CHƯƠNG 2. THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG CỦA TIỂU THUYẾT TẠ
2.1. HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT
2.1.1. Đặt nhân vật trong vòng xoáy của tội ác
Một điều rất dễ nhận thấy khi đọc tác phẩm của Tạ Duy Anh là ông nói quá nhiều đến cái ác, cái xấu. Nếu thống kê trong truyện Tạ Duy Anh thì mật độ những kẻ thủ ác và những chuyện làm ác quá nhiều. Không giết người thì cũng mưu toan chuyện giết người, hoặc chí ít cũng có suy nghĩ về cái chết của người khác. Điều này không khỏi khiến người đọc phải băn khoăn về chữ tâm của tác giả, còn bản thân Tạ Duy Anh thì cũng e ngại rằng phải chăng “mình đang làm người khác mệt mỏi”. Nhưng dường như cái tạng Tạ Duy Anh là thế! Ông thường đặt nhân vật của mình trong vòng xoáy của tội ác như một thủ pháp quen thuộc khi cầm bút. Với đầy rẫy những cái ác, cái xấu trong tác
42
phẩm, có thể nói không ngoa rằng viết về cái ác, cái xấu đã trở thành sở trường của nhà văn.
Lí do lớn nhất khiến Thiên thần sám hối gây sốc là trong tác phẩm này, sự thật nghiệt ngã về sự phi nhân tính của con người được lạnh lùng phơi bày với một mật độ đầy rẫy đến “chóng mặt”. Những chuyện mà bào thai nghe đƣợc, không câu chuyện nào là không nói về cái ác, cái xấu. Đó là:
Chuyện thứ nhất: Một cô gái nằm ở phòng đẻ khó với câu chuyện “bị thằng chó họ Sở nó lừa em. Nó có vợ ở quê rồi mà em thì cả tin. Khi bụng em ễnh ra nó khuyên em đi nạo. Em sợ nó chạy làng, cố giữ để ép nó nên mới ra cơ sự này”. Cô gái không hề có tâm trạng chờ đón đứa con của mình, thậm chí cô coi đó nhƣ một cục nợ mà “nó ra ngày nào em hết nợ ngày ấy”. Đang mang thai, sắp làm mẹ nhƣng những ý nghĩ về đứa con sắp chào đời của cô gái khiến người đọc không khỏi kinh tởm: “Nay em mang con anh ta trong bụng chẳng khác nào mang cục đá, mang cái nghiệp chướng. Em chẳng có tình cảm gì với nó sất. Giá nhƣ nó chết ngạt đi thì càng mừng”. Sau khi đẻ xong, cô ta “hằn học nhìn chiếc bọc lùng nhùng” rồi chuồn thẳng. Đó chẳng phải là con người phi nhân tính, sống với sự ác độc như một thói quen thì là gì nữa?
Chuyện thứ hai: Một thanh niên bị đâm nhưng người ta không thể xác định đó là đứa con thứ mấy trong gia đình vì “lão bố vung vãi con ở khắp nơi.
Hình nhƣ đám con chính thức của lão nghiện hút cả, thằng nào mặt cũng hầm hố, giọng rặt mùi máu. Trước sau bọn chúng cũng giết bố”.
Chuyện thứ ba: Một sản phụ đã ba lần thai chết lưu, tin rằng “con của anh ta đều bị bóp cổ trước khi ra đời” bởi sự trả thù của hồn ma một ả cave bị
“anh ta” (tức chồng cô) giết theo yêu cầu của sếp. “Trong khi ả cave đang tưởng tượng đến vòng về có một tập ngoại tệ - như mọi lần trước - thì chồng em chọc dao vào cổ cô ta, ngoáy nhanh mấy vòng để cắt đứt cuống họng. Sau
43
đó anh ấy dùng khăn bịt vào vết đâm đồng thời ôm ghì lấy ả nhƣ đôi trai gái đang tình tự. Cơn co giật giãy chết của ả, dưới con mắt ai đó qua đường vào giờ ấy, giống nhƣ sự ngúng ngẩy (nguẩy - TG) làm nũng”.
Chuyện thứ tư: Một gã con trai bước ra từ một chiếc ô tô sang trọng gầm lên với hai bà cháu ăn xin: “Đang chết dở vì trẻ con đây. Chúng nó chỉ chờ mình sơ suất một tẹo là chui ra rông rổng rồi ngoác miệng đòi cuộc sống, tương lai”. Rồi cũng chính gã trai đó sau khi con mình được đẻ ra đã dúi tiền để yêu cầu mụ chứng sinh đặt thằng bé là: Khốn Nạn (Trần Văn Khốn Nạn), mục người bố thì khai: Hi sinh.
Chuyện thứ năm: Một cô sinh viên lỡ có thai, bố đứa bé bày cô cách quấn bụng thật chặt. Cô lo lắng hỏi lại: “Thế nếu sau này con bị dị dạng thì làm thế nào?”. Anh ta đáp bằng giọng của người lọc lõi: “Nếu có cái chuyện kinh khủng ấy thì tống cổ nó ra rồi làm đứa khác. Chuyện ấy quá đơn giản” ,
“Nó có khác gì trứng vịt lộn đâu. Nếu cần anh sẽ chén luôn, thế là chẳng bỏ đi đâu tí nào. Của Sê-da trả cho Sê- da”. Cũng cô sinh viên ấy, khi đã bắt đầu yêu người khác liền “kiếm một liều thuốc tẩy gia truyền của một người dân tộc Mường trên Hòa Bình… Cái thai sảo ra đã rõ hình một đứa con trai. Nó không chờ đƣợc lâu bèn dùng tay kéo. Chả biết thế nào mà cái thai đứt đôi…
một nửa chiếc tay rơi tõm xuống hố phân và bị một con chó trực (chực - TG) sẵn tha đi”.
Chuyện thứ sáu: Một anh chàng đang cố gắng khuyên người yêu bỏ cái thai đi chỉ vì những ý nghĩ ích kỉ và vụ lợi cho riêng bản thân mình: “có con ra nó ỉa đái, đau ốm suốt ngày, làm sao anh thảnh thơi dồn tâm sức cho con đường công danh được. Mà lạ nhỉ, cần gì phải có con kia chứ. Xã hội hiện đại, già có nhà nước nuôi dưỡng. Cả một thời gian dài son rỗi hưởng tình yêu luôn luôn như tuần trăng mật, chả sướng hơn ư? Trẻ con là cái họa của các vĩ nhân đấy”.
44
Chuyện thứ bảy: Bà Phước, một phụ nữ nông thôn chất phác làm nghề buôn bán lông gà lông vịt, bị chồng coi “còn kém con chó nhà lão. Có lần đấm em xong lão bảo: “Đồ chó cái không biết đẻ! À, mà nếu mày là chó thì đã tốt, tao riềng mẻ lâu rồi”. Sau khi lên thành phố, bà Phước thành “vợ” của bốn bố con lão già, “chả biết thằng mả mẹ nào sơ xuất khiến bụng em ễnh ra”.
“Em đƣợc bồi dƣỡng bốn triệu đồng mà chỉ phải kí xác nhận đồng ý cho người ta ngâm cồn những đứa con chưa thành người của em. Giá được thêm vài bọc nữa thì em đủ tiền xây nhà”.
Chuyện thứ tám: Một “thằng tiến sĩ học ở Đức về mà ngu không để đâu cho hết. Mà quái đản lắm nhé. Đi ỉa cũng bắt lái xe đƣa đi. Một mình lão đặt tới bốn mươi ba tờ báo, tất nhiên tiền cơ quan, toàn loại báo có hình đàn bà.
Lão không đọc mà sờ…báo rồi cười hi hí. Dâm dê số một nhưng chỉ thích sờ thôi”.
Chuyện thứ chín: Cô Giang, người nằm ghép chung giường với mẹ kể câu chuyện về tổng biên tập của mình “phải lấy một người từng là tình nhân của cha nuôi mình” để đạt mục đích tiến xa trên con đường danh vọng, rồi lại chiếm đoạt chính cô Giang để thỏa mãn dục vọng của mình. Và suốt đời phải mang bộ mặt đạo đức giả để đóng vai “papa” của cô Giang.
Chuyện thứ mười: Một thanh niên đâm chết cha mình vì biết anh ta là kết quả của “một sự cƣỡng hiếp đáng tởm”, khi mẹ anh ta “còn là cô thôn nữ trinh trắng”.
Chuyện thứ mười một: Gã trưởng dân quân giết người chỉ vì gã không chịu nổi cảm giác thua kém người khác.
Đó là mười một câu chuyện được kể có đầu có đuôi trong tiểu thuyết Thiên thần sám hối. Còn rất nhiều những câu chuyện khác chỉ đƣợc nhắc thoáng qua nhƣng ấn tƣợng để lại về cái ác thì cũng không hề kém những câu chuyện chính trên, như: câu chuyện trên tivi “Ở một khu rừng người ta khai
45
quật đƣợc một hố chôn tập thể toàn xác đàn bà chửa và trẻ con. Cảnh tiếp theo là lời hô hào sẵn sàng nướng cả một dân tộc vì danh dự của một viên tướng thọt chân”; câu chuyện “quên kéo, quên gạc bông trong bụng bệnh nhân, cắt phéng của người ta quả thận trong khi chỗ đáng cắt lại để nguyên” của các y bác sĩ; hay chuyện người ta cô-vắc chiếc thai bảy tháng tuổi của một cô gái vừa đủ tuổi thành niên mà bố nó là cậu ruột cô gái,… Thật là toàn những câu chuyện kinh hoàng về tội ác!
Cũng trong Thiên thần sám hối, cái ác không chỉ hiển hiện trong một câu chuyện cụ thể mà có khi hiện lên trong một ý nghĩ thoáng qua của nhân vật.
Nghĩa là không chỉ có hành động ác mà còn có cả những ý nghĩ rất ác. Nhƣ:
“Cái lão sếp của anh cứ ốm quặt ốm quẹo mà chả chết cho. Hắn không chết thì anh còn phải chờ”; hay “Làm gì có thứ đàn ông đứng đắn, lại còn bao dung nữa. Có là họan quan!” (bà khám đẻ). Ngay cả lời bình luận của nhân vật xƣng “tôi” cũng không còn giữ đƣợc sự khách quan khi nghiêng về khuynh hướng “nhìn đâu cũng thấy ác”, như ở chi tiết các ông bố đứng ngoài ngó vào phòng tắm trẻ lại được bình luận là “Chắc họ muốn xem trước kẻ sẽ giết mình sau này”. Có thể nói, ấn tƣợng đọng lại trong cuốn tiểu thuyết này không phải là một nhân vật cụ thể nào (bởi nhân vật nào cũng chỉ thoáng qua, không lai lịch, không cá tính), cũng không phải là một câu chuyện cụ thể nào trong số những câu chuyện mà bào thai nghe ngóng đƣợc (bởi câu chuyện nào cũng “đáng sợ” nhƣ nhau). Ấn tƣợng đọng lại chính là sự căng thẳng và nhức nhối của cái ác ngập tràn, bởi ở tác phẩm này nhà văn đã chủ tâm “đặt nhân vật trong vòng xoáy tội ác”.
Đúng nhƣ Tạ Duy Anh đã viết trong lời tựa: “Nếu đọc xong quý vị vẫn không tin thì cũng không sao. Quan trọng chính là ở chỗ quý vị sẽ còn ám ảnh về chuyện có thể tin được hay không?”. Quả là người đọc đã bị ám ảnh bởi sự nghẹt thở của cái ác lan tràn trong cuốn tiểu thuyết này. Cái ác, cái xấu đầy
46
rẫy khiến người đọc cảm thấy nặng nề và lo sợ. Sự ám ảnh này chính là kết quả của thủ pháp đặt nhân vật trong vòng xoáy tội ác. Đúng là một “vòng xoáy” thật bởi dường như cái ác trước lại chính là tiền đề để cái ác sau ra đời nhƣ một hệ lụy tất yếu.
Tuy không đậm đặc nhƣ Thiên thần sám hối nhƣng các nhân vật trong những cuốn tiểu thuyết khác của Tạ Duy Anh cũng đƣợc đặt vào vòng xoáy của tội ác. Trong Lão Khổ, Tƣ Vọc nằm ác mộng mà giết phải em mình, do tưởng nhầm là giết được lão Khổ. Với Tạ Duy Anh, thế gian này đầy rẫy những điều ác, làm ác, sống trên cuộc đời trần thế này chẳng khác gì sống giữa một cái lò sát sinh nên hình phạt với lão Khổ chính là “bắt về trần sống tiếp”. Hóa ra, sự trừng phạt khủng khiếp nhất không phải là lưu đày tù ngục, hay cái chết, mà chính là “bắt về trần sống tiếp”. Rõ ràng, trong quan niệm của Tạ Duy Anh, cuộc sống đầy rẫy những cái xấu, con người sống trong vũng bùn nhầy nhụa, trong sự giằng co của những đau khổ xoay tròn.
Trong Đi tìm nhân vật, nhân vật Mặt Đen là sự hiện hữu của loại tâm hồn “vĩnh viễn bị dìm trong bóng tối”. “Hắn có một khả năng rất kì lạ: vạch ra những thói xấu của người khác, nhất là những trò ma quỷ. Tự tay hắn giết hàng trăm con chó mực vào mùa phối giống, hắn bố trí cho hai thằng bạn cƣỡng dâm một cô bạn gái để đứng ngoài quan sát biểu hiện thú vật của con người”.
Mở đầu Giã biệt bóng tối là hàng loạt những tai họa ập xuống ở làng Thổ Ô với hàng loạt cái chết tai ương. Những người chết như lão Tung, San chó, ông Thìn, bà Hường, lão Phụng, lão Định tất cả đều do đã từng làm việc xấu, việc ác với thằng bé Thượng. Lão Tung nỡ tâm hất phân vào người một đứa bé để đỡ cơn giận không bán đƣợc phân. Thằng San chó vô cớ bắt một đứa trẻ về làm người ở cho nhà mình. Ông Thìn nói dối một đứa trẻ để nó đi lang thang không có chỗ ngủ, còn mình thì dùng chỗ của nó mà hú hí với tình
47
nhân. Bà Hường với tính xấu hay chửi đổng những người hơn mình, đang tâm nỡ vứt thành quả lao động của một đứa bé lang thang để lấy cái buồn của nó làm trò vui cho mình. Lão Phụng ngủ với cả con dâu. Lão “Định mắm” ăn trộm tiền của một đứa bé lang thang không cửa không nhà. Trong Giã biệt bóng tối, kể cả nhân vật đƣợc tác giả gọi hẳn là “nhân vật phụ thứ nhất”,
“nhân vật phụ thứ hai” thì cả hai nhân vật phụ này cũng hiện lên với đầy rẫy tật xấu. Nhân vật phụ thứ nhất - “gã đào mỏ”, không chỉ đào mỏ của “bà lớn”
mà còn định trộm luôn cả đống tài sản kếch xù của bà. Nhân vật phụ thứ hai - nhà thiết kế, bất tài nhƣng vì tiền sẵn sàng cung phụng cả những ý nghĩ quái gỡ của khách hàng với triết lí “mày điên nhƣng tiền của mày không điên là đƣợc”.
Đó là chƣa kể sự xuất hiện rất đặc biệt của nhân vật không tên, “kẻ ẩn mình trong bóng tối” (nhân vật xƣng “tao” trong truyện), xuất hiện khi con người gặp sự đau khổ, bực tức, thù hận để “lôi kéo” người đó vào phe của mình với niềm tin rồi trước sau gì bóng tối cũng thống trị thế gian: “Bóng tối trước sau cũng tràn ngập và loại người như tao sẽ là chúa tể” [3, tr.146]. Chủ đích nhà văn là xây dựng các nhân vật mang tính chất đối lập: bóng tối đối lập với tâm hồn trong sáng, thánh thiện của thằng bé Thƣợng và tấm lòng bao dung của cô gái điếm. Nhƣng khổ nỗi, nhân vật để lại ấn tƣợng sâu sắc hơn cả cho người đọc lại là nhân vật bóng tối với những lí lẽ phân tích sắc sảo, với những lập luận sắc bén. Qua lời nhân vật bóng tối, xã hội con người hiện lên với đầy rẫy những loại người xấu: bọn học gạo, chạy bằng cấp, bọn xin nhà, xin chức vụ, xin lương bổng, xin đề tài ma, xin dự án cọp… “Đừng có dơ dáng nhƣ cái đám trí thức nửa mùa thèm tiền thèm quyền chết cha nhƣng lại ra cái vẻ khí khái. Tao chỉ cần ném ra một đồng xu kêu leng keng là các hèn đại nhân hiện nguyên hình ngay. Mày đã thấy bầy vịt tranh nhau mồi bao giờ chƣa. Chúng giằng giật miếng ăn từ miệng nhau, thậm chí móc họng nhau.
48
Đấy, cái đám tinh hoa nước nhà là thế đó, đừng có lên mặt cao giá, cao niên, cao đạo, đạo điệc điếc đít bọ” [3, tr.144]. Đặc biệt nhân vật này nhắc đi nhắc lại tính diễn kịch và trò hề của cuộc sống. Tạ Duy Anh đã trình bày quan niệm về tật xấu và tội ác của con người đầy rẫy khắp nơi khi để nhân vật bóng tối nói rằng “tao không chỉ là tao mà còn là mọi người”.
Sử dụng thủ pháp “đặt nhân vật trong vòng xoáy tội ác”, Tạ Duy Anh không chỉ nêu những biểu hiện của cái ác, những biến thể của tội ác qua các câu chuyện kể mà nhà văn họ Tạ còn cố gắng đi tìm những nguyên nhân phát sinh tội ác và lí giải tội ác của con người. Trong Thiên thần sám hối, Tạ Duy Anh đã để cho nhiều nhân vật nghĩ về lí do gây nên tội ác theo cách của riêng mình. Bào thai thì nghĩ: “Có những hiện thực nằm ngoài mọi trí tưởng tượng về một xã hội văn minh: đói khát, bệnh tật, thảm sát tập thể, làm bia đỡ đạn với triệu triệu tỉ tỉ những ý nghĩ vụ lợi, hèn nhát, lừa đảo, độc ác, sát nhân…mỗi ý nghĩ nhƣ một thứ độc tố làm biến dạng tất thảy, quái dị hóa tất thảy”. Người mẹ của bào thai thì cho rằng: “Cái ác chính là sự trả thù của những người từng bị giết từ trong ý nghĩ vì sự ích kỷ”. Cô phóng viên Giang thì cho rằng “Khi mục đích thiêng liêng bị đánh tráo, bị đem ra ngã giá thì nó biến thành con đường của tội ác”. Hay chàng trai khuyên người yêu mình bỏ thai vì cho rằng bản thân thế giới này vốn đã độc ác từ trong bản chất: “Thế giới này thuộc về quỷ dữ, độc ác, lạnh lùng và tàn khốc lắm. Chúng ta trót đƣợc sinh ra thì phải cố mà chịu đựng”.
Trong Đi tìm nhân vật, Tạ Duy Anh còn cố gắng chỉ ra nguồn gốc sâu xa của tội ác khi viết lại một số truyện dân gian, những truyện đƣợc xem là “bản sắc dân tộc” nhƣng thực ra lại gieo mầm cái ác mà không ai để ý. Những câu chuyện dùng làm vĩ thanh này chính là cách trình bày đầy ẩn ý của tác giả về nguồn gốc tội ác. “Chính những truyện cổ tích đã có mầm mống vinh thăng tội ác, ca tụng việc “ác giả ác báo”, mà Tấm Cám là một ví dụ. Trong những