

Trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh, hệ thống từ ngữ hàm chứa ý nghĩa mỉa mai chiếm một khối lƣợng lớn. Nhiều khi chỉ với vài từ đặt đúng chỗ đắc địa

113

mà Tạ Duy Anh đã tạo ra đƣợc giọng giễu nhại cho cả câu văn, đoạn văn.

Trong Lão Khổ, chỉ một câu mà Tạ Duy Anh đã mỉa mai đƣợc cái lối sính dùng từ ngữ của người đời và gọi đó là “những kẻ thích uốn éo”: Lão chỉ chăm chút đến thời khắc hiện tại hay nói như những kẻ thích uốn éo “cái chốc lát hiện hữu” [2, tr.27]. Hay cụm từ “giật lại vương miện” trong câu văn sau không khỏi khiến người đọc bật cười: Có cảm giác chỉ lát nữa chiếc can trổ đầu rồng đặt hờ bên cạnh sẽ quật xuống giữa sập, như mệnh lệnh cho đám con cháu đớn hèn phải giật lại vương miện cho dòng họ [2, tr.84]. Việc trả thù và dựng lại chi họ bị li tán của đám con cháu cụ Chánh tổng bỗng trở nên hài hước, lố bịch khi được “chuyển tải” bằng cụm từ “giật lại vương miện”.

Hàm ý mỉa mai mới sâu sắc làm sao! Hoặc ở một ví dụ khác: Đây sẽ là một thách thức lớn đối với những nhà khoa học và nếu họ chậm ra tay hoặc bất lực thì có bao điều buộc phải xem xét lại từ đầu [3, tr.23]. Bản thân cụm từ

“chậm ra tay” thường không phù hợp để nói về công việc của các nhà khoa học, nó làm mất đi tính khách quan, chuẩn xác, nghiêm túc vốn là những gì người ta hay nghĩ về các nhà khoa học. Cũng như thế, thay vì nói “giáo sư đầu ngành”, Tạ Duy Anh viết “giáo sƣ đầu đàn” khiến cho đối tƣợng bị hạ tuột xuống trong cái nhìn giễu cợt sâu cay: Lời kêu cứu khẩn thiết của dân làng Thổ Ô cuối cùng cũng được đáp lại. Một đoàn các nhà khoa học thuộc nhiều chuyên ngành đã được phái xuống. Đó là những giáo sư đầu đàn trong lĩnh vực pháp y (…) [3, tr.61]. Hay cụm từ “hiện nguyên hình” trong câu văn sau là rất đắc địa, mỉa mai đƣợc thói quen sống giả dối của các “hèn đại nhân”: Tao chỉ cần ném ra một đồng xu kêu leng keng là các hèn đại nhân hiện nguyên hình ngay [3, tr.144]. Cũng có khi hình thức nói mỉa đƣợc thể hiện qua bản thân một cụm từ độc lập (mà không cần đặt trong chỉnh thể cả câu văn), như trường hợp: “đội ngũ tinh hoa cai trị bóng tối” [3, tr.73].

114

Dùng phương thức nói quá, phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tƣợng cũng là một thủ pháp tạo nên hình thức nói mỉa. Lối nói, cách sử dụng từ ngữ mang vẻ to tát, nghiêm trọng hóa có tác dụng mỉa mai rất lớn.

Nhằm hướng cái nhìn mai mỉa đến các nhà khoa học nhân văn, chỉ biết bịa chuyện, chuyện bé xé ra to nhƣng lại luôn tỏ ra tin chắc vào điều mình nói, Tạ Duy Anh đã sử dụng thủ pháp phóng đại:

- (…) Ai bịa? Làm sao bịa nổi một chuyện như thế - (…) Ông ta chưa biết tôi là ai đâu. Tôi là nhà khoa học nhân văn, mà các ông biết có nhà khoa học nào lại tự bôi nhọ thanh danh của mình, trừ lão viện trưởng của tôi nhưng lão sắp được đề bạt rồi - Gã tiếp tục ba hoa: Thực ra trên thế giới đã từng có trường hợp người chết bốc mùi, rồi tự dưng chạy được. Tôi nhớ không lầm thì ở Mỹ, Tây Ban Nha hay Camơrun gì đấy… Này ông kia, mất trật tự. Tất cả trật tự, để yên cho tôi nói…

- Đấm vỡ mõm thằng khoa học đi!

(…) Mọi người giãn ra, co lại, xô đẩy chí tử trong khi gã nhân văn vẫn phanh ngực chờ ai đó đấm [6, tr.216].

Ở đoạn văn trên, có thể thấy Tạ Duy Anh đã để cho nhân vật phóng đại câu chuyện mà mình nhìn thấy khi chỉ từ chuyện một người đàn ông đứng im như phỗng đã thành chuyện xác chết biết đi và liên hệ đến trường hợp ở những đất nước xa xôi như Mỹ, Tây Ban Nha hay Camơrun (cái nhìn to tát và nghiêm trọng hóa vấn đề). Hình thức nói mỉa còn đƣợc thể hiện qua cách dùng các từ định danh đầy ý hạ bệ, “giải thiêng” đối tƣợng: “thằng khoa học”,

“gã nhân văn”. Hàm ý mỉa mai còn sâu sắc ở chỗ: nhà khoa học gì mà nói chẳng ai thèm nghe, phải liên tục kêu gọi mọi người giữ trật tự: “Này ông kia, mất trật tự. Tất cả trật tự, để yên cho tôi nói…”. Và chỉ với câu nói đầy tính phóng đại: “Đấm vỡ mõm thằng khoa học đi!”, Tạ Duy Anh đã thâm thúy hạ

115

bệ đối tượng những người làm khoa học rởm, tưởng cứ được gắn mác khoa học là ưa nói gì thì nói (bởi đã là khoa học thì nói gì mà người ta chẳng tin).

Ở cấp độ từ vựng, hình thức nói mỉa còn đƣợc thể hiện qua cách đƣa những từ ngữ vần vè, những thành ngữ, những từ trong thơ ca vào lời thọai.

Nhƣ “cờ bí gí tốt”, nhƣ từ phiên theo tiếng Anh “Ơ-rê-ca” (Eureka- chỉ một sự phát hiện ngạc nhiên, lí thú) trong đoạn văn sau: Thông thường khi cờ bí thì gí tốt. Các trí thức hàng đầu phân công nhau bóp trán suy nghĩ trước hết để tìm lối thoát cho chính họ. (…) Cuối cùng, thật kì lạ là gần như một trăm phần trăm các thành viên đều Ơ-rê-ca tìm ra rồi! [3, tr.63]. Không phải là

“phân công nhau suy nghĩ” mà là “phân công nhau bóp trán suy nghĩ”. Cách thêm từ này cũng tạo hiệu ứng hài hước, mỉa mai. Hoặc câu thơ trong Truyện Kiều “cò kè bớt một thêm hai” vốn đã trở thành cách nói quen thuộc trong đời sống cũng đƣợc đƣa vào: Đàm phán đến nửa đêm, cò kè bớt một thêm hai mãi mới đi đến ngã ngũ. Người đi người ở đều rạng rỡ mặt mày [3, tr.65]. Hay câu văn sau có đến hàng loạt các thành ngữ đƣợc đƣa vào: Hại nhân nhân hại sự nào tại ta mày cứ có voi vòi tiên có tiên vòi chức tước thế thì ông nội mày đây biết đường chó nào mà lần [3, tr.140].

Ở cấp độ cú pháp và văn bản, cách liên kết những câu văn thể hiện vấn đề quan trọng với những câu văn nói về những việc tầm thường cũng là một cách tạo hàm ý mỉa mai, giễu nhại: Ngày hôm nay một dòng họ tái sinh. Ngày hôm nay một thế lực ghê gớm trở lại thời của nó. (…). Tái sinh hay tái dê…

nghe cứ lơ lớ như nhau. “Mâm kia còn thiếu món thịt luộc…” [2, tr.83]. Hay, cũng trong Lão Khổ, sau lời ông Tƣ tuyên bố ủng hộ chi họ một cây vàng:

Mọi ánh mắt cùng chan chứa tình máu mủ ôm chặt, vấn vít quanh cơ thể sắp nứt ra vì nóng của ông Tư… Có nhiều người cứ nhích sát về phía ông Tư, cố nhắc ông ta nhớ rằng bà con có năm bảy loại. Có người bắn đại bác chưa tới và ông phải biết cảnh giác [2, tr.89]. Cách viết này đầy tính mỉa mai bởi cái

116

hiển thị trên mặt chữ (“mọi ánh mắt cùng chan chứa tình máu mủ ôm chặt”) không phải là cái đích của phát ngôn. Bề mặt phát ngôn là A nhƣng đích hướng tới lại là A’. Vấn đề không phải người ta yêu quý ông Tư để so kè “ai bà con hơn ai”, mà vấn đề là người ta muốn mình có nhiều quyền lợi hơn trong một cây vàng đó. Lần này, mũi tên giễu nhại hướng thẳng vào đám con cháu tham lam, cơ hội nhà Chánh tổng.

Giọng giễu nhại bằng hình thức mỉa mai có khi còn đƣợc tạo nên bằng các lƣợt lời đối đáp trong văn bản:

Cuộc đối thọai giữa tôi và gã thanh niên trên phố G:

Gã hỏi:

- Hình như ông định hỏi tôi cái gì?

(…) Tôi đáp:

- Tôi định hỏi cái gì nhỉ? à, tôi định hỏi “có phải anh định hỏi tôi cái gì?”

Gã nghiêng tai:

- Há? Tôi a? Tôi định hỏi cái gì nhỉ?

Tôi cười:

- Có thế chứ!

Gã hỏi:

- Cái gì có thế chứ?

- Anh phải biết cái gì có thế chứ, chứ!

- Ông vui tính lắm.

- Tôi vui tính à? Ngộ nhỡ tôi đang buồn thì sao?

- Ồ, còn tôi thì đang buồn.

- Đại loại thế!

- Đại loại thế! Ông hỏi tôi câu gì đi.

- Anh bạn muốn tôi hỏi câu gì?

117

- Ông muốn tôi muốn ông hỏi câu gì?

[6, tr.248]

Hay lời đối thoại sau trong Giã biệt bóng tối: Đừng để tôi rủa lão là đồ cặn bã- Thì tao là đồ cặn bã thứ thiệt đây chứ còn đâu nữa.

Còn đây là cách mà Tạ Duy Anh đã nói cạnh, nói khóe các nhà văn, nhà thơ: Vì vậy xin quý vị - những người giàu lòng thể tất - nếu không thì biết bao nhà văn, nhà thơ của chúng ta chết sẽ không có chỗ chôn - nán đợi tôi thêm một lát [6, tr.161]. Phần nói mỉa chỉ xuất hiện nhƣ một phần phụ chú nhƣng hàm ý của nó thì thật sâu cay: sở dĩ các nhà văn, nhà thơ tồn tại đƣợc, chết vẫn có chỗ chôn là nhờ vào lòng bao dung, thể tất của bạn đọc! Hay cách nói cạnh, nói khóe về vai trò của văn học qua lời nhân vật bóng tối: Sự nguyền rủa tao còn chả sợ, ba cái trò chữ nghĩa ấy, chắc do bọn văn sĩ văn siếc cò mồi, bồi bút bịa ra, có mà gãi ghẻ. Hay, cũng qua lời nhân vật bóng tối, Tạ Duy Anh gửi gắm cái nhìn đầy mỉa mai, phê phán đến đám trí thức nước nhà:

Gớm chưa, đến tao cũng còn không dám dây với cái đám ấy. Còn gì đáng sợ hơn bóng tối? Thế mà đến bóng tối cũng “không dám dây” với đám trí thức.

Đó là cách suy “tam đoạn luận” đầy tính giễu nhại. Hoặc nhƣ cách nói mỉa mai về những cái đƣợc gọi là “danh hiệu” ở đời: Thứ gì thối không ngửi được thì tao bọc cho một cái danh hiệu. Thế là tung hô nhau rầm trời.

Kundera dành một vai trò hết sức quan trọng cho sự mỉa mai khi ông đối lập cái cười “ác quỷ” mang tính tra vấn, khiêu khích và do đó đưa tới nhận thức, với cái cười “thiên thần” mang tính phụ họa, tán dương, dẫn đến sự cảm nhận sai lệch về thế giới. Thế nên, cái cười giễu nhại đậm chất mỉa mai (nhờ vào hình thức nói mỉa) trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh là đáng trân trọng và sẽ luôn mang ý nghĩa, giá trị nhất định. Thủ pháp giễu nhại bằng hình thức nói mỉa cũng là một biểu hiện của cảm quan hậu hiện đại. Nó phá vỡ vẻ mực

118

thước trang trọng thường thấy của tiểu thuyết, biểu lộ thái độ phi thành kính, phi huyễn hoặc đối với đối tƣợng mô tả.

* * *

Tiểu kết chương 3: Trong quan niệm của Tạ Duy Anh, sáng tác đồng nghĩa với tìm tòi kĩ thuật viết. Kĩ thuật, xét cho cùng là nỗ lực tạo ra hình thức và hiệu quả cao nhất cho tác phẩm. “Mỗi khi đặt bút viết là xuất hiện vấn đề kĩ thuật, tính toán về kết cấu, giọng kể, hình thức thể hiện ngay cả khi một nhà văn nào đó tuyên bố anh ta chỉ sáng tác theo bản năng”. Kết cấu tiểu thuyết Tạ Duy Anh nổi bật với hai đặc điểm: cách tổ chức sự việc theo hướng phi lí và sự dịch chuyển liên tục giữa các điểm nhìn trần thuật. Ở Tạ Duy Anh, kết cấu tiểu thuyết mới chỉ dừng ở hai đặc điểm nổi bật trên, chƣa thấy có những dấu hiệu táo bạo hơn nhƣ ở một số nhà văn khác, đã đẩy “cuộc chơi kết cấu” đi xa hơn. Những đặc điểm khác trong kết cấu tiểu thuyết Tạ Duy Anh nhƣ: sự xâm nhập của các thể loại khác (Đi tìm nhân vật), … tuy có xuất hiện nhƣng biểu hiện chƣa nhất quán nên chƣa phải là nguyên tắc cấu trúc của nhà văn họ Tạ, vì thế chúng tôi chƣa nâng lên thành đặc điểm của thi pháp.

Về mặt ngôn ngữ, ở Tạ Duy Anh có hiện tƣợng ngôn ngữ dồn nén lƣợng thông tin và giễu nhại bằng hình thức nói mỉa. Với cách kết cấu và cách sử dụng ngôn ngữ này, thi pháp tiểu thuyết Tạ Duy Anh dù ý thức hay không đã có nhiều ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại.

119

KẾT LUẬN

Nhƣ “con dã tràng lặng lẽ và cô đơn” trên hành trình đi tìm chân lí, từ một người tập tành viết lách chỉ như một niềm đam mê, đến nay Tạ Duy Anh đã sở hữu riêng cho mình nhiều tác phẩm từng là hiện tƣợng độc đáo trong đời sống văn học nước nhà và trở thành cái tên được độc giả hoan nghênh đón chờ trong sự háo hức. Đó hoàn toàn không phải cuộc “đổi thịt thay da” diệu kì chỉ trong một đêm như truyện cổ tích mà là phần thưởng Tạ Duy Anh xứng đáng đƣợc nhận cho sự miệt mài lao động nghệ thuật và quyết liệt với chính bản thân mình.

Dƣ luận xung quanh những tác phẩm Tạ Duy Anh cho đến thời điểm này chưa có dấu hiệu của sự lắng xuống. Chắc chắn có người thích và ngược lại có kẻ không ƣa. Điều này thể hiện sự phức tạp trong việc nghiên cứu các sáng tác của các nhà văn hiện đại. Tuy nhiên, dù khen hay chê, có một điểm chắc chắn khi đọc tác phẩm Tạ Duy Anh cũng nhƣ của các tác giả khác ở thời kỳ này, đó là: “Hình nhƣ có một dấu hiệu của cái hay bây giờ là sự không hời hợt, bắt người ta phải suy nghĩ” (Phong Lê). Và xét đến cùng, tất cả thái độ đánh giá không quan trọng bằng việc: có những cây bút đã không chỉ nghĩ, không chỉ nói mà đã hành động, đã thể nghiệm, đã sáng tạo thực sự. Dẫu biết không phải thể nghiệm nào cũng tới đích, và có những nhà văn sẽ chẳng bao giờ đi hết con đường. Nhưng, họ đã dám mở những con đường mới, dám bứt phá khỏi cái bóng của chính mình, đã dám viết những gì mình thích - một điều mà nền văn học Việt chƣa bao giờ đạt tới. Và họ xứng đáng đƣợc hoan nghênh.

Có một nhà nghiên cứu đã từng nêu đề nghị rằng: “Không nên dè dặt với cái mới, với cả cái mới chưa hay”. Con đường của tiểu thuyết trong hơn 30 năm qua cũng trải qua không ít thăng trầm, nhƣng vẫn luôn là sự vận động

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết tạ duy anh 2015 (Trang 116 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)