CHƯƠNG 3. KẾT CẤU VÀ NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH
3.2. NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT
3.2.1. Dồn nén lƣợng thông tin cho ngôn ngữ
Một điều dễ nhận thấy là các tiểu thuyết đương đại thường ngắn. Đó là Thiên sứ với số trang chƣa đến 80, đó là Vào cõi với 180 trang, đó là Thiên thần sám hối với 120 trang… Kristjana Gunnar giải thích rằng một trong những yếu tố để tiểu thuyết ngắn tồn tại đó là gia tăng lƣợng thông tin cho ngôn ngữ. Tiểu thuyết Tạ Duy Anh đã có độ lƣợc giản ngôn ngữ cần thiết, độ dồn nén súc tích của ý tưởng, sự khơi gợi, lan tỏa của suy tư và tưởng tượng.
Với độ dồn nén lƣợng thông tin cao, ngôn ngữ trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh không chỉ hướng tới sự phản ánh theo cách tả thật mà còn hướng tới sự suy tưởng, nghiền ngẫm.
Xem xét ngôn ngữ trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh dễ dàng nhận thấy Tạ Duy Anh rất ít khi lãng phí, thừa thãi ngôn từ. Ngôn ngữ dưới ngòi bút Tạ Duy Anh đƣợc dồn nén để gia tăng tính tốc độ thông tin. Tuy nhiên, không phải nhà văn nào cũng có cách dồn nén thông tin cho ngôn ngữ giống nhau.
Ngôn ngữ dồn nén lƣợng thông tin trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh đƣợc thể hiện ở lối vào truyện nhanh, mạch truyện dồn dập, đối thoại giữ vai trò quan trọng trong sự mở rộng cốt truyện, dẫn dắt liên tưởng, đối thoại nằm ngay trong độc thoại, thể hiện ở lối kể liệt kê, giản lƣợc tối đa những lời bình luận đánh giá, ở sự đậm đặc của các chi tiết nghệ thuật.
Trong tiểu thuyết Lão Khổ, cách làm đậm đặc chi tiết của Tạ Duy Anh là không liệt kê sự việc theo thời gian mà chỉ kể những sự việc có tính chất quan trọng để người đọc tự lắp ghép lại. Với cách kể này, ngay cả những sự việc không mang tính chất quan trọng trong đời lão Khổ nhƣ chuyện lão với mụ Quản, với chị Thư vẫn được kể mà không làm cho người đọc có cảm giác lê thê. Để làm nổi rõ bức chân dung lão Khổ, ở gần cuối truyện, Tạ Duy Anh đã
107
sử dụng thủ pháp liệt kê khi để ba ông khách lần lƣợt tìm về nhà lão Khổ: ông Sáu- bí thư huyện, ông Kiếm - người bạn chiến đấu cũ và Tạ Bông - người có mối thù sâu sắc với lão. Sự xuất hiện của ba vị khách này trở thành “cơ hội”
để lão Khổ hồi tưởng lại những sự việc trong cuộc đời lão có liên quan đến ba người trên. Trường hợp sự xuất hiện của nhân vật chị Thư cũng vậy. Nhân vật xuất hiện trước, người đọc lúc đó không biết nhân vật là ai, có quan hệ như thế nào với lão Khổ, sau đó câu chuyện mới đƣợc kể lại. Cách này giúp tiết kiệm lƣợng ngôn ngữ (vì vừa nhân tiện kể chuyện quá khứ vừa thể hiện đƣợc mối quan hệ của các nhân vật trong hiện tại) nhƣng không tạo đƣợc cảm giác hấp dẫn cho người đọc bởi người đọc đôi khi thấy “phát mệt” vì sự xuất hiện liên tiếp của những nhân vật mới với những câu chuyện ít liên quan đến mạch truyện mà họ đang theo dõi.
Đi tìm nhân vật nghiêng về đặc điểm của một cuốn tiểu thuyết tâm lí hơn là tiểu thuyết hiện thực. Với một cuốn tiểu thuyết tâm lí, việc dồn nén ngôn ngữ có vẻ khó khăn hơn vì phải đi vào phân tích, lí giải tâm trạng nhân vật.
Thế nhƣng, Tạ Duy Anh vẫn có cách để dồn nén thông tin cho ngôn ngữ của mình. Đó là dùng hình ảnh so sánh để dẫn dắt, liên tưởng giúp người đọc hình dung ra tâm trạng nhân vật chứ không cần phân tích dài dòng. Chẳng hạn, để diễn tả cảm giác khinh bỉ chính mình của nhân vật “tôi” vì đã chủ ý nói những lời khôn ngoan với một kẻ mà mình thừa biết là đạo đức giả, Tạ Duy Anh không phân tích mà chỉ dẫn dắt bằng hình ảnh so sánh: “Nếu bạn đã từng ngủ với gái điếm hẳn bạn sẽ thông cảm cho tôi. Sau khi xong việc bạn có thể nôn vì đã hôn vào một cái miệng nhung nhúc vi trùng, mà trước đó bạn đã gắn môi mình vào bằng cảm giác say đắm hẳn hoi” [6, tr.109]. Người đàn ông tham lam, giả dối thì chỉ đƣợc bình luận, đánh giá duy nhất bằng một so sánh của nhân vật “tôi”: “Đồ Tác - tuýp” [6, tr.109].
108
Để tăng lƣợng thông tin đánh giá, thông tin cảm xúc trong cùng một đơn vị ngôn ngữ (dồn nén thông tin biểu cảm), Tạ Duy Anh còn sử dụng các định dạng “font” chữ của máy vi tính. Đó là in nghiêng những từ, cụm từ cần được nhấn mạnh, hay cần bạn đọc lưu tâm để nhận ra bản chất nhân vật.
Chẳng hạn nhƣ đoạn văn sau:
“- Cậu chén đi! Ông ta phồng mồm bảo tôi. - Chén tự nhiên đi. Tốt nhất cậu quẳng nó đi hộ tôi, cái của chia rẽ anh em ấy, cậu để vào cặp rồi à? Khéo nó nhầu nát đi.
Tôi cắm cúi ăn và nghe - đúng nhƣ kịch bản. Khi tôi đứng dậy, ông ta nhắc tôi “nhớ cầm theo cặp kẻo thất lạc tài liệu”. Ông ta nhìn tôi đóng lại khóa cặp cẩn thận, vẻ tin tưởng rồi tiễn tôi xuống tận chân cầu thang”. [6, tr.108].
Không một lời bình luận cụm về lời nói hay hành động của nhân vật nhưng chỉ cần người đọc chú tâm vào những từ đã được in nghiêng này sẽ nhận ra bản chất thật sự của nhân vật ngay. Người đàn ông trong đoạn văn rất quan tâm đến tập bản thảo - cái có thể giúp ông ta kiện người em của mình để đòi lại căn hộ. Nhƣng ông ta không muốn mang tiếng mình đi tranh chấp, kiện cáo với em ruột nên luôn phải tỏ ra giả vờ không quan tâm. Kì thực ông này lại hết sức quan tâm làm sao để mau chóng kiện người em của mình ra tòa. Lời nói “tốt nhất cậu quẳng nó đi hộ tôi, cái của chia rẽ anh em ấy” là lời nói bên ngoài chứa đầy sự giả dối, “làm mẽ”, đạo đức giả. Trong khi cái khiến ông ta quan tâm thực sự là “cậu để vào cặp rồi à?”. Cụm từ này đƣợc in nghiêng bởi đấy mới chính là điểm bộc lộ bản chất nhân vật. Cũng nhƣ vậy, cụm từ “nhìn tôi đóng lại khóa cặp cẩn thận” đƣợc in nghiêng để cho thấy sự sốt sắng, mong cho việc gửi bản thảo đến tòa soạn để kiện ông em đƣợc chắc chắn. Có thể nói, chỉ với vài cụm từ đƣợc in nghiêng, Tạ Duy Anh trở thành người chỉ dẫn tài tình giúp người đọc tự nhận ra bản chất nhân vật mà không
109
cần phân tích, bình luận dài dòng. Đó là cách dồn nén thông tin cho ngôn ngữ của nhà văn họ Tạ này.
Cách dồn nén thông tin cho ngôn ngữ trong tiểu thuyết Thiên thần sám hối lại thể hiện ở lối vào truyện nhanh, mạch truyện dồn dập, đối thoại giữ vai trò quan trọng trong việc mở rộng cốt truyện và việc giảm lƣợc tối đa những lời bình luận, đánh giá. Chỉ riêng xét về dung lƣợng, một cuốn tiểu thuyết khoảng 120 trang mà đã có đến hơn 11 câu chuyện nhỏ độc lập, đƣợc kể có đầu có đuôi, đó là chƣa kể những “mảnh vỡ” khác cũng đƣợc thấp thoáng nhắc đến trong cuốn tiểu thuyết này. Điều đó cho thấy ngôn ngữ Tạ Duy Anh ở Thiên thần sám hối đã có sự dồn nén đặc biệt. Trên một cái trục chính là mẹ bào thai tình cờ đƣợc nghe nhiều chuyện kể nhờ đang chờ sinh vì đẻ khó, thế là, hết câu chuyện này đến câu chuyện khác, sự việc này nối tiếp sự việc kia, nhân vật này vừa đi, nhân vật khác đã tới, người này vừa kể xong đã lại có người khác tới kể. Cứ thế, chỉ trong 3 ngày mà mẹ bào thai nghe được biết bao câu chuyện. Mạch truyện ở đây trở nên nhanh và dồn dập là vì thế. Do bản thân mỗi câu chuyện đều đậm sắc thái “đáng sợ” và “kinh hoàng” nên toàn bộ nhân cách của các nhân vật dù thoáng qua cũng đều bị lật tẩy mà không cần đến những lời bình luận, đánh giá của tác giả. Cách vào truyện cũng hết sức nhanh, gọn: “Câu chuyện khó tin này là của một đứa trẻ còn ở trong bụng mẹ. Nếu đọc xong quý vị vẫn không tin thì cũng không sao. Quan trọng chính là ở chỗ quý vị sẽ còn ám ảnh về chuyện có thể tin đƣợc hay không? Tôi thấy nói thế là vừa vặn đủ”. Phải chăng vì cách viết tăng lƣợng thông tin cho ngôn ngữ rất hợp với tâm lí đọc của thời hiện đại nên đã góp phần không nhỏ cho thành công của tác phẩm này?
Đến Giã biệt bóng tối, Tạ Duy Anh lại sử dụng một thủ pháp đặc biệt khác để dồn nén lƣợng thông tin. Đó là bỏ hẳn những lời dẫn giới thiệu nhân vật tham gia đối thọai, tức để nhân vật phát ngôn liên tục với nhau mà không
110
cần lời dẫn (không có mô hình “A nói”, “B nói”, “C nói” nữa). Thậm chí, không có cả những gạch đầu dòng hay dấu ngoặc kép vốn là những kí hiệu lời thoại thường thấy trong văn bản. Lời các nhân vật ở đây được viết liên tục và chỉ đƣợc phân biệt với nhau bằng cách in thẳng, in nghiêng hay in đậm.
Chẳng hạn nhƣ đoạn văn sau:
“Gã Bính trói tôi dốc ngược đầu xuống, đặt phía bên dưới chiếc chậu thau đã cũ chả hiểu gã lôi ở đâu ra. Gã làm nhƣ sắp sửa cắt tiết tôi. Nhận chứ, chú mày. Gã thong thả lần tìm gì đó trên cổ tôi. Nhận hay chết. Thà giết mày rồi chết còn hơn mất thể diện. Sau đó gã đổ đầy chậu nước giải pha lẫn phân để mùi hôi thối thốc thẳng vào mũi tôi rồi bỏ đi đâu đó. Mắt tôi hoa lên và tôi thấy chậu nước sóng sánh làm tan ra chập lại bộ mặt một con chuột già mốc, đầy gian manh. Nó sẽ quay lại ngay bây giờ. Mày không biết cái giá của sỹ diện đâu. Đã trót hứa hươu hứa vượn rồi, lấy đâu ra mặt mo bây giờ. Từ trong nhà gã thanh niên bước trở ra, đúng là mông gã như teo đi, hai chân sắp dính vào nhau ở phần khoeo mỗi khi bước. Nó đến rồi đấy” [3, tr.244].
Trong đoạn văn trên tồn tại đến bốn dạng lời thọai của bốn nhân vật: lời kể của thằng bé Thƣợng - in thẳng; lời của gã Bính - in nghiêng; lời của kẻ ẩn mình trong bóng tối - in đậm và lời của người kể chuyện - in thẳng. Dĩ nhiên điều này liên quan đến cách dịch chuyển liên tục giữa các điểm nhìn trần thuật (nhƣ đã phân tích ở mục 3.1.2) nhƣng hình thức thể hiện sự dịch chuyển này, cách tận dụng các khả năng của vi tính để tạo nên cách phân biệt lời thoại cho thấy Tạ Duy Anh hoàn toàn có dụng ý trong việc dồn nén thông tin cho ngôn ngữ.
Không phải chỉ Tạ Duy Anh mới sử dụng ngôn ngữ dồn nén thông tin, bởi nhiều nhà văn đương đại cũng có quan điểm viết ngắn nhưng chuyển tải đƣợc nhiều lƣợng thông tin, đó trở thành một đòi hỏi của thời đại. Song
111
những thủ pháp, cách thức mà Tạ Duy Anh đã sử dụng vẫn có những nét riêng biệt tạo nên dấu ấn khó nhầm lẫn cho ngôn ngữ tiểu thuyết Tạ Duy Anh.